Hướng dẫn cách trồng cây mít và chăm sóc trái ra quanh năm

Hướng dẫn cách trồng cây mít và chăm sóc trái ra quanh năm

07/11/2024

Kích thước chữ

Cách trồng cây mít và chăm sóc để trái ra quanh năm, sai quả là một quá trình nhẫn nại, đòi hỏi bà con cần am hiểu về kỹ thuật trồng và phương pháp chăm sóc cây đúng cách. Để cây mít được phát triển thuận lợi, bà con cần lưu ý đến các yếu tố như: chọn giống cây, xử lý đất, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây và các phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.

Để biết thêm chi tiết về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít, cũng như phương pháp nhân giống mít bằng ghép cành và chiết cành, AQ xin mời bà con theo dõi phần nội dung bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về cách trồng cây mít 

Cách trồng cây mít trái ra sai trĩu, có hiệu quả kinh tế cao
Mít đang là loại trái trái cây được nhiều bà con ưa chuộng nhờ có hương thơm quyến rũ và hương vị thơm ngon

Cây mít là một trong những loại cây ăn quả phổ biến tại nước ta. Nhờ có hương thơm đặc trưng và độ ngọt tự nhiên nên mít được rất nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng. Với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc lại cho hiệu quả kinh tế cao nên diện tích canh tác mít tại nước ta ngày càng được phát triển và mở rộng.

Trước khi đi tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít thì mời bà con cùng tìm hiểu trước những thông tin chung và một số giống mít phổ biến hiện nay nhé.

Giới thiệu tổng quan về cây mít

Cây mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, thuộc chi Mít, họ Dâu Tằm, bộ Hoa Hồng và có nguồn gốc đến từ Ấn Độ. Qua thời gian, cây mít được lai tạo và trồng phổ biến tại các khu vực Đông Nam Á và Brazil.

Mít là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, có khả năng thích nghi tốt trên nhiều đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau, đặc biệt là khả năng chống chịu tốt với sự biến đổi khí hậu. Hiện nay, mít được xem là loại cây trái ăn có nhiều triển vọng tiêu thụ cả trong và ngoài nước, mang đến hiệu quả kinh tế cao cho bà con nhà vườn.

Một số giống mít phổ biến hiện nay

Hiện nay, các giống mít được các nhà vườn lai tạo ra rất nhiều, với mỗi giống mít sẽ có mùi thơm, hương vị khác nhau và giá thành cũng khác nhau.

Một số giống mít phổ biến đó là: mít Thái, mít không hạt, mít ruột đỏ, mít Tố Nữ, mít Viên Linh, mít Nghệ, mít mật, mít Dai đường,…

Trồng mít bao lâu ra trái thu hoạch được?

Cây mít được trồng từ hạt mất khoảng 5-6 năm để cây cho ra quả đợt đầu và cây mít trồng bằng cây ghép thì mất khoảng 2-3 năm để cây ra trái. Tuy nhiên thời gian ra trái ở cây mít còn phụ thuộc vào điều kiện môi trườn và phương pháp chăm sóc.

Để cây mít mau ra trái thì bà con cần chú ý đến những yếu tố sau:

Chọn giống mít nhanh ra trái như mít thái, mít ruột đỏ, mít nghệ và khi chọn cây mít giống cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của cây. Nên chọn những cây giống xanh tốt, đứng cây không bị biến dạng lá, cành do sâu bệnh tấn công.

Xử lý đất trước khi trồng để loại bỏ nấm khuẩn và tuyến trùng trong đất giúp cây phát triển tốt, đảm bảo đất có khả năng thoát nước tốt không bị đọng nước, tơi xốp và bổ sung phân bón dinh dưỡng cho đất.

Chú ý việc bổ sung nước cho cây vào mùa khô và tránh ngập úng vào mùa mưa, bổ sung một số loại phân bón hữu cơ và NPK định kỳ cho cây mít.

Các loại đất thích hợp để trồng cây mít

Mít là giống cây dễ trồng vì chúng có khả năng thích nghi tốt với mọi loại đất. Tuy nhiên để giúp quá trình phát triển ở cây diễn ra tốt thì bà con nên chọn loại đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt nhẹ,…để trồng.

Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mít khi trồng

Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mít đó là:

Nhiệt độ và độ ẩm

▶️ Nhiệt độ thích hợp để cây mít sinh trưởng và phát triển tốt đó là từ 20 – 32 độ C, độ ẩm không khí đạt khoảng 70 – 75%.

▶️ Độ ẩm thì sẽ ảnh hưởng nhiều vào các giai đoạn ra hoa, đậu quả, còn ở các giai đoạn khác thì ít bị ảnh hưởng.

Ánh sáng 

▶️ Cây mít là loại cây ưa sáng, nên trong quá trình trồng cây cần phải nhận được lượng ánh sáng khoảng 2.000 – 2.500 giờ/năm thì cây mới sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Đất trồng 

▶️ Với đặc tính là dễ trồng, dễ chăm sóc, nên cây mít có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ, đất bazan, đất phù sa, đất xám, đất cát, kể cả những loại đất như: đất phù sa cổ, đất bỏ hoang, thì cây mít vẫn có thể phát triển bình thường.

▶️ Tuy nhiên, để cây được khỏe mạnh và cho trái nhiều nhất thì nên trồng cây ở nơi có đất sét pha cát, đất trồng phải cao ráo, có tầng canh tác sâu (dày ít nhất 1m), mực nước ngầm thấp dưới 1m so với mặt đất bởi cây mít là loại cây chịu ngập úng kém.

▶️ Ở những vùng đất thấp thì khi trồng cần lên liếp, độ pH đất từ 5 – 7.5, mít có thể chịu được đất mặn ở mức trung bình.

Nước tưới

▶️ Mít là loại cây có khả năng chịu hạn tốt, nhờ bộ rễ phát triển mạnh và ăn sâu vào trong đất, cây có thể chịu được khô hạn từ 3 – 4 tháng. Để cây mít phát triển tốt, bà con cần trồng cây ở những nơi có lượng mưa hàng năm từ 1.000 – 2.000 mm.

▶️ Trong quá trình canh tác, bà con cần chú ý đến lượng nước tưới cho cây, không dùng nước phèn, nước mặn để tưới cho cây.

▶️ Khi trồng mít ở vùng đất ven sông thì cần có đê bao ngăn mặn, líp và mương đủ rộng để trữ nước ngọt trong mùa nắng. Cần giữ lượng nước trong mương cách mặt liếp ít nhất 0,6m

Hướng dẫn các cách nhân giống cây mít bằng ghép cành và cành chiết

Cách trồng cây mít trái ra sai trĩu, có hiệu quả kinh tế cao
Có hai phương pháp để nhà vườn có thể nhân giống cây mít từ cây mẹ đó là: ghép cành và chiết cành

Hiện nay, có 2 phương pháp để bà con trồng cây mít đó là: ghép cành và chiết cành. Dưới đây, Sinh Học AQ sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước về hai cách nhân giống cây mít mà bà con hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Phương pháp ghép cành mít

➡️ Thời gian phù hợp để tiến hành phương pháp ghép cành mít: Có thể làm quanh năm, nhưng để có hiệu quả tốt thì nên thực hiện vào mùa khô. Nếu thực hiện ghép vào mùa xuân thì nhựa cây sẽ tiết ra nhiều, nên khả năng thành công sẽ thấp hơn so với mùa khô.

➡️ Chuẩn bị dụng cụ để ghép cành mít: Dao bén, dây nilon, cây mít giống, chồi ghép, túi nilon (túi nhỏ dài khoảng 10 – 12cm, rộng khoảng 5 – 7cm).

➡️ Ưu điểm của phương pháp ghép cành mít: Cây mít sẽ cho quả nhanh, sau khoảng 2 năm trồng thì cây sẽ cho thu hoạch mít. Có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, đặc biệt đó là vẫn giữ nguyên những đặc tính tốt từ cây mẹ.

➡️ Chuẩn bị gốc ghép mít: Gốc ghép đạt chuẩn thường có độ tuổi từ 10 tháng đến 1 năm tuổi, gốc ghép khỏe, không bị sâu bệnh. Bà con nên nhân giống từ cây mít mọc tự nhiên hoặc từ những cây mít rừng để tăng khả năng sinh trưởng của cây.

➡️ Quả mít giống được lựa chọn là những quả trên cây không bị sâu bệnh tấn công, phát triển tốt. Thực hiện tách hạt mít ra khỏi phần thịt sau đó rửa sạch, để ráo rồi tiến hành tách lớp vỏ lụa mỏng ra rồi gieo vào bầu ươm.

➡️ Chuẩn bị bầu ươm: Bầu ươm mít thì có chiều cao khoảng 20cm, rộng từ 8 – 10cm, có thể sử dụng các giá thể từ xơ dừa, tro, trấu trộn cùng với đất để tạo độ tơi xốp cho bầu.

Đối với phương pháp ghép cành mít thì có 2 kiểu ghép đó là: ghép mắt 1 bên và ghép nối ngọn. Hai cách ghép cành mít được thực hiện như sau:

Kỹ thuật ghép nối ngọn cây mít

➡️ Để thực hiện phương pháp ghép nối ngọn thì bà con cần thực hiện cắt ngang thân cây, vết cắt từ mặt bầu lên vết cắt khoảng 20 – 25cm.

➡️ Trên gốc ghép thì bà con sử dụng dao sắc nhọn để rạch một đường từ trên xuống dài khoảng 1 – 1,5cm.

➡️ Sau đó, trên chồi ghép thì bà con tiến hành vát theo hình chồi ghép sao cho phù hợp với các vết ghép ở gốc ghép, tạo ra thành hình chữ V. Sau cùng, thì sử dụng dây nilon để quấn chặt lại và bọc túi nilon cho kỹ.

Kỹ thuật ghép mắt một bên cây mít

➡️ Đối với cách ghép mắt một bên thì bà con sử dụng dao sắc nhọn để cắt đôi thân ghép.

➡️ Từ mặt bầu lên vết cắt dài khoảng 20 – 25cm, trên thân gốc ghép cách mặt bầu khoảng 15 – 20cm thì bà con sử dụng dao rạch 2 đường song song với nhau, chiều rộng khoảng 1 – 1,5cm, dài khoảng 2 – 2,5cm. Sau đó thì cắt đường ngang phía dưới tạo thành 1 hình chữ U.

➡️ Ở phần chồi ghép thì bà con thực hiện vát xéo 2 đầu (nghiêng khoảng 45 độ), rồi gắn vào vết ghép. Sử dụng dây nilon để quấn chặt và dùng túi bóng trùm kín lại.

➡️ Cây mít ghép khoảng 20 – 1 tháng thì mắt ghép sẽ nảy mầm, bà con có thể tháo túi bóng trùm ra, sau 2 – 3 tháng thì tiến hành tháo dây nilon quấn. Khi thấy cây phát triển được khoảng 3 lá thì bà con có thể mang đi trồng.

Phương pháp chiết cành mít

➡️ Bà con cần lựa chọn cành chiết là những cành có độ tuổi từ 2 – 3 năm, những cành tương đối già, có đường kính khoảng 2 – 3cm.

➡️ Thời gian để chiết cành: Nên thực hiện vào mùa Xuân hoặc mùa Thu.

➡️ Cách tiến hành chiết cành mít: Trên cành chiết thì bà con sử dụng dao sắc nhọn để khoanh vỏ cành chiết, hai đường cắt cần cách nhau khoảng 5 – 7cm. Sau khi đã tách vỏ ra khỏi vết chiết thì bà con sử dụng khăn để lau khô phần cành để bóc vỏ.

➡️ Sau đó, để nhựa cây tự khô lại trong 1 – 2 ngày rồi sử dụng phần giá thể đã chuẩn bị trước đó (bùn trộn với cát theo tỷ lệ 1:2) để bó cành chiết lại.

➡️ Sau cùng, bà con sử dụng bao nilon để bọc lại, cần tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, tránh để cho vết chiết bị khô.

Hướng dẫn cách trồng cây mít từng bước

Cách trồng cây mít trái ra sai trĩu, có hiệu quả kinh tế cao
Hướng dẫn các bước trồng cây mít đúng kỹ thuật, cây phát triển khỏe mạnh, trái ra sai trĩu

Dưới đây, Sinh Học AQ chia sẻ đến bà con một số nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi trồng mít cũng như chi tiết cách trồng cây mít đúng chuẩn, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà

Chọn giống mít

✅ Bên cạnh những phương pháp nhân giống cây mít mà chúng tôi chia sẻ bên trên, thì bà con có thể lựa chọn những cây con từ các vườn ươm uy tín, chất lượng.

✅ Nên lựa chọn những cây giống còn trong túi bầu PE nguyên vẹn, chiều cao tối thiểu từ 35 – 40 cm, bộ rễ phát triển khỏe mạnh, cây không bị sâu bệnh, không bị gãy ngọn.

✅ Lựa chọn những giống cây có nhãn hiệu hoặc có giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo khả năng ra hoa đậu quả.

Chọn thời điểm gieo trồng mít 

✅ Bà con có thể trồng mít quanh năm nếu chủ động tốt nguồn nước tưới. Tuy nhiên, để cây được phát triển khỏe mạnh thì bà con nên trồng vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 6 – 7 Dương lịch, để tiết kiệm chi phí tưới tiêu và cây cũng sẽ phát triển nhanh hơn.

🛑 Lưu ý: Khi trồng mít vào mùa mưa, bà con cần chú ý phun thuốc sâu bệnh, bởi lúc này độ ẩm tăng cao nên chúng sẽ dễ tấn công cây mít hơn.

Xử lý đất và đào hố trồng mít

✅ Như đã đề cập bên trên, thì đất phù hợp để trồng mít nên là loại đất sét pha cát, đất trồng phải cao ráo, có tầng canh tác sâu.

🛑 Mẹo: Để bổ sung thêm lượng dinh dưỡng cho đất cũng như kích thích các loại vi sinh vật có lợi phát triển mạnh thì bà con cần sử dụng chế phẩm sinh học Bio Soil để hỗ trợ tăng cường độ pH, cải thiện độ phì nhiêu, giúp đất được tơi xốp hơn. Bên cạnh đó, thuốc còn có công dụng giúp kích thích bộ rễ phát triển mạnh, ức chế, tiêu diệt các mầm bệnh còn sót lại trong đất.

✅ Sau khi đã xử lý đất trồng xong, thì bà con cần thực hiện là hố sâu khoảng 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao từ 40 – 70cm.

✅ Nếu đất có độ dốc khoảng 5%, thì bà con không cần đắp mô, chỉ cần làm hố có kích thước 40 x 40 x 40cm. Nếu đất có độ dốc cao hơn 7% thì là hố có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.

Khoảng cách và mà độ trồng cây mít

✅ Tùy theo từng địa phương canh tác, từng loại đất, phương pháp trồng mà khoảng cách trồng mít có thể được bà con thay đổi sao cho phù hợp để cây được phát triển thuận lợi.

✅ Theo một số kinh nghiệm của bà con nhà vườn, thì đối với giống mít Nghệ thì khoảng cách phù hợp nhất là 7 x 7m; 6 x 7 m hoặc 6 x 6m.

✅ Đối với một số giống mít nhập như mít Thái thì chúng sẽ có tán cây nhỏ, cho trái sớm nên bà con cần trồng ở mật độ dày hơn: 3 – 4m x 3 – 4m.

✅ Sau khi thu hoạch được 5 – 7 năm thì bà con có thể chặt bỏ bớt để đảm bảo độ thông thoáng cho vườn, tránh để vườn dày đặc, che phủ lên nhau, không đảm bảo cho cây phát triển tốt.

Bón lót cho hố mít

✅ Trước khi trồng cây thì bà con cần bón lót cho mỗi hố khoảng 10 – 12 kg phân chuồng đã hoai mục hoặc các loại phân bón hữu cơ khác. Trộn đều phân với lớp mặt xung quanh và có thể trộn thêm 0,5kg vôi để phòng trừ mối kiến và giúp nâng cao độ pH cho đất.

🛑 Lưu ý: Ngoài các loại phân bón trên thì bà con không nên sử dụng các loại phân chuồng chưa hoai mục hay các loại tro bếp khác, sẽ dễ gây thối rễ cây và làm đất bị mặn.

Quy trình tiến hành trồng mít 

✅ Bà con tiến hành đào một lỗ nhỏ ở giữa hố đã chuẩn bị trước đó, lỗ cần sâu và to hơn bầu cây. Sử dụng dao và kéo cắt đáy bầu cây và cắt bỏ các phần rễ cọc bị xoắn lại.

✅ Cần đặt bầu cây vào lỗ đã đào sẵn và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấy đất lại, thao tác cần được thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu, đứt rễ.

✅ Nếu thấy đất khô thì cần tưới ngay cho cây, sử dụng rơm rạ, cỏ, đắp xung bầu để giữ ẩm cho cây. Thời gian đầu thì bà con nên sử dụng các loại cây, cọc gỗ để cắm cố định xung quanh cây để cây không bị đổ ngã khi gặp gió mạnh.

Chăm sóc cây mít sau khi trồng mau lớn xanh lá đứng cây

Cách trồng cây mít trái ra sai trĩu, có hiệu quả kinh tế cao
Tổng hợp các kỹ thuật chăm sóc giúp cây mít sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh tấn công

Thông tin dưới đây, AQ chia sẻ đến bà con các kỹ thuật chăm sóc cây mít mới trồng đúng chuẩn, giúp cây khỏe mạnh, trái ra nhiều, ít bị sâu bệnh tấn công.

Quản lý cỏ dại

✅ Khi mới trồng cây mít xong thì bà con cần dùng một lớp rơm rạ hoặc cỏ khô để tủ lên mô, việc này sẽ giúp giữ ẩm cho cây, tránh tình trạng bị rửa trôi đất. Khi cây còn nhỏ thì bà con nên thường xuyên làm sạch cỏ dại xung quanh để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng.

✅ Khi tủ gốc bà con nên chừa cách gốc khoảng 10cm để hạn chế các loại nấm bệnh sinh sôi và tấn công vào cây mít non.

🛑 Lưu ý: Khi cây mít còn nhỏ thì bà con cần hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học để diệt trừ tận gốc, mà thay vào đó cần sử dụng các loại thuốc sinh học, phân học hữu cơ với liều lượng hợp lý.

Quản lý nước tưới

✅ Mít là loại cây ăn trái chịu nước kém nên vườn trồng cần phải có hệ thống thoát nước tốt vào mùa mưa. Trong khoảng 2 năm đầu, thì bà con cần tưới nước đầy đủ để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

✅ Nếu tháng đầu tiên sau khi trồng mà gặp khô hạn thì bà con phải tưới nước thường xuyên (khoảng 2 – 3 ngày/lần), sau đó giảm dần từ 4 – 5 ngày/lần.

✅ Bà con có thể áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt để hạn chế lượng nước dư thừa, sẽ làm rửa trôi lớp đất mặt và dinh dưỡng trong đất.

Ưu điểm của phương pháp tưới nhỏ giọt: Tiết kiệm được lượng nước tưới, ít tốn công lao động, hạn chế được sự phát triển của nấm bệnh, giảm thất thoát phân bón cho cây mít.

Bón phân hữu cơ

✅ Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây mít thì bà con có thể sử dụng các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, các chế phẩm sinh học để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

✅ Khi cây khoảng 1 – 2 năm tuổi thì cần bón 10 – 15 kg/cây/năm, nên bón vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa,

✅ Khi cây ở giai đoạn ra hoa đậu quả thì bón 25 – 45kg/cây/năm, nên bón vào giai đoạn sau khi thu hoạch quả.

Tỉa cành, trái, tạo tán cây

✅ Đối với những cây chưa cho trái thì bà con cần tỉa cành khoảng 2 – 3 lần/năm, việc cắt tỉa cần được tiến hành khi cây mít cao khoảng 1m trở lên. Nên chọn cắt tỉa những cành gần sát mặt đất, giữ lại những cách gốc khoảng 40cm trở lên.

✅ Đối với những cây đã cho trái thì việc cắt tỉa cần được tiến hành 1 năm/lần, cắt tỉa sau mỗi mùa thu hoạch. Cần tỉa bỏ những cần sâu bệnh, cành vượt, cành mọc sát mặt đất,…

🛑 Lưu ý: Khi cắt tỉa bà con cần cắt sát thân chính và quét thuốc để hạn chế nấm bệnh xâm nhập, dễ gây ra bệnh xì mủ.

✅ Đối với việc tỉa trái thì bà con nên tỉa bỏ bớt những trái xấu, trái méo mó, trái nhỏ, trái đã bị sâu bệnh tấn công. Đồng thời, nên tỉa bỏ bớt trái khi cây ra trái quá nhiều để đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng để nuôi trái khỏe mạnh.

  • Khi cây từ 1,5 – 2 năm tuổi chỉ để 1 – 2 trái/cây/đợt trái tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của cây mít.
  • Khi cây từ 3 năm tuổi thì giữ lại 3 – 4 trái/cây.
  • Khi cây từ 4 năm tuổi thì giữ lại 5 – 6 trái/cây.

Tùy vào độ tuổi của cây, bà con có thể quyết định số lượng trái mít nên giữ lại trên cây vào mỗi năm.

Bao trái mít 

✅ Khi cây mít đã đến tuổi ra hoa đậu quả thì bà con nên thực hiện bao trái để ngăn chặn sự tấn công của các loài côn trùng gây hại, nhất là loài ruồi đục trái, sâu đục trái, rệp trái,… Bà con có thể tiến hành bao trái mít khi trái có đường kính khoảng 7cm.

✅ Việc bao trái đúng thời điểm, có thể giúp quả mít được phát triển thuận lợi, quả bóng đẹp, chất lượng đạt chuẩn, hỗ trợ nâng cao hiệu quả kinh tế của bà con nông dân.

Phòng trừ nấm, sâu bệnh trên cây mít

✅ Cây mít là một trong những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nên bà con cần chú ý thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm nấm bệnh, sâu hại trên cây và có biện pháp xử lý kịp thời nhé.

❌ Một số nấm bệnh thường xuất hiện trên cây mít đó là: bệnh thối gốc, chảy nhựa, nấm gây thối nhũn, thối trái, bệnh thán thư trên cây mít, nấm bệnh gỉ sắt,…

✅ Khi gặp phải các loại nấm bệnh này, bà con cần liên hệ trực tiếp đến Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ để các kỹ sư hỗ trợ và hướng dẫn phòng trừ nấm bệnh bằng các sản phẩm như: Phy FusaCo, Be Green giúp bảo vệ được năng suất và chất lượng mít.

❌ Các loài côn trùng gây hại trên cây mít đó là: ruồi đục trái, sâu đục thân, sâu đục trái, rầy, rệp, mọt nâu, mối,…

✅ Khi gặp phải các loài côn trùng này bà con cần thường xuyên vệ sinh vườn sạch sẽ tránh để vườn bị ẩm mốc, thu gom và tiêu hủy bớt những cành, trái bị chúng tấn công và sử dụng các chế phẩm sinh học như: Pe insects, Mebe Pa, Ola insect in99, để ức chế và tiêu diệt các loài sâu hại triệt để nhé.

Thu hoạch và bảo quản quả mít lâu ngày không bị hư

▶️ Bà con thực hiện thu hoạch khi thấy gai mít nở ra, lá yếm bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt. Nên thu hoạch vào khung thời gian từ  9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Khi hái mít bà con cần thao tác nhẹ nhàng, cắt rời quả với thân cây và giữ lại cuống trên quả.

🛑 Lưu ý: Khi hái mít thì bà con không được quăng, ném quả, giữ cho quả mít nguyên vẹn, không bị dập nát. Không để cho gãy gai hay làm sứt cuống.

▶️ Sau khi hái xong, thì cần đặt mít nằm ngang, cuốn trái quay xuống thấp, để cho mủ chảy hết ra ngoài. Tuyệt đối không để mít nằm chồng lên nhau.

▶️ Để bảo quản quả mít, bà con cần đặt quả tại nên khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và những nơi ẩm mốc. Nếu để quả dưới đất thì cần lót lá hoặc rơm, tránh để quả tiếp xúc trực tiếp dưới mặt đất.

AQ hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bà con sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để thực hiện cách trồng cây mít cũng như việc chăm sóc sẽ được diễn ra thuận lợi, cây phát triển khỏe mạnh, trái ra sai trĩu. Nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn kỹ hơn về các chế phẩm sinh học mà chúng tôi đã đề cập bên trên thì vui lòng liên hệ trực tiếp đến AQ, đội ngũ chuyên viên sẽ hỗ trợ bà con trong thời gian sớm nhất nhé.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-8%
Công dụng: 🔹 Tăng độ pH cho đất sau 5-7 ngày tưới, cải thiện độ phì nhiêu, cho đất tơi…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
Công dụng: Bacillus thuringenis(Bt) sản phẩm phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh vật có lợi giúp tiêu diệt…
5.00 out of 5
150.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-17%
Công dụng: Xua đuổi ruồi trưởng thành, ngăn chặn ruồi xâm nhập vườn đẻ trứng, gây ung trứng, tiêu diệt…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-24%
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-10%
Công dụng: Phòng trừ các loại nấm bệnh hại thối rễ, lở cổ rễ. Phục hồi cây bị vàng lá…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *