Cách trồng cây thanh trà đúng chuẩn, cây khỏe, trái nhiều

Cách trồng cây thanh trà đúng chuẩn, cây khỏe, trái nhiều

02/10/2024

Kích thước chữ

Cách trồng cây thanh trà và chăm sóc để có một vườn cây xanh tốt và trái ra trĩu cành đòi hỏi người trồng phải hiểu rõ về kỹ thuật trồng, loại đất thích hợp và phương pháp canh tác ngăn ngừa sâu bệnh hại. Bài viết này AQ sẽ hướng dẫn cho bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh trà, cùng với những thông tin liên quan về loại cây này.

Tìm hiểu về cách trồng cây thanh trà

Cách trồng cây thanh trà đúng chuẩn, cây khỏe, trái nhiều
Cây thanh trà có hương vị thơm, chua ngọt nhẹ nên được rất nhiều người ưa chuộng

Cây thanh trà có tên khoa học là Bouea macrophylla Griff., thuộc họ Anacardiaceae, nằm trong bộ Sapindales, có tên tiếng anh Marian plum, đây là loại cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc đến từ khu vực Đông Nam Á.

Ở nước ta, giống thanh trà được trồng nhiều ở khu vực An Giang, và khu vực sát biên giới Campuchia. Sau đó được trồng phổ biến ra ở các tỉnh khác và trở thành cây khai thác chủ lực tại một số địa phương như: xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long,…

Đặc điểm và công dụng của quả thanh trà 

Thanh trà thuộc cây có thân gỗ, lớn chậm. Thông thường, cây thanh trà sẽ cho thu hoạch sau 3 – 4 năm nếu trồng từ cây ghép hoặc chiết. Nếu trồng cây thanh trà bằng hạt thì thời gian cho trái sẽ lâu hơn.

Quả thanh trà thường ra trái một năm một mùa, một mùa ra 2 đợt quả, cách nhau khoảng một tháng. Cây ít bị sâu bệnh tấn công nên kỹ thuật chăm sóc tương đối dễ dàng.

Hiện nay, có 2 giống cây thanh trà đó là: ngọt và chua, ta có thể phân biệt giống cây thông qua lá: Lá của cây thanh trà ngọt có màu xanh chuối, còn lá của cây thanh trà chua có màu xanh đậm.

Trái thanh trà ngọt được dùng để ăn trực tiếp, có vị chua ngọt thanh mát như xoài. Còn trái thanh trà chua được dùng để làm nước uống, nấu canh chua, dầm với đá đường, làm siro, ngâm muối, làm rau trộn,…

Cây thanh trà trồng thích hợp trồng ở đâu?

Thanh trà là một loại cây ưa nắng, thích hợp với những nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây có thể trồng tốt ở nhiều địa phương khác nhau, miễn là đảm bảo đầy đủ ánh sáng mặt trời và độ ẩm.

Tuy nhiên, mỗi vùng địa lý sẽ có những đặc điểm khí hậu khác nhau, do đó việc chăm sóc cây thanh trà cũng sẽ nhau, tùy thuộc vào mỗi vị trí địa lý.

Các loại đất thích hợp để trồng cây thanh trà

Đất phù sa: Giàu dinh dưỡng có độ pH trung tính và khả năng thoát nước tốt. Loại đất này cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây thanh trà, để cây dễ dàng hấp thụ dưỡng chất trong đất, từ đó phát triển mạnh mẽ, xanh tốt.

Đất thịt nhẹ: Loại đất này gồm có cát và sét được trộn xen lẫn cùng nhau với tỷ lệ vừa phải, giúp đất có khả năng thoát nước tốt nhưng vẫn giữ được độ ẩm cần thiết cho cây thanh trà. Ngoài ra đất thịt nhẹ còn có độ tơi xốp cao, là loại đất lý tưởng cho bộ rễ thanh trà phát triển.

Đất cát pha: Có khả năng thoát nước nhanh phù hợp với những vùng miền có lượng mưa nhiều trong năm, đất có độ tơi xốp cao, giàu chất hữu cơ, giúp rễ cây không bị ngập úng. Khi sử dụng loại đất này trồng thanh trà cần trộn thêm phân hữu cơ để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây.

Đất đồi: Tại một số khu vực đồi núi, đất đồi có độ dốc tự nhiên, do đó mà khả năng thoát nước rất tốt. Nhưng loại đất này có nguồn dưỡng chất kém nên cần bổ sung phân bón hữu cơ thường xuyên để duy trì nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây thanh trà.

Đất bãi bồi ven sông: Loại đất này rất giàu phù sa, chất hữu cơ, có độ phì nhiêu cao, rất thích hợp dùng để trồng thanh trà giúp cây phát triển mạnh và cho trái trĩu cành, ngọt ngào.

Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng cây thanh trà?

Cách trồng cây thanh trà đúng chuẩn, cây khỏe, trái nhiều
Bà con cần chuẩn bị kỹ lưỡng: giống cây, đất trồng,… để quá trình trông cây thanh trà được diễn ra thuận lợi

Để quá trình trồng và chăm sóc cây thanh trà được diễn ra thuận lợi thì trước khi bắt tay vào việc trồng thì bà con cần chuẩn bị kỹ lưỡng một số yếu tố như sau:

Lựa chọn giống cây thanh trà

▶️ Việc lựa chọn giống cây thanh trà đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cây có tỷ lệ sống cao hơn, có sức chống chịu và thích nghi tốt hơn.

▶️ Bà con cần lựa chọn cây giống ở những địa điểm uy tín, chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hiện nay, cây thanh trà có 3 kích cỡ đó là:

  • Loại nhỏ: Cây cao khoảng 40 – 50cm
  • Loại trung: Cây cao khoảng 60 – 70cm
  • Loại lớn: Cây cao khoảng 80 – 100cm

▶️ Tùy theo nơi trồng và sở thích thì bà con có thể lựa chọn kích cỡ cây sao cho phù hợp.

Xử lý đất trồng cây thanh trà

Cây thanh trà có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như: đất thịt, đất thịt pha cát, đất đỏ bazan, hay đất phù sa. Tuy nhiên, đất trồng cây thành trà cần có độ phì thấp, khả năng thoát nước tốt và có độ pH từ 5,5 đến 6,5.

Cày xới và làm tơi đất: Đầu tiên bà con cần cày xới để đất tơi xốp, tạo điều kiện tốt cho rễ thanh trà phát triển. Ngoài ra việc cày xới cho tơi đất cũng giúp tăng khả năng thoát nước, tạo sự thông thoáng cho rễ.

Bón phân hữu cơ: Sử dụng phân chuồng hoai mục, phân xanh hoặc phân hữu cơ trộn vào đất trồng thanh trà. Phân hữu cơ giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây và cải thiện kết cấu đất. Mỗi hố trồng cây thanh trà cần sử dụng từ 10-15kg phân hữu cơ.

Xử lý đất với vôi: Kiểm tra độ pH của đất trồng bằng dụng cụ đo pH chuyên dụng, đất có độ pH thấp (đất chua), bà con có thể sử dụng vôi bột trộn với đất trồng để cải thiện độ pH trong đất. Lượng vôi dùng từ 0.5 – 1kg/m² hoặc một hố đất, tuỳ thuộc vào độ chua của đất. Để đất nghỉ 10-15 ngày từ khi trộn vôi vào đất trước giai đoạn trồng cây.

Thoát nước tốt: Đối với khu vực đất trũng bà con cần xử lý hệ thống thoát nước tốt cho cây, tránh tình trạng ngập nước dẫn đến úng rễ. Nếu đất thoát nước kém bà con nên nâng luống hoặc đào mương thoát nước xung quanh vị trí trồng thanh trà.

Xử lý tuyến trùng và nấm khuẩn trong đất: Đối với một số loại đất bị nhiễm tuyến trùng, nấm khuẩn trong đất bà con nên sử dụng thuốc sinh học Padave Cha chuyên phòng trị tuyến trùng, để xử lý sạch mầm bệnh bảo vệ bộ rễ cây khỏe mạnh, hấp thụ tốt dưỡng chất.

Khoảng cách trồng cây thanh trà thích hợp

Với từng loại đất khác nhau thì khoảng cách trồng cây cũng sẽ có những thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp:

▶️ Đối với những loại đất có độ phì thấp: Thì khoảng cách trồng cây là 7 x 7m (khoảng 200 cây/ha) hoặc 8 x 8m (khoảng 156 cây/ha)

▶️ Đối với những loại đất có độ phì cao: Thì khoảng cách tiêu chuẩn để trồng cây là 9 x 9m (khoảng 123 cây/ha).

Tạo hố trồng cho cây thanh trà

▶️ Sau khi đã làm đất xong thì bà con cần đào hố trồng theo kích thước đúng tiêu chuẩn đó là  50 x 50 x 50cm.

▶️ Thực hiện bón lót sau đó lấp đất lên gần mặt hố, tiến hành phơi ải tối thiểu 20 ngày trước khi bắt đầu trồng cây.

Hướng dẫn cách trồng cây thanh trà đúng kỹ thuật qua từng bước

Cách trồng cây thanh trà đúng chuẩn, cây khỏe, trái nhiều
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thanh trà đúng chuẩn, cây có tỷ lệ sống

Bà con cần tuân thủ theo đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn sẽ giúp quá trình trồng cây thanh trà được diễn ra thuận lợi hơn, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt:

Bước 1: Giữa hố trồng, bà con cần đào một hố nhỏ có chiều sâu lớn hơn so với chiều cao của bầu đất cây khoảng 2 – 3cm, đồng thời kích thước cần lớn hơn so với bầu cây.

Bước 2: Rạch bỏ túi nilon quanh bầu đất của cây giống, cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu đất, sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ.

Bước 3: Sau khi đã bỏ túi nilon ra thì bà con tiến hành cắt bỏ các rễ cái, rễ con đã ăn ra khỏi bầu đất. Sau đó, tiến hành đặt bầu đất vào trong vị trí hố nhỏ đã đào trước đó, thực hiện lấp đất và nén chặt ở vị trí gốc cây nhằm cố định lại cây đã trồng.

Bước 4: Khi trồng xong, thì bà con có thể dùng cọc để cố định cây, đảm bảo không bị lung lay do gió hoặc do những tác động bên ngoài.

Bước 5: Thực hiện làm bồn có đường kính khoảng 1m (tình từ gốc cây), cần tưới nước ướt đẫm cho cây ngay sau khi trồng, tránh để nước chảy ra ngoài bồn đã làm trước đó.

🛑 Lưu ý: Tùy vào thời điểm trồng và mùa mưa hay mùa khô thì bà con tiến hành che mát cho cây, nếu trồng vào mùa mưa thì việc che mát không cần phải thực hiện.

Phương pháp chăm sóc cây thanh trà sau khi trông xanh tốt, không sâu bệnh

Cách trồng cây thanh trà đúng chuẩn, cây khỏe, trái nhiều
Tổng hợp những biện pháp giúp chăm sóc, nuôi dưỡng cây thanh trà khỏe mạnh, trái ra sai trĩu

Để cây thanh trà khỏe mạnh, trái ra sai trĩu, không bị sâu bệnh tấn công, thu hoạch đúng vụ thì bà con cần có kỹ thuật chăm sóc hợp lý:

▶️ Thực hiện tưới nước cho cây thanh trà ngay sau khi trồng, nếu trồng cây vào mùa khô thì cần tưới nước ít nhất 1 tháng đầu.

▶️ Nên tưới cho cây bằng vòi phun với lượng nước vừa đủ, tránh tưới quá nhiều, sẽ bị xói mòn đất.

▶️ Loại bỏ cỏ dại thường xuyên ở gốc cây, kết hợp với việc xới xáo, để giúp cho đất có độ thông thoáng hạn chế tối đa tình trạng mầm bệnh xuất hiện, đồng thời giúp cây có đủ dưỡng chất để sinh trưởng và phát triển.

▶️ Định kỳ 2 – 3 tháng thì bà con dùng kéo để tỉa bỏ bớt những cành mọc rậm rạp, tạo cho cây có bộ tán cân đối.

▶️ Khi cây đã cho trái thì sau mùa thu hoạch bà con cần tỉa bớt những nơi có mật độ cành mọc dày, tạo độ thông thoáng cho cây, để cây cho năng suất cao hơn ở mùa vụ tiếp.

▶️ Hằng năm vào đầu mùa mưa thì bà con cần thực hiện bón mỗi gốc cây khoảng 15 – 25kg phân chuồng hoai/gốc, mục đích là bổ sung thêm các dưỡng chất, vi lượng, cải tạo độ mùn, tăng độ phì và khả năng giữ nước của đất trồng trong mùa khô.

▶️ Phương pháp bón đó là rải đều lên mặt đất xung quanh mặt bồn.

▶️ Kết hợp sử dụng thêm sản phẩm phân bón siêu dinh dưỡng VI AMEN để giúp bổ sung cho cây đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, giúp cây phát triển tốt, cho ra chất lượng nông sản vượt trội, giảm thiểu tình trạng stress trên cây trồng. Ngoài ra còn hỗ trợ giúp cải tạo đất trồng, cho đất tơi xốp, mềm không bị khô, cứng đất.

Thu hoạch và bảo quản quả thanh trà không bị hư

✅ Cây thanh trà sẽ cho quả sau khi trồng từ 3 đến 4 năm, tùy vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng thì từng cây sẽ cho năng suất khác nhau.

✅ Những cây có độ tuổi  ≥ 7 thì trung bình cho khoảng 120 – 200kg/cây. Trái thanh trà khi chín có mùi thơm và có thể neo trên cây khoảng 12 – 15 ngày.

✅ Bà con cần dùng thang, kéo cắt trái hoặc túi lưới để thu hoạch quả, hạn chế leo trèo lên cây để hái quả, vì dễ làm giãn, gãy cành, ảnh hưởng đến năng suất của vụ sau.

✅ Khi cắt trái bà con nên chừa lại 1 – 3 lá ở cuốn trái, điều này sẽ giúp trái tươi lâu và dễ bán hơn.

✅ Sau khi hái quả xong bà con cần phân chia những trái có cùng kích thước và độ chín ra với nhau. Xếp quả vào thùng xốp, không nên xếp quá 25kg quả trên mỗi thùng. Nếu xếp nhiều thì quả sẽ bị đè lên nhau và hư hỏng, dập và không bảo quản được lâu.

Bài viết trên là những thông tin về đặc điểm cây, cách trồng cây thanh trà cũng như kỹ thuật chăm sóc. Chúng tôi mong rằng bà con có thể áp dụng và thực hiện hành công để tạo nên những vụ mùa bội thu với cây thanh trà. Bà con hãy liên hệ ngay với đội ngũ kỹ sư nông nghiệp tại AQ để được tư vấn, giải đáp về các sản phẩm sinh học cũng như các chương trình khuyến mãi hiện có nhé.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-17%
Công dụng: Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.…
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
Công dụng: Cải tạo đất, kích thích ra rễ mới, phục hồi và bảo vệ bộ rễ giúp rễ phát…
5.00 out of 5
350.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-8%
Công dụng: 🔹 Tăng độ pH cho đất sau 5-7 ngày tưới, cải thiện độ phì nhiêu, cho đất tơi…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
Công dụng: 🔹 Xử lý nấm bệnh đang tồn tại trong đất trồng và tồn dư sau thu hoạch, 🔹…
5.00 out of 5
220.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *