Cách tỉa cành sầu riêng tạo tán, phục hồi từng giai đoạn
Kích thước chữ
Cách tỉa cành sầu riêng được xem là một bước vô cùng quan trọng, giúp cây ổn định dinh dưỡng, phát triển mạnh và cho trái đúng thời vụ. Cây sầu riêng đem lại nguồn kinh tế cao cho bà con nông dân, tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng kỹ thuật, cây sẽ suy yếu và năng suất thấp. Thông qua bài viết dưới đây, AQ Bice sẽ hướng dẫn bà con tỉa cành sầu riêng đúng kỹ thuật và cây hồi phục nhanh, đi đọt tốt.
Giới thiệu về cách tỉa cành sầu riêng
Cách tỉa cành sầu riêng nhằm mục đích định hình tán cây, loại bỏ cành bị sâu bệnh, côn trùng tấn công, bảo vệ những cành khỏe mạnh xung quanh. Cho những cành trên cây sầu riêng có không gian rộng và thoáng hơn để phát triển, ra bông và đậu trái không bị cạnh tranh do sự chặt chội của quá nhiều cành chen nhau.
Khi ra trái, cây sẽ có đủ không gian để trái phát triển, cho ra những quả sầu riêng chuẩn, to tròn, đem lại một mùa vụ bội thu cho bà con nông dân đang canh tác vườn sầu riêng.
Lợi ích khi thực hiện cách tỉa cành sầu riêng mang lại
Cách tỉa cành sầu riêng giúp tạo tán, đem lại không gian rộng rãi cho cây phát triển, ra bông đậu trái cho năng suất cao. Dưới đây là một số lợi ích khi bà con tiến hành tỉa sầu riêng đúng thời điểm và kỹ thuật:
🔹 Giúp cây sầu riêng có bộ khung chắc khỏe hơn, lượng dinh dưỡng được phân bổ hợp lý, cây phát triển đồng đều.
🔹 Tạo tán giúp cây thông thoáng, ánh sáng phân phối đều khắp cây, cây quang hợp dễ dàng hơn, sâu bệnh không thể phát triển và gây hại cho cây.
🔹 Hoa và quả sẽ phát triển đồng đều, giúp tăng sản lượng và chất lượng quả.
🔹 Đây là một bước vô cùng quan trọng trong việc trồng cây sầu riêng và cần được thực hiện sớm để cây có thể phân tán ổn định hơn, ngăn ngừa chất thải dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, giúp nông sản ổn định hơn.
Thời điểm thích hợp để thực hiện cách tỉa cành sầu riêng
Tùy vào từng khoảng thời gian và giai đoạn phát triển của cây sầu riêng, bà con xác định việc cắt, tỉa cành sầu riêng để đảm bảo cây phát triển tốt.
Giai đoạn vườn ươm: Tiến hành loại bỏ các cành mọc sai vị trí, định hình khung và tạo tán cho cây sầu riêng. Trong giai đoạn này, bà con không nên cắt tỉa quá nhiều.
Giai đoạn cây con: Sau khi trồng cây con vào trong đất vườn, bà con nên tạo dáng, tỉa cành sầu riêng, lựa chọn các cành tốt để làm khung. Đồng thời, tập trung bón phân cho cây sầu riêng có đủ dinh dưỡng phát triển bộ rễ.
Giai đoạn cây trưởng thành (cây sầu riêng 3 năm tuổi): Khi cây đã phát triển toàn diện cành, nhánh, bộ rễ và lá cũng bắt đầu hoàn thiện, bà con tiến hành cắt tỉa để tạo độ thông thoáng cho cây.
Giai đoạn cây cho trái bằng quả quýt: Nên cắt tỉa cành và tỉa quả của cây để dồn dinh dưỡng cho những cành có quả chính, giúp nâng cao chất lượng của cây trồng.
Giai đoạn sau thu hoạch: Loại bỏ các cành già yếu, cành bị sâu bệnh và các cành vượt để tăng độ thông thoáng cho cây trồng quang hợp tốt hơn.
Giai đoạn cây già: Lúc này, bộ rễ của cây hoạt động yếu, khó đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để nuôi cây, do đó, bà con cần phải cắt tỉa nhiều.
Cách tỉa cành sầu riêng giúp định hình, tạo tán cho cây
Khi cây bắt đầu được trồng và cho đến khi cây ra hoa, quả thì việc tạo bộ rễ, hình thành thân chính và bộ khung cành là các yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc, định hình tán và cắt tỉa nhánh cây thì các cành không đồng đều, cành khỏe, cành yếu, các cành bị che khuất, làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây.
Đồng thời, việc để các cành nhánh, tán cây nhiều như vậy sẽ làm che lấp các bộ phận khác như cành non, cành bị sâu bệnh, khiến năng suất cây trồng giảm. Do đó, việc định hình tán cây và xác định các cành nhánh cần phải tỉa bỏ là vô cùng quan trọng, giúp cây phân phối đều tán, năng suất tốt hơn.
Chuẩn bị dụng cụ trước khi thực hiện cách tỉa cành sầu riêng
Để tiến hành tỉa cành sầu riêng, bà con cần chuẩn bị một số vật dụng cắt tỉa gồm:
🔹 Dao kéo cắt cành thừa, cành bị sâu bọ, cành khô héo…
🔹 Máy cắt tỉa cành đối với các cành to.
🔹 Thang nhôm để phục vụ cho việc cắt tỉa các cành ở cao và đảm bảo an toàn.
🔹 Băng keo để xử lý các vết cắt, tránh để sâu bệnh tấn công vào các vết cắt.
Hướng dẫn thực hiện cách tỉa cành sầu riêng đúng kỹ thuật
Bà con khi thực hiện kỹ thuật tỉa cành sầu riêng cần xác định rõ những cành cần tỉa như:
- Cành mọc đứng.
- Cành bên trong tán.
- Cành ốm yếu.
- Cành bị sâu bệnh.
- Cành mọc quá gần mặt đất.
Để lại các cành ở trên thân chính cách nhau khoảng 30cm, còn những cành khác mọc ra trên thân chính thì cắt bỏ. Nếu cùng một vị trí ở trên cây có 2 cành mọc ra thì chỉ để lại 1 cành.
Lưu ý: Các việc cắt tỉa cành sầu riêng này nên tiến hành thường xuyên và vào những ngày trời nhiều mây để tránh ánh nắng làm cháy vỏ của những cành nằm ở bên trên.
Tỉa cành khi cây sầu riêng còn nhỏ
Khi cây sầu riêng còn nhỏ thì chỉ để lại 1 ngọn, tỉa bỏ các chồi gốc và cắt hết các cành mọc ra từ gốc ghép. Cành đầu tiên phải nằm cách mặt đất hơn 50cm và các cành nhỏ trên thân chính cách nhau khoảng từ 8-10cm.
Tỉa bỏ hết các cành vượt mọc đứng phía bên trong của tán cây, các cành ốm yếu, sâu bệnh hay mọc quá gần mặt đất sẽ giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Bà con không cắt ngọn của cây sầu riêng.
Tỉa cành cây sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu trái
Cây sầu riêng thường ra hoa và kết quả ở trên thân chính, cành và không ra hoa ở ngọn cây. Do đó, bà con chỉ cần để lại các cành khỏe, cành mọc ngang ở độ cao khoảng 1m so với mặt đất.
Khi cây trưởng thành, bà con cần chia ra làm 3 lần cắt tỉa trong vòng 1 năm:
Lần 1: Sau khi đã thu hoạch thì bà con cần cắt bỏ các cành khô, cành yếu, sâu bệnh tấn công, cành kiệt sức vì đã ra nhiều trái.
Lần 2: Cắt tỉa cành vào tháng 8, tháng 9, trước khi bón phân lần hai thì cắt bỏ các cành vượt, cành bệnh giúp thông thoáng, tăng khả năng quang hợp cho cây.
Lần 3: Vào thời điểm cây sầu riêng cho quả bằng quả quýt thì cần cắt tỉa cành và tỉa quả để dồn sức cho các cây còn lại.
Chăm sóc cho cây sau khi thực hiện cách tỉa cành sầu riêng
Khi đã thực hiện việc tỉa cành sầu riêng đúng kỹ thuật, bà con cần thực hiện các biện pháp chăm sóc và vệ sinh vết cắt, giúp cây phát triển tốt hơn và tránh được sự tấn công của sâu, côn trùng và nấm bệnh gây hại.
Chăm sóc những cành sầu riêng sau khi tỉa
Khi cây cắt tỉa rất dễ bị xì mủ thân, thối rễ gây chết cây nên cần phải xịt thuốc để phòng chống bệnh xảy ra ở cây sầu riêng. Bón phân và tưới nước giúp cây nhanh chóng hồi phục, có thể sử dụng phân bón gốc hoặc phân bón lá.
Đồng thời, cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu bệnh gây hại và cắt tỉa các cành mới mọc bị sai vị trí.
Vệ sinh vết cắt sau khi tỉa cành cây sầu riêng
Gọt nhẵn các vết cắt và tiến hành quét sơn, vôi hoặc các loại thuốc trừ nấm đối với các vết cắt có đường kính lớn hơn 1cm. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng băng keo nilon để cuốn các vết cắt, tránh để nước thấm vào trong vết thương.
Đối với các cây sầu riêng cắt ngọn để khống chế chiều cao của cây thì bà con tiến hành quét đặc hỗn hợp các sản phẩm trị nấm để phòng bệnh và bảo vệ vết cắt, không để nước thấm vào.
Thu dọn tàn dư và rửa vườn sau khi tỉa cành cây sầu riêng
Sau khi tỉa cành cần kết hợp việc làm cỏ, vệ sinh vườn sầu riêng. Bà con cần thu gom các cành vừa cắt, đốn và đem đốt để sâu bệnh không lây lan cho các vụ mùa tiếp theo.
Bà con có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm Nano Đồng do Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ nghiên cứu, sản xuất, phân phối. AQ Bice là một đơn vị uy tín và hàng đầu trong việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm sinh học, giúp cây trồng khỏe mạnh và không còn bị nấm bệnh tấn công, gây hại.
Sản phẩm Nano Đồng có thành phần chính là đồng, được sản xuất bằng công nghệ nano nên không làm nóng cây, gây hư hỏng cây. Để tiêu diệt nấm bệnh, tẩy rong rêu, rửa vườn sầu riêng, bà con pha 500ml sản phẩm cùng 200-300 lít nước và phun đều lên thân, cành, lá sau khi thu hoạch.
Kinh nghiệm khi thực hiện cách tỉa cành sầu riêng
Sau khi tỉa cành và đốn tỉa cây sầu riêng, bà con cần phải lưu ý một số vấn đề như:
Kiểm tra và theo dõi vườn cây để kịp thời phát hiện các cây bị sâu bệnh hay những cành mọc vượt, cành khô, sâu bệnh.
Việc tạo hình và chỉnh tán cho cây sầu riêng cần phải tiến hành sớm, ngay từ khi đang ươm cây. Khi cây chưa có hoa, quả thì chỉ ngắt những nụ, mầm non, bấm ngọn và cắt bỏ các cành vô ích, mọc sai vị trí để cây không bị phân tán chất dinh dưỡng.
Khi cây sầu riêng cho ra quá nhiều quả cần phải cắt bỏ bớt để tăng chất lượng quả, giúp cây khỏe mạnh, không bị mất quá nhiều sức và kiệt sức.
Tỉa bỏ các cành yếu mọc ra từ những cành lớn ở bên trong tán, các cành mọc thẳng đứng giúp cây thoáng mát, dễ thụ phấn và quả phát triển tốt.
Cách tỉa cành sầu riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển và sinh trưởng của cây sầu riêng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bà con hiểu về kỹ thuật tỉa cành sầu riêng, giúp tăng năng suất cây trồng. Để được tư vấn và hỗ trợ thêm về các kỹ thuật hay sản phẩm sinh học giúp cây trồng khỏe mạnh, bà con vui lòng liên hệ với số tổng đài (028) 8889 7322. Chúc bà con có thật nhiều mùa vụ sầu riêng bội thu, trái to khỏe và đạt năng suất!