Cách ngâm củ kiệu giấm đường ngon với công thức đơn giãn
Kích thước chữ
Cách ngâm củ kiệu giấm đường đúng vị đang được nhiều bà con quan tâm tìm hiểu. Bên cạnh đó, củ kiệu ngâm đường là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của gia đình Việt Nam. Dưới đây là hướng dẫn cách làm củ kiệu ngâm giấm đường đơn nhất, bà con có thể tham khảo thực hiện tại nhà.
Tìm hiểu về nguồn gốc món củ kiệu ngâm giấm đường
Kiệu là loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và lan xuống phía nam, đến Lào, Maylaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Kiệu được trồng khá phổ biến ở các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai.
Lá kiệu có dạng dải hẹp, mọc thẳng từ gốc, rộng 1.5 mm đến 4mm, dài từ 15 cm đến 60 cm.
Hơn thế nữa, người nông dân thường bắt đầu gieo trồng cây kiệu từ sau tháng 7 âm lịch để chuẩn bị vụ mùa Tết cuối năm.
Công dụng tuyệt vời của củ kiệu ngâm giấm đường
Kiệu ngâm giấm đường là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt Nam.
Kiệu có những công dụng tốt cho sức khỏe như giúp làm ấm bụng, khỏi đầy hơi, mạnh dương, bổ thận khí, lợi tiểu.
Khi kiệu được chế biến muối chua ngọt, quá trình lên men sẽ giúp tăng cường các vi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa cho cơ thể như lactobacillus, acidophilus và plantarum.
Các chất này giúp kích thích hệ tiêu hóa được hoạt động dễ dàng hơn, ngăn ngừa bệnh táo bón hiệu quả, hấp thu thức ăn tốt hơn.
Khi kiệu lên men axit lactic sẽ giúp bà con giảm lượng cholesterol trong máu giúp lưu thông máu tốt hơn.
Ngoài ra, củ kiệu giàu chất chống oxy hóa giúp phụ nữ trẻ đẹp hơn và chữa lạnh bụng ở phụ nữ có thai.
Cách chọn mua củ kiện tươi ngon để ngâm giấm đường
Để làm món củ kiệu ngâm thì bà con nên chọn kiệu có đặc điểm như là phần thân nở, củ sẽ khá to, eo kiệu thon, rễ nhiều, thắt eo rõ ràng, đuôi nối liền thân và có vị hăng nồng.
Hướng dẫn cách ngâm củ kiệu giấm đường vị truyền thống
Để có một hũ củ kiệu ngâm đường thơm ngon, giòn ngọt vào ngày tết, bà con hãy thực hiện qua từng bước dưới đây.
Sơ chế nguyên liệu và phơi nắng củ kiệu
Bà con mua củ kiệu về ngâm với nước hòa tan muối hột khoảng 8 tiếng để kiệu nhả cặn đen, chất dơ.
Bên cạnh đó, bà con rửa sạch củ kiệu với nhiều nước và dùng dao cắt vỏ rễ củ kiệu, phần rễ còn thừa.
Kiệu rửa sạch 1 lần rồi bà con đem phơi khô dưới nắng yếu khoảng 6 tiếng.
Khi kiệu phơi ráo nước và có độ héo vừa đủ thì bà canh chuyển sang bước tiếp theo.
Lưu ý: Tránh phơi kiệu dưới ánh sáng gắt vì dễ làm cho teo lại và kiệu khô. Bên cạnh đó, thành phẩm món kiệu ngâm mắm sẽ không còn thơm, hấp dẫn.
Cách nấu giấm đường ngâm củ kiệu đúng chuẩn vị truyền thống
Bà con đun nóng với hỗn hợp ngâm củ kiệu gồm: 1 lít nước, 300g đường, 80ml giấm gạo, 40g muối vào nồi sạch. Bắc lên bếp lên đun với lửa nhỏ.
Bà con vẫn khuấy đều tay để cho đường tan rồi tắt bếp và để nguội.
Hướng dẫn cách ngâm củ kiệu bằng đường qua từng bước
Bước 1: Bà con có thể rửa hũ thủy tinh sạch với nước nóng, lau chùi sạch và để thật ráo trước khi dùng ngâm kiệu.
Bước 2: Bà con dùng đũa xếp củ kiệu vào hũ sao cho phần đầu củ hướng ra ngoài,phần thân nhỏ chụm đầu vào nhau.
Bước 3: Từ từ rưới nước mắm đường (đã để nguội) vào đầy hũ. Đậy nắp vào để chỗ thoáng mát khoảng 7 – 10 ngày là bà con dùng được.
Qua bài viết trên đây, AQ đã hướng dẫn cho bà con về cách ngâm củ kiệu giấm đường vị truyền thống thơm ngon tại nhà cho những ngày tết. Cảm ơn bà con đã quan tâm và tìm hiểu qua bài viết này của AQ, chúc bà con thành công trong việc làm củ kiệu ngâm giấm đường tại nhà.