Cách trồng cây hồng môn xanh tốt và ý nghĩa phong thủy
Kích thước chữ
Cách trồng cây hồng môn với những cách thức đơn giản được nhiều bà con quan tâm và tìm hiểu đến, nhất là trong dịp Tết đến Xuân về. Bài viết hôm nay, chúng tôi mang đến cho bà con những thông tin về cách trồng và chăm sóc cây hồng môn khỏe mạnh, hoa ra nhiều, rực rỡ.
Tìm hiểu về cách trồng cây hồng môn
Cây hồng môn hay còn được gọi là cây vĩ hoa tròn, cây buồm đỏ,… chúng có tên khoa học là: Anthurium andreaenum. Có sắc đỏ quyến rũ, phiến lá có hình trái tim, nên hồng môn là loại cây trồng được rất nhiều bà con ưa thích, dùng để làm quà tặng, đồ vật trang trí trong nhà và ngoài trời.
Ngoài ra, cây hồng môn còn được sử dụng như một loài thực vật lọc khí độc trong không khí và mang đến nhiều ý nghĩa trong phong thủy cho gia chủ.
Đặc điểm và hình dáng của cây hồng môn
- Hồng môn là một loại cây lâu năm, chúng mọc thành từng bụi và có sức khỏe rất khỏe. Cuống lá có hình trụ, có chiều cao từ 30-60 cm.
- Cây hồng môn ra hoa trong quanh năm, hoa mọc ra thành cụm dài và đính trên mo hoa. Mo hoa của hồng môn có màu hồng, đỏ rực và có dạng hình trái tim.
- Hiện nay, cây hồng môn có 3 loại phổ biến như: đại hồng môn, trung hồng môn, tiểu hồng môn. Ngoài ra, hồng môn còn được phân loại theo màu sắc như: hồng môn đỏ, hồng, phấn.
Tác dụng tuyệt vời từ cây hồng môn mang đến
- Cây hồng môn được nhiều bà con ưa chuộng dùng để trang trí trong nhà, bàn làm việc, văn phòng,… với công dụng giúp không gian xanh mát, thanh lọc không khí và các khí độc hại.
- Cây có lá hình trái tim và những bông hoa đỏ rực rỡ nên được nhiều người dùng để làm quà tặng cho người yêu, đối tác,…
- Tuy nhiên, bà con cần lưu ý rằng cây hồng môn thuộc họ ráy nên hầu hết các bộ phận của cây đều có độc.
- Nhưng bà con không cần lo lắng nhiều bởi vì lượng độc không nhiều để gây mất mạng, mà nó chỉ gây ngứa, đau, rát lên vùng tiếp xúc.
Cây hồng môn mang đến ý nghĩa gì trong phong thủy?
Trong phong thủy cây hồng môn có ý nghĩa mang đến sự may mắn, tài lộc cho gia chủ. Đối với những người kinh doanh, thì việc đặt một chậu hồng môn tại nơi làm việc không những dùng để trang trí mà còn có tác dụng như “một chú mèo thần tài” vẫy gọi sự thuận lợi và tài lộc.
Thời gian thích hợp để trồng cây hồng môn
- Thời điểm thích hợp để trồng cây hồng môn là vào vụ mùa Xuân (từ tháng 3 đến tháng 4) và vào vụ mùa Thu khi nhiệt độ mát mẻ (từ tháng 9 đến tháng 10).
- Khi thực hiện cách trồng hồng môn vào thời điểm nắng nóng thì bà con cần chuẩn bị trước những vật dụng để che chắn, để giảm cường độ chiếu sáng của mặt trời làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hồng môn.
Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng cây hồng môn?
✅ Chọn những cây giống tại những vườn trồng chất lượng hoặc tại cửa hàng cây cảnh uy tín.
✅ Lựa chọn giá thể để trồng cây có độ tơi xốp, thông thoáng, giá thể có thể là xơ dừa, trấu hun, phân chuồng đã hoai mục,…
✅ Chậu trồng cây phù thuộc vào kích thước của cây, nên lựa những chậu có lỗ thoát nước. Nếu thực hiện cách trồng cây hồng môn thủy sinh (trồng trong nước) thì bà con cần lựa chọn chậu thủy tinh nhỏ gọn, kích thước tùy vào không gian mà bà con muốn đặt cây.
Hướng dẫn cách trồng cây hồng môn trong chậu và thủy sinh
Dưới đây là 2 cách thực hiện trồng cây hồng môn trong chậu đất và trồng thủy sinh. Quý bà con hãy tham khảo để có thêm kinh nghiệm trong quá trình trồng và chăm sóc loại cây cảnh này nhé.
Hướng dẫn cách trồng hồng môn trong chậu
- Tiến hành trộn đất để trồng cây hồng môn với với các nguyên liệu như: đất sạch, giá thể trấu hun, phân trùn quế, giá thể mụn dừa với tỷ lệ 3:2:3:2.
- Thực hiện cho đất vào chậu trồng, cho đất vào cách miệng chậu khoảng 3-5cm.
- Sau đó, lấy cây con đặt vào giữa chậu rồi lấp đất quanh gốc cây, ấn nhẹ để cây được đứng vững, tuy nhiên tránh làm vỡ bầu cây.
- Cuối cùng, tưới nhẹ nước cho cây để đất có đủ độ ẩm, để cây hồng môn bén rễ nhanh hơn.
Hướng dẫn cách trồng cây hồng môn thủy sinh
- Bên cạnh cách trồng hồng môn trong chậu, thì nhiều bà con ưa thích việc trồng cây trong nước.
- Với cách trồng cây hồng môn thủy sinh thì bà con cần thực hiện rửa sạch đất, cắt tỉa bớt những đoạn rễ bị đứt của cây.
- Sử dụng dung dịch dinh dưỡng thủy sinh đổ vào chậu thủy tinh rồi đặt cây con vào.
- Sau khoảng 15 ngày, thì bộ rễ của cây hồng môn bắt đầu phát triển trong nước.
- Sau khoảng 5-7 ngày, bà con cần thay nước, đổ thêm dung dịch thủy sinh để hỗ trợ dinh dưỡng cho cây được phát triển nhanh chóng nhé.
Chăm sóc cây hồng môn sau khi trồng phát triển xanh tốt, hoa nở rực rỡ
Sau khi đã tiến hành cách trồng hồng môn hiệu quả thì việc chăm sóc cây là việc làm quan trọng để cây được phát triển tốt, ra hoa rực rỡ, chơi được lâu. Dưới đây, AQ đã tổng hợp lại một số biện pháp chăm sóc cây hồng môn trồng trong chậu và trồng dưới nước:
Kỹ thuật chăm sóc cây hồng môn trồng trong chậu
✅ Cần tưới nước cho cây khoảng 1 tuần lần vào mùa lạnh và khoảng 2 lần/tuần vào mùa khô, tránh tưới nhiều sẽ khiến cây bị úng rễ, dẫn đến thối rễ và thối thân.
✅ Duy trì nhiệt độ từ 15-30 độ C để cây được phát triển tốt nhất, cây hồng môn có thể sống tốt trong những nơi có điều hòa.
✅ Tránh để cây ở những nơi gần ánh sáng mặt trời, bởi cây sẽ dễ bị bỏng nóng, dẫn đến tình trạng cháy lá, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian.
Kỹ thuật chăm cây hồng môn trồng trong nước
✅ Sau khoảng 1 tuần thì bà con cần đổ bỏ nước trong chậu, rửa sạch cây và rễ (thao tác nhẹ nhàng, tránh dùng tay bóp sẽ là, gãy rễ).
✅ Cho cây vào trong chậu và độ ngập nước khoảng ⅓ bộ rễ và đổ dung dịch thủy sinh mới vào.
✅ Bà con cần tiến hành thay nước định kỳ nếu đặt chậu trồng trong không gian có điều hòa nhé (bởi nước sẽ nhanh bị bốc hơi).
✅ Khi quan sát thấy những phần rễ bị hư, đứt thì cần dùng kéo để cắt bỏ đi.
✅ Cần rửa sạch lá bằng bình phun sương, tránh làm xước, dập nát lá.
Bật mí những mẹo để cây hồng môn được tươi tốt, khỏe mạnh
✅ Đối với những cây hồng môn được trồng trong chậu đất thì bà con có thể sử dụng phân phốt pho để thúc đẩy cây ra hoa nhiều hơn.
✅ Sau một thời gian, cây hồng môn đã lớn thì bà con cần sang cây vào chậu lớn hơn để cây có khoảng không gian rộng hơn để phát triển.
✅ Khi hoa tàn thì để loại bỏ chúng, bà còn cần cắt ở gốc cuống hoa, vị trí ở gần gốc cây nhất.
✅ Ở thời điểm cây trưởng thành, thì rất dễ bị nhện, rệp, các loài côn trùng khác tấn công bởi màu sắc rực rỡ của cây. Bà con cần sử dụng thuốc sinh học để trị dứt điểm các loại côn trùng này mà vẫn đảm bảo được sức đề kháng của cây, hệ sinh thái xung quanh và sức khỏe của người sử dụng thuốc.
Bài viết trên là một vài thông tin về cách trồng cây hồng môn cũng như kỹ thuật chăm sóc. AQ hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bà con sở hữu được một chậu hồng môn khỏe mạnh và nở hoa rực rỡ.