Hướng dẫn cách trồng cây dâu tằm mau ra trái, không sâu bệnh
Kích thước chữ
Cách trồng cây dâu tằm không đòi hỏi quá nhiều những kỹ thuật phức tạp, tuy nhiên để cây được phát triển tốt, khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh tấn công thì bà con cần lưu tâm đến quy trình chọn giống và chăm sóc cây nhé.
Trong bài viết dưới đây, AQ sẽ chia sẻ tất cả những thông tin, bí quyết về cách trồng dâu tằm lấy quả đơn giản, mà ai cũng có thể thực hiện được.
Tìm hiểu về cách trồng cây dâu tằm
Cây dâu tằm có tên khoa học là Morusalba L, thường được trồng nhiều ở khu vực Địa Trung Hải, Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Bắc Phi, Úc, Trung Đông,…
Cây dâu tằm cũng có một số loài phổ biến đó là: dâu tằm trắng, dâu tằm đỏ, dâu tằm đen. Đây là loài thực vật thân gỗ sống lâu năm cây bụi hoặc cây to. Thân cành của cây dâu tằm có nhiều nhựa, không có gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách.
Cây dâu tằm được nhiều bà con xem là thần dược bởi có công dụng chữa bệnh thần kỳ. Ngoài ra, quả dâu tằm còn được nhiều người dùng để ngâm rượu.
Thời điểm thích hợp để thực hiện cách trồng cây dâu tằm
- Tùy vào cách trồng bằng cây con hoặc trồng bằng hom thì bà con còn lưu ý đến thời vụ trồng để đạt năng suất tốt nhất.
- Nếu trồng cây dâu tằm bằng cây con: Thì bà con có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng vào vụ Xuân từ tháng 2 – 4 và vụ mùa Thu từ tháng 7 – 9.
- Nếu trồng cây dâu tằm bằng hom: Thì bà con nên trồng vào trung tuần vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Vì đây chính là thời điểm có mưa xuân nên rất thuận lợi cho cây dâu tằm nảy mầm, có tỷ lệ sống cao.
Điều kiện thích hợp để trồng cây dâu tằm
Để thực hiện cách trồng dâu tằm thì bà con cần tìm hiểu kỹ lưỡng các yếu tổ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây để có biện pháp canh tác phù hợp nhé.
Nhiệt độ tác động đến việc trồng cây dâu tằm
Nhiệt độ phù hợp để trồng cây dâu tằm đó là từ 24 – 32 độ C, khi nhiệt độ tăng lên 40 độ C thì một số bộ phận của cây dâu tằm bị suy yếu đi, không thể phát triển được.
Ánh sáng ảnh hưởng đến cách trồng dâu tằm
Là một loại cây ưa sáng, nên trong suốt quá trình sinh trưởng thì cây cần chiếu sáng từ 10 – 12 giờ/ngày để phát triển. Nếu bị thiếu sáng thì lá dâu sẽ mỏng đi, thân bị mềm yếu.
Đất trồng phù hợp với cây dâu tằm
Dâu tằm là loại cây có thể thích ứng được với nhiều loại đất, tuy nhiên để có năng suất tốt thì bà con nên trồng cây ở môi trường đất có độ pH từ 6,5 – 7,0 có tầng canh tác tối thiểu từ 70cm trở lên.
Nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng lớn đến cách trồng dâu tằm
Dâu tằm là loại cây trồng có thể chịu được hạn, nhưng nếu thiếu nước thì cây không thể sống được. Độ ẩm phù hợp để cây dâu tằm phát triển tốt nhất là từ 70 – 80%.
Chuẩn bị gì để thực hiện cách trồng cây dâu tằm?
Để việc cách trồng dâu tằm lấy quả được diễn ra thuận lợi hơn thì bà con cần chuẩn bị những nguyên liệu, vật dụng cần thiết như sau:
Phương pháp nhân giống cây dâu tằm
✅ Hiện nay có nhiều cách thực hiện trồng dâu tằm lấy quả. Trong đó, việc giâm cành là phương pháp được nhiều bà con áp dụng đến. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao thì quá trình nhân giống cần lưu ý một số yếu tố sau.
✅ Cần lựa chọn cành giâm là những cành bánh tẻ có độ tuổi từ 8 tháng trở lên. Nên sử dụng những cành giâm ở những cây dâu tằm có trái sai quả, cho quả to và ngọt.
✅ Cành giâm được cắt thành các đoạn với chiều dài khoảng 18 – 20cm, đồng thời với từng đoạn sau khi cắt cần có tối thiểu 2 mắt, đồng thời nơi cắt cần cách mắt khoảng 0,5 – 1cm.
✅ Để đảm bảo tỷ lệ ra rễ thì bên nhúng cầm giâm vào thuốc kích rễ. Trong quá trình giâm cành cần bổ sung đầy đủ nước, đảm bảo độ ẩm trong đất để cành được sớm bén rễ.
Làm đất kỹ trước khi trồng cây dâu tằm
✅ Trước khi tiến hành trồng dâu tằm thì bà con cần xới đất kỹ, làm cỏ sạch sẽ, loại bỏ bớt những mầm bệnh trước khi trồng cây.
✅ Ngoài ra, bà con cần kết hợp trộn phân chuồng hoai mục, phân bón lót, rơm rạ,… để tăng thêm độ tơi xốp, màu mỡ để cây trồng được phát triển thuận lợi.
Đào hố để trồng cây dâu tằm
Bà con cần tiến hành đào hố với kích thước 40 x 40 x 40cm để tiến hành bón lót và tiến hành lấp đất lại. Với mỗi hố chỉ nên trồng 1 cây con và cầm đảo bảo khoảng cách tiêu chuẩn (hàng cách hàng 1,2 – 1,5m, cây cách cây 0,2 – 0,3m, khoảng 42.000 cây/ha). Để cây dâu tằm có khoảng không gian để phát triển tốt hơn.
Tiến hành bón vôi, phơi ải trước khi trồng dâu tằm
Nhiều bà con bỏ qua việc bón vôi phơi ải trước khi trồng. Nhưng việc bón vôi, phơi ải khoảng 7 – 10 ngày trước khi trồng dâu tằm sẽ giúp cây tránh được tình trạng mắc các bệnh hại làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sinh trưởng của cây dâu tằm.
Hướng dẫn cách trồng cây dâu tằm chi tiết qua từng bước
✅ Cách trồng dâu tằm không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật phức tạp, tuy nhiên để cây được phát triển tốt thì trong quá trình trồng cây bà con cầm đảm bảo một số yếu tố sau:
✅ Cành giống sau khi giâm được khoảng 30 – 40 ngày thì bà con cần tiến hành trồng vào vườn hoặc trong chậu đã chuẩn bị trước đó.
✅ Đối với những cây giống được mua sẵn thì bà con cần bỏ lớp nilon ở vỏ hom sau đó tiến hành trồng vào đất trồng, tiến hành lấp đất kín hom, nén chặt ở phần gốc.
✅ Sau khi trồng cây con thì cần tiến hành việc tưới nước đẫm ở phần gốc để duy trì được độ ẩm, để giúp cây trồng nhanh chóng bén rễ.
Chăm sóc cây dâu tằm ra trái nhiều, không sâu bệnh
Vốn là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc, nhưng để cây được phát triển khỏe mạnh, ra trái sai trĩu thì cần phải có kỹ thuật chăm sóc đúng cách. Dưới đây là những bí quyết về cách chăm sóc giúp bà con thu hoạch được trái dâu tằm chín mọng, thơm ngon.
Thực hiện tưới nước cho cây dâu tằm
✅ Trong những tháng đầu mới trồng thì cây dâu tằm cần được tưới nước thường xuyên, nếu nhận thấy cây có hiệu khô thì bà con cần lập tức tưới nước ngay.
✅ Vào mùa đông, thì số lần tưới nước cần giảm lại, chỉ cần tưới nước cho cây vào sáng sớm và chiều mát.
Bổ sung dinh dưỡng cho cây dâu tằm
Cần bón phân ngay cho cây khi vừa mới trồng bằng phân chuồng đã hoai mục, phân hữu cơ, vô cơ, phân vi sinh. Sau khi trồng khoảng 7 – 10 tuần thì có thể bón phân tiếp tục.
Cắt tỉa cho cây dâu tằm
Bà con cần loại bỏ bớt những cành hư hỏng, lá úa, cành sâu bệnh trên cây để tránh lây lan lên diện rộng và cũng tạo điều kiện để cành non, lá non phát triển tốt hơn.
Phòng trừ sâu gây hại ở cây dâu tằm
✅ Cây dâu tằm thường mắc các loại bệnh hại như: bệnh mốc, đốm lá, rỉ sắt, thối rễ,… Với sâu hại và côn trùng gây hại thì đó là: sâu xanh, bị trĩ, ruồi vàng, nhện,…
✅ Các loại dịch bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng thu hoạch của cây dâu tằm, nếu nặng có thể làm chết cây.
✅ Bà con cần theo dõi, kiểm tra kỹ lưỡng vườn dâu tằm nhà mình để nhanh chóng phát hiện ra sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ hiệu quả nhé.
Vậy là trong bài viết trên AQ đã cung cấp cho quý bà con tất cả những thông tin hữu ích về cách trồng cây dâu tằm. Chúng tôi mong rằng bà con có thể tự tay chăm sóc và thu hoạch những quả dâu tằm chín mọng, thơm ngon, mọng nước nhé.