Hướng dẫn cách trị rệp trên cây đu đủ hiệu quả và an toàn
Kích thước chữ
Cách trị rệp trên cây đu đủ được thực hiện như thế nào để xử lý triệt để, xua tan những hậu quả do chúng gây ra? Bài viết sau sẽ là nguồn tham khảo hữu dụng đến quý bà con trong việc loại bỏ rệp hại đu đủ cũng như cách giúp cải thiện sức khỏe cây trồng một cách an toàn nhất.
Tìm hiểu về cách trị rệp trên cây đu đủ
Cách trị rệp trên cây đu đủ theo phương pháp an toàn, góp phần giúp bà con phòng trị rệp sáp hiệu quả, tăng năng suất trái, giúp cây khỏe mạnh. Rệp sáp tấn công đu đủ bằng cách chích hút nhựa ở các đọt non, lá non, trái non, cuống trái và cả những trái già. Với cách gây hại như vậy nếu không phòng trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nhà vườn, cây dễ nhiễm bệnh.
Đặc điểm hình dáng của loài rệp sáp hại đu đủ
Rệp sáp hại đu đủ tên khoa học là Planococcus lilacinus, thuộc họ Pseudococcidae. Thân rệp hình bán cầu, phủ một lớp sáp trắng ở ngoài. Khả năng sinh sản của rệp rất lớn khoảng 500 trứng.
Con đực có một đôi cánh, miệng không thể ăn, giữ nhiệm vụ giao phối, mang tuổi thọ từ 2-3 ngày. Con cái không có chân, cánh, các bộ phận đầu, ngực, bụng hợp nhất thành một khối, có tuổi thọ từ 87 ngày. Rệp là loài côn trùng đa thực, chúng có thể tấn công nhiều cây trồng khác ngoài đu đủ như mãng cầu, chôm chôm,…
Nhận biết rệp sáp hại đu đủ xuất hiện qua dấu hiệu nào?
Cây đu đủ bị rệp sáp tấn công thông thường lá bắt đầu xoắn lại, các đọt non bị chùn đọt. Đu đủ bị nứt vỏ, trái đầy nhựa do rệp sáp hút chích tạo nên những vết sẹo vì chúng tập trung gây hại ở các vị trí quan trọng trên cây như gân lá, thân cây, đọt non và trái.
Hậu quả do rệp sáp hại đu đủ gây ra cho vườn cây
- Quả đu đủ trở nên cứng, không thể sử dụng.
- Lá bị biến đổi màu, rụng dần, làm cây mất khả năng quang hợp.
- Từ việc hút chích đến tiết ra chất thải của rệp sáp sẽ thu hút bồ hóng đen bám đầy trên cây.
- Số lượng sinh sản của rệp sáp rất nhiều vì vậy có thể gây hại từ cây này sang cây khác, từ vườn này sang vườn khác.
Hướng dẫn một số cách trị rệp trên cây đu đủ đơn giãn, hiệu quả
Thấu hiểu nỗi lo của bà con chăm vườn đu đủ khi chứng kiến cây ngày càng yếu đi do rệp sáp tấn công, AQ đã chọn lọc, tổng hợp cách phòng trừ rệp sáp hiệu quả qua các phương pháp dưới đây.
☑️Loại bỏ bụi rậm quanh vườn, giữ vườn đu đủ sạch sẽ, tạo không gian thông thoáng
☑️Kiểm tra các cây đu đủ thường xuyên để sớm phát hiện rệp sáp, đặc biệt chú ý đến lá non, đọt non, cuống lá.
☑️Tiêu hủy phần cây bị nhiễm rệp nặng để kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan.
☑️Dùng dầu neem hoặc nước xà phòng pha loãng để xua đuổi rệp cũng như các loài côn trùng gây hại khác.
Thuốc đặc trị rệp trên cây đu đủ Mebe Pa an toàn cho cây
Cách trị rệp sáp trên cây đu đủ còn thông qua việc sử dụng thuốc sinh học để xử lý. Với sản phẩm Mebe Pa được sản xuất thành công bởi Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã mang lại thành phần lành tính, công dụng vượt trội được nhiều bà con ưa chuộng, tin dùng.
Thành phần của thuốc trị rệp sáp trên cây đu đủ Mebe Pa
Mebe Pa có thành phần từ vi sinh tổng số Beauveria sp, Metarhizium spp, Verticillium sp, Paecilomyces spp,… 1×10^8 CFU/g. Cùng các nấm có lợi cho cây như nấm tím, nấm xám, nấm xanh, nấm trắng)
Công dụng của thuốc trị rệp sáp trên cây đu đủ Mebe Pa
☑️Kiểm soát sự ký sinh, tiêu diệt các loài côn trùng hút chích như rệp sáp, rầy, nhện đỏ.
☑️Vi nấm xâm nhập vào côn trùng, sinh bào tử đốt các bộ phận chân, bụng của rệp. Khiến chúng ngưng ăn, chết cứng.
☑️Mang lại hiệu quả lâu dài, đảm bảo chất lượng quả đu đủ, phòng trừ bền vững.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị rệp sáp trên cây đu đủ Mebe Pa
- Phun trị rệp sáp trên cây đu đủ: Pha 20g sản phẩm với 20 lít nước, phun đều lên thân cây bao gồm cành, tán lá. Dùng định kỳ 5-10 ngày/lần.
- Phun phòng rệp sáp trên cây đu đủ: Pha 10g sản phẩm với 20 lít nước, thực hiện phun ướt đều hai mặt lá, thân cây, định kỳ 15-30 ngày/lần.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin đến bà con về cách trị rệp trên cây đu đủ, AQ hy vọng sẽ hữu ích đến quý nhà vườn trong việc kiểm soát, diệt trừ rệp sáp hiệu quả. AQ kính chúc nhà vườn luôn nhiều sức khỏe và có mùa thu hoạch bội thu.