Cách trồng hoa lan tỏi tại nhà, nở hoa quanh năm
Kích thước chữ
Cách trồng hoa lan tỏi trong chậu và chăm sóc cây nở hoa đẹp thơm lâu khá đơn giản với một số yếu tố cơ bản về cách giâm cành, làm đất cũng như chăm bón cho cây. Theo quan điểm phong thủy thì việc chăm sóc và thưởng thức sắc hoa tuyệt đẹp từ cây lan tỏi còn mang lại may mắn và bình an cho gia đình.
Vậy để tiến hành trồng hoa lan tỏi cho người mới bắt đầu cần chuẩn bị những yêu cầu về đất trồng, ánh sáng, nước tưới và dinh dưỡng như thế nào? Sau đây là các thông tin hướng dẫn trồng hoa lan tạo điểm nhấn thú vị cho không gian sống trong nhà chi tiết hơn từ Sinh Học AQ mời mọi người cùng đọc thêm nhé!
Tìm hiểu tổng quan về cách trồng hoa lan tỏi

Cách trồng hoa lan tỏi nở hoa với vẻ đẹp dịu dàng và mùi hương đặc trưng ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều người nhằm trang trí, làm đẹp hơn cho không gian sống. Cây lan tỏi mỗi lần ra hoa thơm ngát còn mang đến ý nghĩa phong thủy tốt lành, giúp xua đuổi tà khí và thu hút may mắn.
Cây hoa lan tỏi là cây gì?
Cây lan tỏi (dây ánh hồng) thuộc họ hoa lan với đặc tính dây leo và có mùi hương giống tỏi. Cây hoa lan tỏi có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới ở Châu Phi, phát triển thuận lợi ở những nơi có khí hậu ấm áp, độ ẩm cao và điều kiện đất đai màu mỡ.
Ý nghĩa về phong thủy của hoa lan tỏi
🔷 Cây lan tỏi là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, sự kiên cường và nghị lực với khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ ngay cả trong những điều kiện khó khăn. Khi nở, hoa lan tỏi thường mọc thành từng chùm đan xen, tượng trưng cho sự gắn kết, đoàn kết và tình yêu thuần khiết, thủy chung.
🔷 Hình ảnh cây lan tỏi từ lâu đã gắn liền với niềm tin rằng loài cây này có thể bảo vệ gia đình khỏi những điều xui xẻo, vận rủi. Vì vậy, cây lan tỏi thường được trồng trước cửa nhà hoặc trong vườn nhằm thu hút những điều may mắn, tài lộc và sức khỏe. Cây lan tỏi không chỉ được ưa chuộng vì vẻ đẹp và hương thơm mà còn vì ý nghĩa phong thủy tốt lành mà nó mang lại.
Những đặc điểm tiêu biểu của cây hoa lan tỏi
▶️ Cây lan tỏi chủ yếu có hai màu hoa là tím và vàng trong đó màu tím rất phổ biến. Và màu sắc hoa có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng và thời tiết. Những bông hoa lan tỏi thường có màu tím nhạt đôi khi có một chút sắc hồng hoặc trắng tạo nên một khung cảnh thơ mộng.
▶️ Cây lan tỏi là loại cây dây leo thân mềm và có chiều cao trung bình từ 2 đến 5m. Thân cây leo bám vào tường, giàn leo, cổng vòm nhờ vào các tua cuốn của mình do đó cây có thể dễ dàng phát triển trong những không gian có sự hỗ trợ của giàn leo hoặc cây khác để bám vào.
▶️ Lá của cây lan tỏi có hình dạng bầu dục, hai đầu lá nhọn, giòn và có màu xanh đậm. Đặc biệt, lá của cây lan tỏi có một mùi đặc trưng giống như mùi tỏi tạo nên một đặc trưng riêng biệt cho loài cây này. Vào mùa đông, cây lan tỏi thường rụng lá giúp cây duy trì năng lượng trong những tháng lạnh.
▶️ Hoa lan tỏi mọc thành chùm, mỗi chùm hoa có khoảng 15 đến 20 bông hoa nhỏ xinh có màu sắc chuyển từ tím đậm đến tím nhạt, đôi khi là trắng hoặc hồng nhạt. Cây lan tỏi thường ra hoa vào đầu mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 12) và hoa thường nở dày đặc, che phủ cả các cành già của cây.
Tác dụng của cây lan tỏi đối với sức khỏe
Bên cạnh vẻ đẹp và ý nghĩa phong thủy, cây lan tỏi còn được biết đến với những công dụng trong y học như giảm đau, trị cảm cúm:
- Các bộ phận của cây như lá, hoa, thân được sử dụng để làm thuốc trị các bệnh về xương khớp, viêm khớp, đau nhức lưng, cổ. Cây lan tỏi có tác dụng làm giảm sự viêm nhiễm, giúp xoa dịu cơn đau và cải thiện khả năng vận động của các khớp xương.
- Cây lan tỏi có tính kháng khuẩn nên thường được dùng để điều trị các chứng bệnh cảm cúm, ho, viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản. Nước sắc từ lá và hoa cây lan tỏi có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và giảm sưng viêm do nhiễm trùng.
Chuẩn bị cho cách trồng hoa lan tỏi như thế nào?

Hoa lan tỏi trồng chậu nở rộ với phương pháp gieo cây giống đơn giản. Tuy nhiên trước khi tiến hành trồng hoa mọi người cần chuẩn bị đất trồng, cây giống và chậu cây phù hợp:
Phương pháp trồng cây lan tỏi
▶️ Hoa lan tỏi có dễ trồng không? Cây lan tỏi có thể được nhân giống bằng phương pháp nào? Việc trồng lan tỏi được thực hiện khá đơn giản với cách giâm cành.
▶️ Mọi người cần chọn những cành khỏe mạnh, cắt thành đoạn dài từ 10 đến 15 cm. Sau đó cắm cành lan vào đất có độ ẩm thích hợp khoảng 2 đến 3 tuần, cây sẽ bắt đầu ra rễ và phát triển.
Chuẩn bị cây giống
▶️ Khâu chọn giống chất lượng sẽ là điều kiện tiền đề cho cây lan tỏi phát triển khỏe mạnh và ra hoa đẹp. Bà con ưu tiên lựa chọn cây giống từ những vườn ươm uy tín, đảm bảo cây không mang mầm bệnh để sinh trưởng tốt. Hoặc thực hiện tự nhân giống từ cây mẹ khỏe mạnh bằng phương pháp chiết cành, giâm cành.
Chuẩn bị chậu trồng phù hợp
▶️ Lan tỏi là loài cây leo có sức phát triển mạnh vì vậy cần nên chọn loại chậu có kích thước tiêu chuẩn cho hoa lan với thiết kế có lỗ thoát nước để hạn chế tình trạng úng rễ.
▶️ Chậu bằng sứ, đất nung có ưu điểm giữ ẩm tốt hơn các loại chậu bằng nhựa. Tiến hành sang chậu to hơn vào mùa xuân cho cây khi kích thước cây đã lớn hơn, giúp tạo điều kiện để cây thích nghi và phát triển mạnh.
Chuẩn bị đất trồng
▶️ Đối với cách trồng cây hoa lan tỏi nên chọn đất thịt pha cát với ưu điểm tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Thực hiện cải tạo đất bằng cách trộn thêm phân chuồng hoai mục, xơ dừa và vỏ trấu để tăng cường độ tơi xốp và dinh dưỡng.
▶️ Mọi người cải tạo đất và phơi ải, bón lót trước khi trồng khoảng 15-20 ngày để xử lý mầm bệnh trong đất, tránh gây hại cho cây con. Tỷ lệ đất trồng hoa lan tỏi trong chậu thích hợp cho cây nở hoa đều quanh năm là 6 phần đất thịt + 3 phần đất mùn + 1 phần khoáng chất.
Hướng dẫn chi tiết các bước cho cách trồng hoa lan tỏi trong chậu

Sau đây là hướng dẫn trồng cây lan tỏi trong chậu nhanh ra hoa và tươi tốt với các bước gồm:
Bước 1: Giâm cành hoa lan tỏi
➡️ Khi bắt đầu trồng hoa lan tỏi ngoài cách mua cây giống mọi người có thể tự nhân giống cây lan bằng phương pháp giâm cành.
➡️ Chọn cành để giâm bà con nên chọn những cành bánh tẻ, không quá non cũng không quá già với 2-3 mắt ngủ.
➡️ Cắt cành theo chiều xéo một đoạn để diện tích tiếp xúc với giá thể lớn hơn giúp cây dễ dàng ra rễ hơn.
➡️ Cắm cành vào giá thể tơi xốp, có độ ẩm vừa phải để đảm bảo cành giâm dễ dàng bén rễ.
Bước 2: Cho đất vào chậu trồng hoa lan tỏi
➡️ Sau khi đã chuẩn bị cây giống, chậu và làm đất, mọi người cho đất vào chậu.
➡️ Trước khi cho đất mọi người rải một lớp sỏi hoặc đá vụn ở đáy chậu để hạn chế úng rễ hiệu quả.
Bước 3: Trồng cây con vào chậu
➡️ Sau khoảng 15-20 ngày cành giâm bắt đầu ra chồi và mọc rễ.
➡️ Khi cây con đã phát triển ổn định có thể bứng cành giâm ra và trồng vào chậu đã chuẩn bị sẵn.
Bước 4: Tưới nước cho cây
➡️ Sau khi trồng cây lan tỏi vào chậu, hãy tưới đẫm nước cho cây để giúp cây dễ dàng thích nghi với môi trường mới, hạn chế tình trạng cây héo hoặc còi cọc.
➡️ Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều nước để tránh tình trạng ngập úng thối rễ và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Hướng dẫn chăm sóc cây hoa lan tỏi sau khi trồng chậu tại nhà

Dưới đây là một số bước hướng dẫn cụ thể đối với cách trồng và chăm sóc hoa lan tỏi hiệu quả, giúp cây phát triển khỏe mạnh, ra hoa đẹp và bền lâu:
Tưới nước cho cây lan tỏi
Sau khi trồng, việc tưới nước cho cây lan tỏi rất quan trọng. Tuy nhiên, cần phải điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp với từng mùa và tình trạng cây:
- Mùa hè: Vào mùa hè khi trời nắng nóng, cây cần nhiều nước hơn để duy trì độ ẩm trong đất. Do đó mọi người có thể duy trì tưới nước 2-3 lần mỗi ngày đặc biệt là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới buổi trưa dễ làm hỏng lá cây do nắng quá mạnh.
- Mùa đông: Vào mùa đông, cây lan tỏi sẽ phát triển chậm hơn và không cần lượng nước quá nhiều. Duy trì tưới khi thấy đất khô, tránh để cây bị ngập úng gây ra thối rễ.
🚨 Lưu ý: Đảm bảo rằng đất trong chậu hoặc khu vực trồng cây có khả năng thoát nước tốt vì cây lan tỏi không chịu được tình trạng ngập úng. Tưới nước vừa đủ để đất ẩm, không nên để đất quá ướt hoặc bị khô hạn quá lâu.
Ánh sáng và vị trí trồng cây
Cây lan tỏi cần ánh sáng để phát triển khỏe mạnh nhưng tránh để cây phải chịu ánh nắng gắt trực tiếp vào giữa trưa. Trường hợp trồng chậu, mọi người cần đặt cây ở gần cửa sổ hoặc nơi có ánh sáng tự nhiên. Nếu trồng cây ngoài vườn, hãy chọn nơi có nắng sáng và bóng râm nhẹ vào giữa trưa.
Bón phân cho cây lan tỏi
Để cây lan tỏi phát triển mạnh mẽ và cho nhiều hoa đẹp cần bổ sung chất dinh dưỡng cho đất qua các lần bón phân. Thực hiện duy trì bón phân cho cây cách 2-3 tháng một lần, đặc biệt sau mỗi đợt cắt tỉa. Nếu cây có biểu hiện thiếu chất như lá vàng, kém phát triển cần bổ sung các loại phân hữu cơ và vi lượng để cải thiện sức sống cho cây.
Bổ sung dinh dưỡng Bloom cho cây hoa lan tỏi: Pha 25-50ml Bloom hòa tan cùng 20-30l nước sau đó bà con thực hiện phun đều phần tán lá hoặc tưới dưới gốc cây ổi khoảng 2-3 lần trước khi ra hoa, định kỳ 10-15 ngày/lần.
Cắt tỉa cây hoa lan tỏi
Cắt tỉa cành lá nhằm duy trì sự phát triển khỏe mạnh của cây, tạo điều kiện cho cây ra hoa đẹp và phòng ngừa sâu bệnh. Cắt bỏ lá và cành khô, cành hỏng hoặc bị sâu bệnh để tránh lây lan mầm bệnh và giúp cây tập trung vào việc phát triển chồi non. Thực hiện tỉa cành thường xuyên giúp cây thông thoáng và dễ dàng ra hoa hơn.
Phòng ngừa sâu bệnh cho cây hoa lan tỏi
Cây lan tỏi không quá dễ bị sâu bệnh tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cây nhiễm phấn trắng hoặc bệnh mốc sương.
- Phòng bệnh: Phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh vào đầu mùa mưa với tỷ lệ 250ml Phy FusaCo với 600 lít nước sử dụng định kỳ 15-30 ngày/lần để bảo vệ cây hoa khỏi nấm bệnh hiệu quả.
- Sâu bệnh: Phun phòng các loại sâu hại, bà con pha 10g Mebe Pa hòa tan cùng 20 lít nước sạch và phun đều định kỳ 15-30 ngày/lần cho cây hoa, hoặc phun trị với 20g Mebe Pa hòa tan 20 lít nước sạch, phun ướt đều thân – cành – tán lá, vùng dưới tán cây định kỳ từ 5 – 10 ngày/lần.
Thay chậu định kỳ
Sau khoảng 2-3 năm khi cây phát triển với kích thước lớn hơn, mọi người nên thay chậu cho cây để cung cấp không gian phát triển mới cho bộ rễ. Khi thay chậu cần lựa chọn chậu có đường kính lớn hơn chậu cũ khoảng 5-10 cm để cây có đủ không gian phát triển. Thay đất trong chậu cũ bằng đất mới tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt giúp cây có môi trường sinh trưởng tốt và duy trì sức khỏe lâu dài.
Một số câu hỏi liên quan đến cách trồng hoa lan tỏi
Xoay quanh việc trồng giống hoa lan tỏi, AQ Bice sẽ giải đáp một số thắc mắc về loài hoa này như sau:
Phương pháp trồng hoa lan tỏi
Cây lan tỏi chủ yếu được trồng bằng phương pháp giâm cành với đoạn cành được cắt từ cây mẹ khỏe mạnh, có chiều dài từ 10 – 15cm. Sau đó cắm cành vào đất ẩm để kích thích sự phát triển của rễ. Khoảng 15 đến 20 ngày, cây bắt đầu ra rễ và có thể chuyển sang trồng chậu để phát triển và ra hoa.
Cây lan tỏi nên được trồng ở đâu?
Vị trí phù hợp cho hoa lan tỏi sinh trưởng, nở hoa thường là những khu vực thoáng mát và có nhiều ánh sáng mặt trời. Mọi người có thể trồng cây gần các giàn leo, cổng vòm hoặc tường rào để cây có không gian leo bám và phát triển mạnh mẽ.
Cây hoa lan tỏi nở vào tháng mấy?
Lan tỏi thường ra hoa tập trung vào đầu mùa khô từ tháng 10 đến tháng 12 hoặc giữa mùa mưa với những chùm hoa phủ kín giàn vô cùng đẹp mắt.
Tuy nhiên, hoa lan tỏi chỉ nở trong một khoảng thời gian ngắn, từ 4 đến 5 đợt trong năm và mỗi đợt hoa kéo dài khoảng 1 tháng. Sau đó hoa tàn, rụng hàng loạt và cây cần thời gian phục hồi trước khi tiếp tục chu kỳ ra hoa mới.
Nguyên nhân nào khiến cây lan tỏi không ra hoa?
Có nhiều nguyên nhân khiến cây lan tỏi không ra hoa trong đó phổ biến nhất là do điều kiện môi trường và cách chăm sóc chưa phù hợp:
- Lan tỏi là loài ưa nắng, trong trường hợp cây không được tiếp xúc đủ ánh sáng mặt trời (ít nhất 6 giờ mỗi ngày), quá trình hình thành nụ sẽ bị hạn chế, dẫn đến việc cây chỉ phát triển lá mà không ra hoa.
- Ở những nơi có khí hậu lạnh hoặc nhiệt độ thấp vào ban đêm cây khó ra hoa và chỉ trổ hoa trở lại khi thời tiết ấm lên (mùa xuân hoặc hè).
- Đất quá nghèo dinh dưỡng, không thoát nước tốt có thể khiến cây chậm phát triển và khó ra hoa. Việc cắt tỉa không đúng thời điểm hoặc quá thường xuyên có thể làm mất đi các mắt ngủ, làm giảm khả năng phát triển hoa.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cho cách trồng hoa lan tỏi từ Công ty AQ với những bước đơn giản, hy vọng mọi người có thể áp dụng ngay cho giàn hoa nở rộ tại vườn nhà mình. Trồng hoa lan tỏi không quá khó nhưng đòi hỏi chăm sóc đúng cách và kiên trì để cây phát triển khỏe mạnh và ra hoa rực rỡ. Hãy bắt đầu với một chậu lan tỏi và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên ngay trong khu vườn hoặc ban công của mình nhé!