Cách trồng chanh dây trong chậu tại nhà mau ra trái
Kích thước chữ
Cách trồng chanh dây trong chậu là hình thức trồng phổ biến được nhiều người áp dụng, đặc biệt với những hộ gia đình không có vườn rộng để trồng thì việc trồng chanh ở trong chậu sẽ giúp tối ưu không gian và dễ dàng chăm sóc.
Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bà con thực hiện cách trồng cây chanh dây trong chậu, nên chuẩn bị những gì và chăm sóc sau trồng nhằm giúp cây phát triển khỏe mạnh, đảm bảo năng suất.
Tìm hiểu về cách trồng chanh dây trong chậu

Cách trồng chanh dây trong chậu được tiến hành không quá phức tạp, nhưng để cây phát triển và cho nhiều quả, bà con cần chuẩn kỹ lưỡng ngay từ khâu chọn giống, làm đất, nắm được kỹ thuật trồng bài bản và lên kế hoạch chăm sóc sau trồng. Khi áp dụng tốt các phương pháp trồng trên, bà con sẽ thu về những trái chanh dây chất lượng tại nhà, sai quả và mọng nước.
Để bắt đầu trồng chanh dây trong chậu, trước tiên hãy cùng AQ tìm hiểu về một số thông tin liên quan như: Đặc điểm, công dụng, yếu tố sinh trưởng, thời vụ dưới các phần sau đây.
Đặc điểm hình dáng của cây chanh dây
Cây chanh dây hay còn được gọi là chanh leo, chùm bao trứng hay dây mát, là loài dây leo thuộc họ nhà Lạc tiên nguồn gốc xuất xứ tại các nước Nam Mỹ và hiện nay đang được trồng phổ biến trên thế giới trong đó có Việt Nam.
🔶 Thân cây chanh dây thuộc thân cỏ nửa gỗ, có chiều dài lên đến 6m, sống lâu năm. Thân cây có các tua cuốn bám chắc chắn vào giàn.
🔶 Lá chanh dây mọc xen lẫn nhau, màu xanh, nổi rõ gân, viền lá có răng cưa nhỏ.
🔶 Hoa có hình thù đẹp mắt, đường kính khoảng 10cm, phần cánh hoa có màu trắng, phần gốc đài có màu tím, xung quanh có các sợi tua rua màu trắng, phần nhụy hoa ở ngay trung tâm của bông,
🔶 Quả có dáng hình cầu hoặc hình bầu dục, vỏ dày cứng, bề mặt bóng nhẵn, khi còn non trái sẽ có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng hoặc tím, kích thước to nhỏ tùy giống. Phần ăn được bên trong trái mọng nước có màu vàng rượi và nhiều hạt màu đen.
Giá trị dinh dưỡng và công dụng của chanh dây mang đến
✔️ Chanh dây là loại cây ăn quả có chứa chất xơ, kali và chất beta caroten, các vitamin như C, A, sắt và nhiều hoạt chất sinh học khác rất có lợi cho sức khỏe. Chất nhầy bao phủ hạt chanh dây, có mùi hương thơm thu hút, mang lại nguồn chất xơ cho cơ thể.
✔️ Nước chanh dây có khả năng điều hòa huyết áp, ổn định đường huyết, phòng chống bệnh ung thư, bảo vệ tim mạch, nâng cao hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp xương chắc khỏe và máu huyết lưu thông dễ dàng hơn.
✔️ Uống nước chanh dây còn giúp giảm stress, ngủ ngon hơn, cải thiện làn da, giúp da căng bóng, chống lão hóa hiệu quả. Ngoài ra chanh dây còn sử dụng để giảm cân cho nhiều chị em.
✔️ Không chỉ ăn tươi, chanh dây còn được chiết lấy nước cốt để làm nước uống, sinh tố, siro, là nguyên liệu không thể thiếu cho nhiều loại bánh, chế biến thành sốt để nấu chung với thịt bò, tôm,…
Các loại đất thích hợp để trồng cây chanh dây
Đất trồng chanh dây cần chọn những loại đất đảm bảo dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt, pH cân bằng. Thường chanh dây sẽ trồng trên các loại đất như: Đất thịt, đất ohuf sa, đất cát pha, đất hỗn hợp giàu dinh dưỡng.
Điều kiện môi trường và yếu tố giúp cây chanh dây phát triển tốt
🔶 Khí hậu: Chanh dây thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, phổ biến ở các vùng có mùa hè ấm áp, không quá lạnh vào mùa đông.
🔶 Ánh sáng: Cần tối thiểu 6 giờ nắng/ngày để cây quang hợp và phát triển mạnh. Nếu trồng nơi thiếu sáng, cây sẽ còi cọc, ít hoa, đậu quả kém. Không nên trồng nơi nắng gắt cả ngày, có thể che lưới khi nhiệt độ quá cao để hạn chế mất nước.
🔶 Độ ẩm: Cây chanh dây cần độ ẩm trung bình 60-80% để sinh trưởng tốt. Nếu độ ẩm quá thấp (khô hanh), cây dễ bị héo, rụng lá. Còn độ ẩm quá cao và kéo dài, cây dễ bị nấm bệnh tấn công.
🔶 Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển là 20-30°C. Cây có thể chịu nhiệt cao trên 30°C nhưng sẽ cần cung cấp đủ nước. Nếu nhiệt độ xuống dưới 10°C trong thời gian dài, cây có thể bị chậm phát triển hoặc chết.
Thời vụ chính để trồng chanh dây
Để áp dụng cách trồng chanh dây trong chậu bà con cần nắm được thời vụ phù hợp nhất để trồng. Thường khi trồng chanh dây bằng chậu bà con có thể lựa chọn bất kỳ giai đoạn trong năm, nhưng thích hợp nhất đó là cuối tháng 11 và tháng 1 năm.
Cây chanh dây sống được bao lâu?
Cây chanh dây là loại dây leo ăn quả có sức sống tốt, lâu năm. Về sinh lý cây có thể sống lên đến 20 năm, nhưng để làm kinh tế tuổi thọ chanh dây tụt xuống từ 8 – 10 năm.
Chuẩn bị trước khi thực hiện cách trồng chanh dây trong chậu

Trước khi bắ đầu tiến hành cách trồng chanh dây trong chậu, bước quan trọng đầu tiên, không thể thiếu đó là chuẩn bị đất trồng, giống cây và sử dụng các dụng cụ làm vườn quan trọng.
Làm đất trồng cây chanh dây
Đất trồng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cây chanh dây. Để cây sinh trưởng khỏe mạnh và đạt năng suất cao, bạn nên chọn loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, độ pH của đất trong khoảng 6.0 – 7.5 là điều kiện lý tưởng để cây hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả và phát triển bền vững.
Chọn giống cây chanh dây khỏe mạnh
Có hai phương pháp phổ biến để trồng chanh dây: gieo hạt và giâm cành. Nếu chọn trồng từ hạt, bạn nên lấy hạt từ những quả chín, chất lượng tốt, sau đó rửa sạch và phơi khô trước khi gieo. Đối với phương pháp giâm cành, hãy chọn những cành khỏe mạnh từ cây mẹ để đảm bảo cây con phát triển tốt và có sức sống mạnh mẽ.
Các dụng cụ làm vườn
Trước khi trồng và chăm sóc cây chanh dây, bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết. Chậu trồng nên có kích thước tối thiểu 50x50x50cm để tạo không gian rộng rãi cho cây phát triển. Bên cạnh đó, việc sử dụng gỗ làm giàn leo và gậy chống đỡ sẽ giúp cây bám chắc và phát triển tốt hơn khi vươn cao.
Hướng dẫn 2 cách trồng chanh dây trong chậu đơn giãn dễ thực hiện

Sau khi các bước chuẩn bị đã được hoàn thành, lúc này bà con đã có thể bắt tay vào việc áp dụng cách trồng chanh dây trong chậu bằng hai phương pháp phổ biến gồm trồng bằng hạt hoặc trồng bằng cành. Chi tiết các bước hướng dẫn cho từng phương pháp được trình bày cụ thể dưới các phần sau đây.
Phương pháp trồng chanh dây trong chậu bằng hạt
✅ Bước 1: Chọn hạt chanh dây chất lượng trong những trái chanh dây đã chín, không bị hư hỏng, nhiễm sâu bệnh. Moi hạt ra ray hoặc rổ để làm sạch hạt, sao cho phần nhày bao xung quanh hạt bị bung sạch khỏi hạt.
✅ Bước 2: Tiến hành đào rãnh trên đất trong chậu với độ sâu khoảng 2 – 3cm.
✅ Bước 3: Gieo hạt vào rãnh vừa đào và che phủ một lớp đất mỏng để giúp hạt mau nảy mầm. Rãnh đất để gieo hạt phải đảm bảo độ sâu khỉ khoảng 2 – 3cm giúp hạt không bị chôn quá sâu, ảnh hưởng đến sự phát triển.
✅ Bước 4: Sau khi trồng xong, bà con cần tưới nước tạo độ ẩm cho đất. Hằng ngày đều phải tưới nhằm giúp hạt nảy mầm, phát triển thành cây con nhanh chóng.
Phương pháp trồng chanh dây trong chậu bằng cành
✅ Bước 1: Chọn những cành khỏe mạnh, không bị bất kỳ tổn thương hay bị nhiễm sâu bệnh từ cây mẹ. Cắt một đoạn chanh dây để làm giống dài khoảng 20 – 30cm.
✅ Bước 2: Đào rãnh trên chậu với độ sâu khoảng 10 – 15cm.
✅ Bước 3: Đặt cành vừa cắt vào rãnh mới đào, phủ lớp đất còn lại vào gốc cành nhằm giữ cố định, ấn nhẹ xung quanh để giúp cành giữ chắc.
✅ Bước 4: Cung cấp nước tưới cho cành giống sau khi trồng để giúp cành mau chóng mọc rễ, ra cây con khỏe mạnh.
Chăm sóc cây chanh dây sau khi trồng trong chậu mau ra trái
Khi đã tiến hành xong các cách trồng chanh dây trong chậu, việc tiếp theo bà con cần làm đó là chăm sóc cho cây sau trồng. Vì các biện pháp chăm sóc sẽ quyết định cây có khỏe mạnh, phát triển, sinh trưởng tốt hay không và có đem lại hiệu quả về năng suất.
Bón phân cho chanh dây
Dinh dưỡng là rất quan trọng để giúp cây chanh dây phát triển tốt. Bổ sung thêm phân bón hữu cơ và các khoáng chất cho cây mỗi tháng để đảm bảo cây nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Lựa chọn phân bón hữu cơ như phân bò, phân trùn quế, phân dê nhằm cung cấp các chất cần thiết cho sự phát triển của cây chanh dây. Đảm bảo việc cung cấp dinh dưỡng cân bằng, đều đặn và làm theo hướng dẫn để tránh tình trạng bị thiếu hụt hoặc hấp thụ quá mức.
Tưới nước
Cây chanh dây là loại cây không chịu được úng nhưng cần duy trì độ ẩm phù hợp trong đất để phát triển, vì vậy liều lượng tưới phù hợp nhất đó là 2 ngày/lần.
Vào mùa nắng nóng kéo dài hay giai đoạn cây ra hoa, đậu quả và nuôi dưỡng trái bà con cần tăng lượng nước tưới cho cây ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối.
Còn vào mùa mưa, bà con hạn chế tưới nước, theo dõi tình trạng chậu thường xuyên và có hệ thống thoát nước để tránh ngập úng.
Tạo khung giàn leo cho cây chanh dây
Khi cây đã cao khoảng 60cm, bà con cần tiến hành làm khun giàn leo cho chanh dây vì đây là loại cây thân leo. Bà con có thể chọn làm khung bằng các chất liệu như: Sắt, tre, dây lưới chuyên dụng, dây kẽm,…Độ cao của khung nằm khoảng 1,8 – 2m để dễ dàng chăm sóc, cắt tỉa và đi lại.
Tỉa cành, tạo tán
Chọn ngọn khỏe buộc vào cọc để cây leo lên giàn, đồng thời cắt bỏ cành yếu. Khi thân chính cao hơn giàn 20 – 30cm, bấm ngọn để kích thích ra cành cấp 1 và tỉa bớt lá gốc giúp cây tạo tán.
Mỗi cây giữ lại 2 – 4 cành cấp 1, phân bố đều trên giàn. Khi cành này dài 0.8 – 1m, tiếp tục bấm ngọn để cây ra cành cấp 2 (cành quả), mỗi cành cấp 1 có 10 – 20 cành cấp 2 tùy mật độ trồng.
Thường xuyên cắt tỉa cành mọc dày, cành yếu, sâu bệnh, cành già không còn khả năng ra hoa, đậu quả và những cành đã cho trái từ vụ trước để cây phát triển tốt hơn.
Phòng trừ sâu bệnh
Bị nhiễm nấm khuẩn, sâu bệnh tấn công là điều khó tránh khỏi với bất kỳ loại cây trồng nào và chanh dây cũng vậy, Khi thời tiết thay đổi, cây chanh dây thường mắc phải các loại bệnh như: Phấn trắng, thán thư, đốm nâu, sần sùi,…Ngoài ra còn bị các loài côn trùng gây hại như: Rệp, nhện đỏ, bọ trĩ,…
Bà con phòng trừ bằng cách thường xuyên kiểm tra chậu, quan sát kỹ trên các bộ phận có xuất hiện những dấu hiệu bất thường nào, hay có sự xâm nhập của sâu, côn trùng hay không để có biện pháp phòng trừ từ sớm, tránh lây lan.
Sử dụng dung dịch tự làm từ tỏi, ớt, rượu hoặc dầu neem để phun phòng bệnh.
Thuốc sinh học hỗ trợ chăm sóc cho cây chanh dây khỏe mạnh không sâu bệnh

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chăm sóc sau khi thực hiện cách trồng chanh dây trong chậu, bà con có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp cây phát triển tốt và phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả.
Phy Fusaco – Giải pháp tiêu diệt nấm bệnh hại cây
Để kiểm soát nấm gây hại trên cây mít, bà con có thể sử dụng thuốc sinh học Phy Fusaco. Sản phẩm này chứa các vi sinh vật có lợi như Chaetomium spp., Trichoderma spp., Bacillus subtilis, được sản xuất bằng công nghệ bào tử gốc, giúp ức chế nấm bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cây và đảm bảo an toàn cho vườn.
✅ Hướng dẫn sử dụng: Pha 250ml Phy Fusaco với 800 – 1000 lít nước, phun định kỳ 15 – 30 ngày/lần để phòng bệnh và giúp cây phát triển khỏe mạnh.
Vi Amen – Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây chanh dây
✅ Phân bón lá Vi Amen chứa các dưỡng chất quan trọng như đạm, lân, kali cùng với vi lượng cần thiết như Ca, Mg, Bo, Zn. Đặc biệt, sản phẩm được bổ sung nano chitosan và 15% axit amin, giúp cây hấp thụ tối đa dinh dưỡng.
✅ Nhờ acid humic và fulvic, Vi Amen góp phần cải thiện kết cấu đất, tăng độ tơi xốp và tạo môi trường thuận lợi cho cây phát triển. Sản phẩm giúp rau dền sinh trưởng mạnh, xanh tốt và bền vững.
✅ Cách sử dụng: Pha 250ml Vi Amen với 400 – 800 lít nước, phun định kỳ 7 – 15 ngày/lần. Có thể dùng thay thế NPK hoặc các loại phân bón lá khác để nâng cao hiệu quả canh tác.
Vi Haf – Giúp bảo vệ bộ rễ, kích mọc rễ cây phát triển
✅ Vi HAF là chế phẩm hữu cơ chuyên biệt giúp thúc đẩy sự phát triển của rễ. Sản phẩm chứa 15% chất hữu cơ, kết hợp với vi sinh vật phân giải xenlulo (2×10⁶ CFU/G), có độ pH khoảng 5 và độ ẩm đạt 30%.
✅ Vi HAF không chỉ cải thiện chất lượng đất, tăng độ tơi xốp mà còn bổ sung dinh dưỡng, tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật phát triển. Nhờ đó, bộ rễ được kích thích mạnh mẽ, giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, từ đó phát triển bền vững và khỏe mạnh.
✅ Cách sử dụng: Pha 500g Vi HAF với 400 – 700 lít nước, sau đó tưới hoặc phun trực tiếp vào gốc cho khoảng 30 – 50 cây. Ngoài ra, có thể trộn cùng phân bón và rải quanh gốc để tối ưu hiệu quả phát triển của cây.
Mebe Pa – Giải pháp điều trị côn trùng hút chích tấn công cây
Mebe Pa là thuốc chuyên dụng giúp kiểm soát côn trùng chích hút gây hại, ngăn ngừa tình trạng lá và quả biến dạng, cây còi cọc, chậm phát triển, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái. Sản phẩm chứa nấm ký sinh, hoạt chất sinh học và virus NPV, giúp tiêu diệt côn trùng một cách hiệu quả.
✅ Hướng dẫn sử dụng: Pha 10g Mebe Pa với 20 lít nước, phun 3 – 5 lần trong mỗi vụ, cách nhau 15 – 30 ngày/lần để phòng trừ sâu bệnh và côn trùng gây hại.
Trên đây là những kiến thức bổ ích về cách trồng chanh dây trong chậu đã được AQ trình bày chi tiết về các bước trồng theo từng phương pháp, nên chuẩn bị gì và đưa ra các cách chăm sóc cụ thể nhằm giúp cây phát triển khỏe mạnh. Nếu có câu hỏi nào bà con muốn các kỹ sư AQ trả lời hãy liên hệ về hotline: 0932 690 312 – 028 8889 7322 – 0981 355 180, chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp thắc mắc và tư vấn nhiệt tình cho quý bà con.