Cách ghép cây lê đúng kỹ thuật, đơn giản dễ thực hiện

Cách ghép cây lê đúng kỹ thuật, đơn giản dễ thực hiện

11/04/2023

Kích thước chữ

Cách ghép cây lê đơn giản mà hiệu quả cao luôn được bà con nông dân quan tâm. Vậy làm thế nào để thực hiện kỹ thuật nhân giống này một cách tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết cho việc ghép cây lê để mọi người cùng tham khảo.

Tổng quan về cách ghép cây lê

Cách ghép cây lê được nhiều nhà vườn áp dụng, bởi nó mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao cho bà con. Cây lê được trồng phổ biến ở Việt Nam mà đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc và được xuất khẩu sang nhiều nước lớn trên thế giới.

Cách ghép cây lê đúng kỹ thuật, đơn giản dễ thực hiện
Kỹ thuật ghép cành lê cho lại hiệu quả cao trong canh tác, trái ra trĩu cành, đạt chuẩn

Đối với lê, bà con nên trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính là ghép cành. Đây được xem là phương pháp tối ưu cho lại hiệu quả cao khi áp dụng với cây lê. Khi thực hiện cách nhân giống cho cây lê, sẽ có những bước tiến hành và các lưu ý cho mọi người để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất.

Thời điểm thích hợp để thực hiện cách ghép cây lê

Bà con có thể thực hiện ghép cây lê hầu như quanh năm, chỉ trừ những thời điểm trời nhiều mưa.

Thời vụ cho ghép lê cũng tùy thuộc vào khí hậu từng nơi, ở miền bắc thì rơi vào khoảng tháng 6-7 hoặc tháng 12-1 mỗi năm.

Cần chuẩn bị những gì khi thực hiện cách ghép cây lê

Trước khi tiến hành cách ghép cành lê, chúng ta cần chuẩn bị những thứ cụ thể như:

Cách ghép cây lê đúng kỹ thuật, đơn giản dễ thực hiện
Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết để thực hiện kỹ thuật ghép cành lê
  • Cành ghép.
  • Gốc ghép.
  • Dao ghép.
  • Dây nilon.
  • Dụng cụ đựng cành ghép.

Bà con nên lấy mắt ghép ở những cây lê từ 10 đến 15 năm tuổi vì các cây này đã ra quả ổn định, ít bị sâu bệnh hại. Cần chăm sóc chu đáo, bón phân đầy đủ cho những cây dùng để tiến hành nhân giống.

Quy trình thực hiện cách ghép cây lê đúng kỹ thuật

Kỹ thuật cho cách ghép cành lê phù hợp nhất là phương pháp ghép đoạn cành. Cách ghép cành lê sẽ được tiến hành trong các bước sau đây:

Chuẩn bị cành lê cần ghép

Cách ghép cây lê đúng kỹ thuật, đơn giản dễ thực hiện
Chọn cành lê khỏe mạnh không bị sâu bệnh để ghép

🔹 Để thực hiện thành công việc ghép cây lê, trước tiên chúng ta cần chuẩn bị gốc cây ghép là cây chua chát hoặc cây lê dại (Mắc cọp).

🔹 Cây Mắc cọp thuộc giống cây tốt nhất dành làm gốc ghép cho lê bởi nó có bộ rễ khỏe mạnh, khả năng chống chịu tốt, sức sống cao.

🔹 Vệ sinh gốc ghép và loại bỏ bớt cành phụ, gai ở vị trí chỗ ghép.

Chuẩn bị mắt ghép cành lê

Cách ghép cây lê đúng kỹ thuật, đơn giản dễ thực hiện
Tạo mắt ghép gắn vào cành lê

🔹 Chọn cành lê từ 6 đến 1 năm tuổi, mọc thẳng, có đường kính gốc cành khoảng 0,5 đến 0,8 cm và không có nhánh hay cành phụ.

🔹 Chọn cành với đường kính tương đồng gốc ghép, sau đó cắt cành lê thành đoạn khoảng từ 5 đến 6cm để ghép.

🔹 Lượt bỏ lá trên cành và đặt cành ghép ở nơi thoáng mát cho cành đảm bảo tươi lâu và mắt ghép khỏe.

Tiến hành ghép cành lê

Cách ghép cây lê đúng kỹ thuật, đơn giản dễ thực hiện
Lắp mắt ghép vào vị trí vừa tạo mối ghép trên cành lê

🔹 Thực hiện cắt ngọn cây gốc ghép còn khoảng 40 đến 50cm so với mặt đất.

🔹 Ở chính giữa gốc ghép, bổ đoạn dài 3cm theo chiều từ trên xuống dưới. Đối với đoạn cành ghép cũng cắt vát tương ứng. Vết cắt vát cần phải phẳng để có khả năng tiếp xúc tốt nhất với gốc ghép.

Thao tác cố định cành lê ghép

Cách ghép cây lê đúng kỹ thuật, đơn giản dễ thực hiện
Sử dụng nilon quấn quanh vị trí mắt ghép và cành lê để cố định

🔹 Đặt cành ghép thật khớp vào gốc ghép rồi cố định lại bằng dây nilon.

🔹 Dùng dây nilon quấn chéo từ vị trí ghép lên đầu cành để cố định thêm lần nữa.

🔹 Thực hiện các thao tác như trên đến khi ghép hết cành lê cho cả vườn.

Hướng dẫn chăm sóc cây lê sau khi ghép

Để đảm bảo việc cách ghép cành lê mang lại kết quả cao, bà con nên có những lưu ý về việc chăm sóc và theo dõi vườn lê sau khi ghép cây. Một số điểm đáng chú ý được liệt kê như sau:

🔹 Từ 15 đến 20 ngày sau khi thực hiện ghép cây lê, nếu mắt ghép sống thì tiến hành cắt bỏ dây buộc.

🔹 Sau khi mở dây khoảng 1 tuần mà mắt ghép vẫn sống thì cắt bớt phần ghép khoảng 3 – 5cm để mầm phát triển tốt hơn.

🔹 Cành ghép cao khoảng 25 – 30cm thì tiến hành tỉa bớt cành, bấm ngọn, tạo tán cho cây.

Lưu ý! Để tập trung dinh dưỡng cho thân ghép, bà con nên thường xuyên loại bỏ các mầm dại mọc xung quanh phần cây gốc ghép. Khi thấy các cây ghép cao tầm 50 đến 60cm và có từ 2 đến 3 cành ở các phía thì có thể mang đi trồng.

Biện pháp canh tác chăm sóc phòng trừ sâu bệnh vườn lê

Vườn lê sinh trưởng và phát triển tốt sẽ mang lại nhiều giá trị kinh tế cho bà con nông dân. Vì vậy, mọi người nên chú ý chăm sóc vườn lê của mình đúng cách như sau:

Cách ghép cây lê đúng kỹ thuật, đơn giản dễ thực hiện
Vê sinh loại trừ cỏ dại, bổ sung dinh dưỡng, nước và một vài kỹ thuật canh tác để bảo vệ cây lê khỏe mạnh phát triển tốt, cho ra trái chuẩn, trĩu cành

🔹 Trừ cỏ dại: làm cỏ theo vụ xuân ở tháng 1, 2 và vụ thu ở tháng 8, 9. Xới toàn bộ diện tích vườn mỗi vụ một lần, một năm xới gốc từ 2 – 3 lần. Để hạn chế cỏ dại, nên phủ gốc cây bằng cỏ, rác, cây phân xanh,…

🔹 Bổ sung nước cho cây: cây lê cần được tưới đủ nước, đặc biệt là vào mùa khô, lúc trái đang lớn và quả sắp chín.

🔹 Bón phân cho cây: cần bón đủ phân cũng như chia ra nhiều thời điểm để cây hấp thụ tốt, nhất là lúc cây đang sinh trưởng và thời kỳ thu hoạch.

🔹 Phòng trừ sâu bệnh hại cây lê: để trị loại sâu đục thân hay cắn phá quả lê, có thể áp dụng phương pháp canh tác là quét vôi ngang gốc cây. Cần đảm bảo đất được tơi xốp, dễ thoát nước để tránh bệnh vàng lá, thối rễ.

Trên đây là bài viết cung cấp nội dung chi tiết cho cách ghép cây lê. Hy vọng bà con sẽ dễ dàng ứng dụng kỹ thuật này cho vườn nhà mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bà con hãy liên hệ trực tiếp Hotline: (028) 8889 7322 – 098 1355 180 của Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ để được hỗ trợ 24/24.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *