Hướng dẫn cách làm thuốc trừ sâu từ ớt, gừng, tỏi tại nhà
Kích thước chữ
Cách làm thuốc trừ sâu từ những nguyên liệu có sẵn tại nhà như ớt, gừng, tỏi, hành tăm,…. có tác dụng xua đuổi sâu hại hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để làm thuốc trừ sâu tự nhiên bà con có thể sử dụng các nguyên liệu sẵn có sẵn tại bếp nhà để tạo ra dung dịch trừ sâu có hiệu quả cao mà lại tiết kiệm chi phí, giúp bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ việc canh tác bền vững.
Tìm hiểu về cách làm thuốc trừ sâu
Cách làm thuốc trừ sâu là phương pháp tự nhiên được nhiều nhà vườn áp dụng để phòng trừ sâu bệnh an toàn, hạn chế các sản phẩm hóa học độc hại, không gây ô nhiễm hay ảnh hưởng đến cây trồng và sức khỏe con người. Có rất nhiều cách để làm ra được dung dịch phun phòng sâu bệnh từ các nguyên liệu tự nhiên, bà con biết cách tận dụng và điều chế đúng liều lượng sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Thuốc trừ sâu sinh học có mấy loại?
Có tổng cộng gồm hai loại thuốc trừ sâu sinh học đó là: thuốc trừ sâu thảo mộc và thuốc trừ sâu vi sinh:
🔶Thuốc trừ sâu thảo mộc: Được chiết tách từ các nguyên liệu ngoài tự nhiên có khả năng diệt trừ sâu bệnh như: Ớt, gừng, tỏi, lá cây xoan,…có tên gọi khác là thuốc hữu cơ. Khi các nguyên liệu làm dung dịch trừ sâu được chiết tách sẽ sinh ra các chất độc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của sâu, khiến chúng dần ngưng phát triển, nhiễm độc và cứ thế chết đi.
🔶Thuốc trừ sâu vi sinh: Thành phần chính gồm có các nấm, tảo, virus, vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt), động vật nguyên sinh,…Hình thức tấn công của các dung dịch từ vi sinh đó là:
- Thuốc vi sinh sẽ tiết ra một loại độc tố, xâm nhập vào cơ thể của sâu bệnh, khiến chúng phải ngừng ăn, nhiễm độc toàn cơ thể và chết khô dần.
- Nhiều loại vi khuẩn có trong thuốc sẽ tiết ra mùi khó chịu nhằm xua đuổi sâu, côn trùng không đến sinh sản và phá hoại cây trồng.
- Ngoài giúp tiêu diệt sâu, côn trùng, thuốc vi sinh còn giúp cây tăng sinh trưởng, phát triển xanh tốt.
Ưu và nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học
Cách làm thuốc trừ sâu sinh học đem lại rất nhiều ưu điểm tốt, không những phòng trừ sâu bệnh tốt mà còn đảm bảo an toàn cho cây trồng. Tuy nhiên vẫn còn một vài nhược điểm, những hạn chế mà thuốc trừ sâu sinh học mắc phải. Dưới đây là ưu và nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học:
Ưu điểm
✔️ Sử dụng được trên mọi loại cây trồng như cây ăn trái, công nghiệp, lương thực, rau màu, hoa cảnh,…
✔️ Tuy hiệu quả hơi chậm nhưng lâu dài, nói không với tác dụng phụ.
✔️ Không gây ô nhiễm, độc hại với môi trường, con người.
✔️ Không làm hư hại, quá trình sinh trưởng của cây trồng, không gây thoái hóa, bạc màu đất.
✔️ Thời gian cách ly của nông sản được rút ngắn, không tồn đọng chất nguy hiểm vào nông sản, ngoài ra con giúp tăng cường sức đề kháng giúp cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh.
✔️ Hạn chế nhiễm các loại bệnh cây trồng, hiệu quả lâu dài.
✔️ Các nguyên liệu của thuốc thảo mộc được tìm thấy dễ dàng với chi phí sản xuất rẻ.
Nhược điểm
🛑Thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng chậm hơn so với các sản phẩm hóa học, điều này khiến nhiều nhà vườn còn hoài nghi về khả năng điều trị, phòng trừ của thuốc. Chính vì thế, thuốc sinh học thường được sử dụng vào quá trình phòng trừ hơn là điều trị.
🛑Quá trình bảo quản thuốc sinh học rất khắt khe, để bảo vệ cũng như tránh làm mất đi hiệu lực của thuốc. Vì thành phần là các nguyên liệu thảo mộc, vi sinh vật rất dễ bị hư hỏng nếu như không giữ gìn cẩn thận.
Hướng dẫn cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ nguyên liệu có sẵn
Đối với cách làm thuốc trừ sâu từ thảo mộc có đa dạng phương pháp, được điều chế từ các nguyên liệu quen thuộc dễ tìm và cách thực hiện cũng rất đơn giản. Chi tiết từng cách chế tạo dưới các phần sau đây.
Làm thuốc trừ sâu tại nhà bằng lá cây tràm keo
Lá cây tràm keo được dùng để kiểm soát mật độ các loại sâu đặc biệt là sâu đục quả, đục thân, đục lá.
🔶Cách chế tạo:
Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 5 kg lá cây tràm keo, 1kg cây thuốc lá, 10 lít nước tiểu của trâu, bò, dê, 500g ớt chỉ thiên và 500g tỏi.
- Giã cây thuốc lá và cho vào nước tiểu của trâu, bò, dê. Bỏ tỏi và ớt vào hỗn hợp.
- Đun sôi hỗn hợp trên cùng với cho lá tràm keo đã phơi khô vào, cần chú ý không nên đun sôi quá lâu. Sau đó để nguội và đun tiếp lần 2, quá trình này nên thực hiện 4 lần để hỗn hợp lên men trong 24 giờ.
- Trước khi đem hỗn hợp đi phun cần dùng lưới để lọc lấy nước.
- Hòa dung dịch đã lọc sạch vào nước theo tỷ lệ 2:100 say đó mới phun đều lên cây trồng.
Cách làm thuốc trừ sâu tỏi gừng ớt cùng với rượu
Đây là dung dịch được nhiều nhà vườn áp dụng rất nhiều bởi nguyên liệu dễ tìm và cũng dễ làm. Nhờ vào tính axit có trong gừng, tỏi, ớt sẽ khiến mắt, lớp da của chúng bị bào mòn, dùng để phun phòng chúng sẽ không dám lại gần, trở nên sợ hãi và tránh xa cây trồng.
🔶Cách chế tạo:
Chuẩn bị 1kg ớt, 1kg tỏi, 1kg gừng và 3 lít rượu.
Bắt đầu đánh dập ớt, tỏi và gừng để giúp tiết ra tinh chất dễ dàng, sau đó đem hỗn hợp bỏ vào ngâm với rượu, nhớ chú ý bịt kín miệng để nhanh dùng được và bảo quản thuốc. Ngâm trong vòng 15 ngày là có thể đem dung dịch hòa với nước và phun lên cây trồng.
Cách tự làm thuốc trừ sâu từ ớt riêng và tỏi riêng
Bà con cũng có thể tự điều chế thuốc chỉ bằng 1 nguyên liệu duy nhất là ớt hoặc tỏi.
Ớt có tính nóng, cay nên sẽ giúp xua đuổi côn trùng, sâu phát sinh lên cây trồng, thậm chí còn có thể tiêu diệt sâu bệnh, phòng nấm và vi khuẩn.
🔶Cách chế tạo:
Chuẩn bị 100g ớt, sau đó đem xay nhuyễn cùng với 1 lít nước, ngâm hỗn hợp trong vòng 1 ngày. Pha dung dịch vào 5 lít nước hoặc có thể pha thêm dầu khoáng và xà phòng để tiến hành phun lên cây.
Còn đối với tỏi có tác dụng chống sâu bọ, vi khuẩn, nấm tốt nên cũng được nhiều nhà vườn sử dụng để điều chế ra dung dịch phòng trừ sâu bệnh.
🔶Cách chế tạo:
Chuẩn bị lượng tỏi phù hợp với diện tích trồng, sau đó đạp giã nhuyễn tỏi ngâm chung với dầu hỏa và tiến hành ngâm trong vòng 2 – 3 ngày. Trước khi đem dung dịch đi phun, cần dùng lưới để lọc kỹ cặn và cho thêm nước và xà phòng để gia tăng khả năng điều trị.
Cách làm thuốc trừ sâu từ cây xoan Ấn
Cây xoan Ấn còn được gọi là cây Neem, đây là một loại cây có hàm lượng dầu cao, được dùng để tiêu diệt sâu, côn trùng hiệu quả đặc biệt là bọ và rệp sáp hút chích.
🔶Cách chế tạo:
- Chuẩn bị: 100 lít nước lọc, 5kg lá cây xoan Ấn, 5kg phân bò, 5l lít nước tiểu của bò, trâu hoặc dê.
- Hòa nước lọc lọc với nước tiểu, sau đó cho phân bò đã ủ hoai mục vào.
- Tiếp đến là giã lá cây xoan bỏ vào hỗn hợp và bắt đầu ngâm chờ cho hỗn hợp lên men trong vòng 24 giờ, khuấy đều 2 lần trong ngày.
- Lọc kỹ hỗn hợp, sử dụng nguyên chất dung dịch 100 lít này phun tương ứng cho 0,4ha đất trồng.
Làm thuốc trừ sâu bằng hành tăm
Đây cũng là nguồn nguyên liệu dễ tìm và dễ thực hiện. Dung dịch này không chỉ giúp ngăn ngừa sâu, bọ mà còn phòng ngừa nấm bệnh và chuột xuất hiện trong vườn.
🔶Cách chế tạo:
- Chuẩn bị 1 lạng hành tăm tương ứng với 1 lít nước.
- Giã nguyễn hành tăm và cho vào nước sạch ủ kín trong vòng 1 tuần.
- Hòa nước cốt hành tăm vào nước theo tỷ lệ 1:4 sau đó phun trực tiếp lên cây trồng.
Hướng dẫn cách làm thuốc trừ sâu từ vi sinh
Cách làm thuốc trừ sâu từ vi sinh vật sẽ cần có một loại thành phần quan trọng đó là chế phẩm EM gốc là loại chế phẩm xuất phát từ các vi sinh vật giúp phòng trừ sâu bệnh và cải thiện môi trường. Dưới đây là các cách điều chế chế phẩm EM gốc với các thành phần nguyên liệu khác.
Cách làm thuốc trừ sâu từ EM gốc, mật đường, giấm và rượu.
🔶Chuẩn bị: 1 lít EM + 1 lít rượu + 1 lít giấm + 1 lít mật đường + 6 lít nước sạch.
🔶Cách chế tạo:
- Hòa 1 lít đường mật vào 6 lít nước sạch sau đó khuất đều.
- Cho giấm, rượu vào hỗn hợp trên và khuấy đều.
- dùng túi nilon để bọc kín sau đó đậy nắp lại. Hỗn hợp này cần chờ 3 tháng mới đem đi sử dụng. Trong quá trình đem ủ, sẽ có khí gas, bà con cần mở thường xuyên để xả ga. Bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng rọi vào.
Cách làm thuốc trừ sâu bằng EM gốc và thảo mộc
🔶Chuẩn bị: 1 lít EM, 6kg thảo mộc (ớt, tỏi, gừng, sả, bạc hà, cà chua, ngải cứu,…), 1 lít mật đường và 28 lít nước.
🔶Cách chế tạo:
- Hòa 1 lít mật đường cùng với 1 lít chế phẩm EM gốc vào 28 lít nước nhớ khuấy đều cho tan.
- Băm nhuyễn loại thảo mộc mà bà con chọn và cho tiếp vào hỗn hợp trên.
- Nên cho hỗn hợp vào thùng và đậy nắp thật kín, bọc thêm lớp nilon để ủ nhanh hơn.
- Tiến hành chờ ủ trong vòng 10 – 15 ngày, để thùng ở nơi thoáng mát, duy trì nhiệt độ từ 25 – 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp, nhớ chú ý mở nắp để xả ga.
- Trước khi nhớ lọc sạch cặn, bã, hòa dung dịch vào 500 – 1000 lít nước để tưới, còn phun thì từ 100 – 500 lít nước.
Những lưu ý gì tiến hành cách làm thuốc trừ sâu
Khi tiến hành cách làm thuốc trừ sâu bà con cần chú ý vài điều như sau:
✅ Chọn nguyên liệu thảo mộc sạch, không hư hỏng hay nhiễm bệnh vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và có thể lây nhiễm bệnh, phản tác dụng.
✅ Trước chế pha chế bà con cần mặc đồ bảo hộ cẩn thận để tránh văng vào người.
✅ Sau khi đã hoàn thành và thu được dung dịch để sẵn sàng phun vào cây, bà con nên thử trước vào một góc lá nhỏ của cây xem tình hình diễn biến như thế nào, nếu có dấu hiệu cháy lá hay tổn thương nào cần làm lại dung dịch ngay.
✅ Lựa chọn thời điểm phun để tăng khả năng phòng trừ, thường sẽ phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, không nên phun xịt khi thời tiết nắng mạnh.
✅ Pha chế theo đúng tỷ lệ như AQ đã hướng dẫn bà con để đảm bảo điều chế thành công.
✅ Bảo quản thuốc nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, để nơi an toàn tránh xa tầm tay trẻ em, không dùng dung dịch để quá lâu vì thuốc trừ sâu sinh học không có chất bảo quản.
Toàn bộ nội dung phía trên AQ đã hướng dẫn bà con cách làm thuốc trừ sâu với hai loại thuốc phổ biến là thảo mộc và vi sinh vật. Để điều chế thành công và đạt hiệu quả phòng trừ tốt hãy áp dụng đúng công thức và thực hiện đúng các lưu ý được nêu trên để vườn trồng bà con luôn khỏe mạnh, xanh tốt.