Cách trồng cà dĩa tại nhà cho quả to tròn mau thu hoạch
Kích thước chữ
Cách trồng cà dĩa đúng kỹ thuật giúp cây phát triển khỏe mạnh và đảm bảo năng suất, chất lượng quả khi thu hoạch, chế biến thành những món ăn ngon cho gia đình. Cà dĩa là loại cây trồng dễ chăm sóc, tuy nhiên cần chú ý đặc biệt trong từng giai đoạn sinh trưởng gồm các bước chọn giống, gieo hạt, và tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh.
Thực hiện trồng cà dĩa tại vườn nhà cùng Sinh Học AQ với những hướng dẫn chi tiết trong bài viết sau cho thu hoạch quả cà dĩa ngon, chất lượng.
Tìm hiểu về cách trồng cà dĩa

Cách trồng cà dĩa từ hạt là một phương pháp canh tác phổ biến cho thu hoạch những trái cà tươi ngon cho gia đình. Mọi người có thể áp dụng trồng cà dĩa tại nhà với các bước chuẩn bị đất, gieo hạt và chăm sóc, bảo vệ cây cho ra quả năng suất hơn.
Cà dĩa là gì?
🔷 Cà dĩa là một giống cà có nguồn gốc từ Việt Nam, được nhiều người yêu thích và gieo trồng tại nhà để cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng, an toàn, thơm ngon cho bữa ăn hàng ngày.
🔷 Trái cà dĩa không chỉ là nguyên liệu chế biến các món ăn như xào, nấu canh hay nhồi thịt mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Do đó, giá trị kinh tế của cà dĩa khá cao, trở thành nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ canh tác quy mô lớn.
Giá trị dinh dưỡng từ quả cà dĩa mang lại
Cà dĩa rất giàu chất xơ giúp cải thiện và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Trong cà dĩa còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng khác, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và duy trì sức khỏe.
Đặc điểm sinh trưởng của cây cà dĩa
Cây cà dĩa có đặc điểm sinh trưởng khá đặc trưng phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dưới đây là một số yêu cầu cần đáp ứng trong quá trình sinh trưởng của cây cà dĩa:
- Khí hậu: Cây cà dĩa phát triển tốt ở vùng có khí hậu nóng ẩm với nhiệt độ từ 25-30 độ C và độ ẩm không khí từ 60-80%. Cây cà dĩa không chịu được sương giá hoặc thời tiết lạnh kéo dài.
- Đất trồng: Cây cà dĩa không chịu được ngập úng vì vậy đất trồng cần được đảm bảo thoát nước tốt, có độ tơi xốp và thoáng khí để rễ cây dễ dàng phát triển, hấp thụ nước và dưỡng chất. Cây cà dĩa có nhu cầu dinh dưỡng khá cao, đặc biệt trong giai đoạn phát triển hoa và quả.
- Nhiệt độ và độ ẩm: Cà dĩa thích hợp với điều kiện nhiệt độ từ 25-30 độ C và độ ẩm cao. Đảm bảo cây có đủ ánh sáng nhưng không bị nắng gắt chiếu trực tiếp trong suốt cả ngày. Sau khi hạt giống được gieo trồng và có đủ điều kiện ấm áp, cây cà dĩa bắt đầu nảy mầm trong vòng 7-10 ngày.
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng cà dĩa?
Để trồng cà dĩa cho thu hoạch sai trái mọi người cần tiến hành chuẩn bị thật kỹ từ khâu chọn hạt giống, làm đất, bón lót để việc gieo trồng thuận lợi.
Chuẩn bị đất trồng cà dĩa
🔷 Việc lựa chọn đất phù hợp không chỉ giúp cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả thu hoạch. Do đó, nên trồng cà dĩa trong đất tơi xốp, thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng. Các loại đất phù hợp như đất pha cát, đất phù sa và đất thịt nhẹ, thực hiện quy trình làm đất tơi xốp, cải tạo đất và bón lót.
🔷 Cải tạo đất trồng cà dĩa: Pha 1 lít Bio Soil với 400-800 lít nước, sau đó tưới đều lên đất khoảng 2-3 tháng/lần. Việc áp dụng phương pháp này từ 2-3 lần mỗi năm sẽ giúp đất trồng trở nên tơi xốp, cải thiện khả năng giữ nước và cung cấp dưỡng chất cho cây phát triển tốt.
Bón lót trước khi trồng cà dĩa
🔷 Việc bón lót giúp cải tạo đất canh tác và đồng thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết để cây có thể hấp thụ và phát triển mạnh mẽ. Bón lót các loại phân hữu cơ như phân lân, phân chuồng, NPK, và kali để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây.
Chọn hạt giống cà dĩa
🔷 Chọn giống cà dĩa chất lượng sẽ quyết định đến sự phát triển của cây và năng suất thu hoạch. Nên mua giống từ các cơ sở uy tín, đảm bảo giống có chất lượng tốt, không bị nhiễm bệnh và có nguồn gốc rõ ràng. Hạt giống cà dĩa chất lượng phải có màu sắc đồng đều, không có dấu hiệu bị sâu bệnh hoặc nấm mốc.
Hướng dẫn cách trồng cà dĩa tại nhà chi tiết từng bước

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cơ bản như đất đai, giống cây và các công cụ cần thiết, bà con thực hiện theo quy trình cách trồng cây cà dĩa với các bước chi tiết như sau:
Bước 1: Xử lý hạt giống
Sau khi lựa chọn kỹ càng, bà con phơi hạt giống dưới nắng nhẹ trong khoảng 3-5 phút. Tiếp theo ngâm hạt trong nước khoảng 24 giờ rồi ủ trong khăn ấm để kích thích quá trình nứt nanh của hạt.
Bước 2: Gieo hạt giống cà dĩa
Khi hạt đã nứt nanh bà con tiến hành gieo vào thùng xốp đã được chuẩn bị đảm bảo tơi xốp, có độ ẩm phù hợp. Phủ lớp trấu mỏng lên bề mặt đất giúp duy trì độ ẩm cho hạt và hỗ trợ quá trình nảy mầm.
Bước 3: Đánh luống trồng cà dĩa
Trước khi trồng cây cà dĩa ra đất vườn, cần làm đất thật kỹ, đánh luống với chiều rộng từ 1-1,2m và độ cao từ 20-25cm. Đảm bảo khoảng cách giữa các luống là 70-80cm, trong khi khoảng cách giữa các cây trên mỗi luống là 60x80cm.
Bước 4: Trồng cây cà dĩa
Sau khoảng 4-5 ngày khi cây non bắt đầu mọc lá, mọi người có thể chuẩn bị trồng cây ra đất vườn. Đảm bảo độ ẩm cần thiết khi nhổ cây từ thùng xốp để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Chăm sóc cây cà dĩa sau khi trồng mau cho ra trái, không sâu bệnh

Quá trình chăm sóc cây cà dĩa rất quan trọng để đảm bảo cây sinh trưởng mạnh mẽ và cho trái chất lượng. Trong đó bà con cần chú ý tưới nước thường xuyên, bón phân định kỳ và phòng trừ sâu bệnh với các nội dung sau đây:
Làm cỏ vệ sinh khu vực trồng cây cà dĩa
➡️ Để đảm bảo đất luôn sạch sẽ, bà con cần tiến hành làm cỏ định kỳ, loại bỏ cỏ dại gây cản trở sự phát triển của cây.
➡️ Ngoài ra, có thể sử dụng giấy báo phủ trên đất để hạn chế sự phát triển của cỏ hoặc pha dung dịch muối và nước theo tỷ lệ 1:3 để diệt trừ cỏ hại.
Tưới nước cho cây cà dĩa
➡️ Cần tưới nước thường xuyên đặc biệt là vào sáng sớm hoặc chiều tối để cây có thể hấp thụ nước một cách hiệu quả nhất.
➡️ Điều chỉnh lượng nước tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây. Cây con cần khoảng 1,5mm nước mỗi ngày, thời kỳ trưởng thành cần khoảng 4mm nước mỗi ngày.
Bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây cà dĩa
➡️ Cây cà dĩa cần được bón phân định kỳ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong suốt quá trình phát triển. Bổ sung các loại phân như Kali, đạm (Urea) hoặc lân với lượng phân bón phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của cây.
- Bổ dung dinh dưỡng: Dùng 250ml VI AMEN pha với 400-800 lít nước và phun đều lên tán lá hoặc tưới gốc cho cây định kỳ mỗi lần cách nhau từ 7-15 ngày và có thể thay thế phân NPK hay phân bón lá khác.
- Giai đoạn ra trái và nuôi trái: Hòa 500ml Kfruit với 200-400 lít nước, phun đều lên tán lá hoặc tưới gốc để cung cấp dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ cây trong quá trình ra hoa rộ, đậu quả và nuôi quả, giúp trái cà dĩa cho chất lượng tốt hơn.
Phòng trừ sâu bệnh trên cây cà dĩa
➡️ Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây cà dĩa như sâu đục trái, sâu ăn lá, nấm mốc… Do đó, để bảo vệ cây, bà con cần thường xuyên kiểm tra và phát hiện sớm dấu hiệu sâu bệnh. Các biện pháp canh tác hiệu quả bao gồm tiêu hủy cây bệnh, sử dụng thiên địch, hoặc sử dụng thuốc trừ sâu an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất nông sản xanh sạch.
➡️ Để bảo vệ cây cà dĩa khỏi sâu hại, bà con pha 100ml Ola Insect in99 với 100 lít nước, phun đều lên cây mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày. Việc phun định kỳ này sẽ giúp tiêu diệt sâu bệnh gây hại và bảo vệ cây cà dĩa phát triển khỏe mạnh.
Thu hoạch và bảo quản trái cà dĩa
➡️ Cây cà dĩa sau khi trồng khoảng từ 50-60 ngày sẽ cho quả đạt yêu cầu để thu hoạch. Xác định thời điểm chính xác để đảm bảo chất lượng khi xuất bán, quả không quá già hoặc quá non.
➡️ Tiến hành thu hoạch trái cà dĩa đều đặn từng đợt cách từ 4 – 5 ngày, tránh để trái quá già ảnh hưởng đến hương vị cũng như giá trị kinh tế của sản phẩm. Trái cà dĩa đạt chất lượng khi có kích thước vừa phải, không bị thối, sâu bệnh, và có màu sắc đẹp.
Cà dĩa là giống cây mang lại nguồn thực phẩm dồi dào cho gia đình và tạo ra nguồn thu nhập ổn định với quy mô canh tác lớn của bà con nông dân. Hy vọng rằng với những chia sẻ về kỹ thuật cho cách trồng cà dĩa từ AQ cũng như những sản phẩm sinh học hiệu quả, bà con sẽ áp dụng vào việc canh tác và thu hoạch cà dĩa đạt năng suất cao hơn.