Cách trồng hoa hồng trong chậu và chăm sóc hoa nở cả năm

Cách trồng hoa hồng trong chậu và chăm sóc hoa nở cả năm

15/05/2023

Kích thước chữ

Cách trồng hoa hồng trong chậu có cần đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật? Và cách chăm sóc cho cây sau khi trồng sẽ như thế nào? Mời bà con cùng AQ tham khảo bài viết với nhiều thông tin cụ thể sau nhé!

Giới thiệu về cách trồng hoa hồng trong chậu

Cách trồng hoa hồng trong châu là một phương pháp trồng hoa phổ biến ở nhiều hộ gia đình, vì vẻ đẹp của loài hoa này rất được nhiều người ưa chuộng. Phương pháp này giúp giải quyết được vấn đề về không gian trồng hoa trong nhà bởi nó tận dụng những khu vực nhỏ hẹp như ban công, cửa sổ,…

Cách trồng hoa hồng trong chậu và chăm sóc hoa nở cả năm
Hoa hồng trồng trong chậu giúp đem lại sự thẩm mỹ cho công trình, tối ưu không gian, không chiếm nhiều diện tích, đem lại sự thoải mái, thư giản

Cây hoa hồng thuộc loại cây lâu năm nên trồng vào thời vụ chính là vụ xuân từ tháng 2 tới tháng 4 và vụ thu vào tháng 9 tới tháng 10. Cách trồng và chăm sóc hoa hồng trong chậu cũng không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật phức tạp nên sẽ phù hợp với những ai thích loại hoa này.

Những đặc điểm riêng của cây hoa hồng trồng trong chậu

Hoa hồng với vẻ đẹp tinh tế và hương thơm nổi bật luôn thu hút sự quan tâm và ngắm nhìn của mọi người. Hiện nay hoa hồng được trồng nhiều trên thế giới với nhiều giống hoa độc đáo, các kích cỡ, màu sắc khác nhau.

Hoa hồng có nguồn gốc từ châu Á, một số ít từ Châu u, Bắc Mỹ,… Đây là nhóm thân gỗ cây bụi thấp, cây hoa hồng có nhiều cành và gai. Lá có răng cưa với màu xanh đậm hoặc nhạt. Đây là loài hoa lưỡng tính, có cả nhị đực và cái trên cùng một hoa.

Các tiêu chuẩn khi tiến hành cách trồng hoa hồng trong chậu

Khi thực hiện kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu tại nhà, bà con hãy đảm bảo các tiêu chuẩn sau để cây phát triển tốt và cho hoa đẹp:

Tiêu chuẩn chọn chậu trồng hoa hồng

Cách trồng hoa hồng trong chậu và chăm sóc hoa nở cả năm
Để trồng hoa hồng cần chuẩn bị chậu có kích thước, kiểu dáng phù họp với thiết ké của công trình, như vậy sẽ mang lại sự thẩm mỹ và đẹp hơn cho công trình

Khi chọn chậu trồng hoa hồng, cần lưu ý đến các yếu tố sau đây để đảm bảo rằng cây hoa hồng của sẽ phát triển tốt và cho hoa đẹp:

Kích thước chậu: Chọn chậu có kích thước phù hợp với kích thước của cây hoa hồng và với không gian dành để trồng hoa.

Chất liệu chậu: Chọn chậu làm bằng vật liệu thoáng khí, để đất trong chậu có thể thoát hơi nước và giúp cây hoa hồng phát triển tốt hơn. Một số vật liệu phổ biến cho chậu trồng hoa hồng là gốm sứ, gốm nung, nhựa, đất sét.

Kiểu dáng chậu: Chọn kiểu dáng chậu phù hợp với phong cách trang trí của mỗi người. Chậu có thể có hình dáng truyền thống, hoặc có thiết kế hiện đại và sang trọng.

Độ sâu của chậu: Chọn chậu có độ sâu phù hợp để có đủ không gian cho hệ rễ của cây phát triển.

Chọn giống hoa hồng trồng trong chậu

Cách trồng hoa hồng trong chậu và chăm sóc hoa nở cả năm
Hoa hồng trồng bằng chậu tại nhà nên chọn những giống hoa dễ trồng, có khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiên môi trường, không bị sâu bệnh

Chọn giống hoa hồng trồng trong chậu phù hợp với sở thích và mục đích trồng của mọi người, đặc biệt là giống cây có kích thước phù hợp với kích thước của chậu trồng. Nên chọn giống hoa hồng có sức đề kháng cao, phù hợp với điều kiện ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ và đất ở địa phương của mọi người.

Những giống hoa hồng bản địa dễ sống với điều kiện thời tiết nước ta như hồng cổ Sapa, hồng đào cổ, hồng cổ Vân Khôi, hoa hồng quế, hồng tầm xuân Bắc, hoa hồng bạch cổ,…

Chọn vị trí đặt chậu hoa hồng

Cách trồng hoa hồng trong chậu và chăm sóc hoa nở cả năm
Chậu hoa hồng nên đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời

Vị trí của chậu cây hoa hồng nên được đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời ít nhất 6 giờ mỗi ngày. Nên xoay chậu cây thường xuyên để cây mọc không bị đổ nghiêng theo phía ánh sáng. Đảm bảo các nhóm hoa hồng cần đặt cách nhau từ 50 – 60 cm để cây có không gian phát triển tốt hơn.

Tiêu chuẩn chọn đất để trồng hoa hồng trong chậu

Cách trồng hoa hồng trong chậu và chăm sóc hoa nở cả năm
Đất trồng hoa hồng nên chuẩn bị loại đất có độ tơi xốp, khả năng thoát nước tốt

Cần chọn đất hoặc giá thể có khả năng thoát nước tốt, không gây ngập úng, thối rễ. Đặc biệt đất trồng cần độ tơi xốp cho cây dễ phát triển. Nên chọn phân hữu cơ hoai mục để lót dưới giá thể trước khi tiến hành trồng cây hoa hồng.

Hướng dẫn cách trồng hoa hồng trong chậu qua từng bước

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên vật liệu cần thiết, quý bà con hãy tiến hành các bước sau để trồng hoa hồng trong chậu.

Xử lý giá thể để trồng hoa hồng trong chậu

Đảm bảo giá thể thoát nước tốt để không gây ngập úng cho cây đồng thời cần giữ độ ẩm trong đất ở mức phù hợp. Tỷ lệ chất hữu cơ và đất cần đảm bảo không làm nặng bí cho rễ cây.

Công thức cho hỗn hợp đất trồng cây hoa hồng trong chậu như sau: Đất sạch 50%, trấu hun 20%, phân trùn quế 30%, hoặc xơ dừa 40%, trấu hun 10%, phân trùn quế 30%, viên đất nung 20%.

Tiến hành trồng hoa hồng vào trong chậu

Tiến hành kê mảnh sành có độ cong vào dưới đáy chậu. Rải đất xuống dưới hoặc dùng trấu, than tổ ong để lót bên dưới.

Khi trồng cây cần lấp nhẹ đất vào quanh gốc rồi ấn nhẹ nhàng để cây đứng vững, cẩn thận không làm đứt rễ cây.

Trồng cây xong cần tiến hành tưới đẫm nước.

Nếu trồng hoa hồng vào mùa nắng thì nên dùng lưới đen hoặc rơm rạ để che chắn cho cây trong vòng 2-3 tuần giúp cây phục hồi tốt hơn.

Cách trồng và chăm sóc hoa hồng trong chậu cho hoa nở cả năm

Cách trồng hoa hồng trong chậu và chăm sóc hoa nở cả năm
Khi chăm sóc cây hoa hồng cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng như ánh sáng, nước tưới, phân bón, cắt tỉa cành,….

Chăm sóc cây hoa hồng sau khi trồng trong chậu có thể được thực hiện theo các bước sau đây:

Ánh sáng: Hoa hồng cần ít nhất 6 giờ tắm nắng mỗi ngày để phát triển tốt.

Tưới nước: Mọi người nên tưới nước cho cây bằng vòi phun nhẹ vào mỗi buổi sáng. Không tưới vào thời điểm quá trễ sẽ dễ tạo điều kiện cho sâu bệnh sinh sôi, phát triển.

Bón phân: Nên bổ sung phân cho cây hoa hồng vào mỗi giai đoạn khác nhau tùy vào lượng đất và kích thước của cây. Nên tạo rãnh xung quanh thành chậu khoảng 3-5 cm để có không gian rải phân, lấp đất và tưới nước cho cây.

Sâu bệnh và côn trùng: Cây hoa hồng thường dễ bị sâu bệnh và côn trùng phá hoại, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra và xử lý khi phát hiện dấu hiệu của chúng.

Tạo hình cho cây: Khi cây hoa hồng trồng trong chậu đã sinh trưởng cao dần, mọi người cần cắt tỉa để tạo hình theo sở thích của mình.

Thay chậu định kỳ: Khi thấy cây hoa hồng đã quá lớn so với chậu cây thì cần chuyển chúng sang những chậu phù hợp hơn. Có thể tiến hành thay chậu vào mùa xuân hoặc mùa thu nhằm đảm bảo không gây ảnh hưởng cho quá trình phát triển của cây.

Cắt tỉa: Cần loại bỏ những bông hoa đã chết, các cành bị gãy, khuất tán, bị thoái hóa. Việc cắt tỉa cần được thực hiện tốt nhất là vào đầu mùa khi thấy chồi cây đã phình ra.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp quý bà con những thông tin bổ ích về cách trồng hoa hồng trong chậu. Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ sẵn sàng hỗ trợ mọi người về các kỹ thuật canh tác, cung cấp sản phẩm phòng trị sâu hại bệnh hại trên cây trồng qua Hotline: (028) 8889 7322.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *