Cách đo độ pH của đất và kỹ thuật cải tạo cân bằng pH đất

Cách đo độ pH của đất và kỹ thuật cải tạo cân bằng pH đất

12/11/2024

Kích thước chữ

Cách đo độ pH của đất giúp xác định rõ chỉ số pH đất có phù hợp với cây trồng hiện tại hay không, từ đó sẽ có những giải pháp thích hợp để xử lý giúp cân bằng độ pH đất phù hợp với đặc tính của cây trồng, giúp cây sinh trưởng tốt.

Trong bài viết này AQ sẽ hướng dẫn bà con phương pháp đo độ pH của các loại đất trồng và kỹ thuật cải tạo đất trở nên tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cân bằng pH đất để mang lại hiệu quả cao trong canh tác.

Tìm hiểu về cách đo độ pH của đất

Hướng dẫn cách đo độ pH của đất nhanh chóng và chính xác
Đo độ pH của đất là việc làm quan trọng để xác định chính xác tình trạng của đất, từ đó sẽ có biện pháp cải tạo, xử lý phù hợp

Độ pH hay còn được gọi là chỉ số pH của đất được hiểu là thước đo nồng độ axit (độ chua) hoặc độ bazơ (độ kiềm) trong đất vườn. Thang đo chỉ số pH bắt đầu từ 1 đến 14.

Theo thực tế thì các loại đất chủ yếu có độ pH từ 5 – 8, tùy theo mỗi giống cây mà bà con cần điều chỉnh độ pH sao cho phù hợp. Khi thực hiện đo, mà các chỉ số trả về nằm ngoài khoảng 5,0, – 8,0 thì thường không thích hợp để canh tác.

Độ pH của đất bao nhiêu là tốt?

Độ pH của đất được xem là tốt nhất cho cây trồng thường nằm trong khoảng 6 – 7 (từ hơi axit đến trung tính).

Nếu đất có độ pH trong khoảng này thì các dưỡng chất cung cấp cho cây sẽ dễ hòa tan và cây sẽ hấp thụ được một cách hiệu quả. Tuy nhiên, với những loại cây trồng thì sẽ có yêu cầu về độ pH khác nhau.

Tầm quan trọng của việc đo độ pH đất

Việc đo độ pH của đất định kỳ sẽ giúp bà con nắm rõ được tình trạng đất vườn đang nằm ở mức nào, rồi từ đó sẽ thực hiện các biện pháp cải tạo, xử lý đất phù hợp, giúp nâng cao được năng suất và chất lượng của cây trồng.

Lợi ích của việc duy trì độ pH đất phù hợp với cây trồng

✅ Khi đất có độ pH phù hợp thì cây trồng sẽ phát triển thuận lợi hơn, dễ dàng hấp thụ được các dưỡng chất thiết yếu như: nitơ, phốt pho và kali.

✅ Khi đất có độ pH thích hợp sẽ hỗ trợ quá trình phát triển của các vi sinh vật có lợi, góp phần cải thiện cấu trúc đất, đất trồng sẽ được tơi xốp và màu mỡ hơn.

✅ Khi cây trồng được sinh trưởng trong đất trồng có độ pH phù hợp thì sẽ có năng suất và chất lượng thu hoạch cao hơn, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế của bà con nông dân.

Thời gian thích hợp để thực hiện đo độ pH của đất

Bà con có thể thực hiện kiểm tra độ pH của đất ở mọi thời điểm và trên mọi loại đất. Tuy nhiên, thời điểm phù hợp nhất và khi đo sẽ có độ chính xác cao nhất là vào thời điểm: trước khi bắt đầu mùa vụ, trước khi bón phân, sau thu hoạch.

➡️ Trước mùa vụ: Khi đo độ pH trước mỗi vụ trồng trọt thì bà con sẽ có những biện pháp biện pháp cải tạo kịp thời để đảm bảo cây trồng có điều kiện thuận lợi để sinh trưởng và phát triển.

➡️ Trước khi tiến hành các biện pháp chăm sóc như bón phân, điều chỉnh độ pH: Việc đo trước khi thực hiện các biện pháp chăm sóc sẽ giúp bà con hiểu rõ được tình trạng của đất, để từ đó liều lượng phân bón sẽ được điều chỉnh, tránh bón sai liều lượng sẽ làm tình trạng pH vượt ngoài mức cần thiết, sẽ gây đến cây trồng.

➡️ Sau khi thu hoạch: Sau mỗi vụ thu hoạch thì đất đã bị cạn kiệt chất dinh dưỡng, việc đo độ pH lúc này sẽ giúp bà con hiểu được đất đang thiếu gì để bổ sung và cải tạo chuẩn bị cho vụ trồng kế tiếp.

🛑 Lưu ý: Bà con nên đo độ pH của đất vào những lúc đất không quá khô hoặc những lúc đất quá ướt, nên tiến hành làm ẩm đất nhẹ trước khi đo độ pH để có kết quả chính xác nhất.

Hướng dẫn cách đo độ pH của đất đơn giản và chính xác nhất

Hướng dẫn cách đo độ pH của đất nhanh chóng và chính xác
Bà con có thể sử dụng các loại máy đo chuyên dụng hay giấy quỳ tím để đo độ pH của đất trồng

Để đo được độ pH của các loại đất bà con có thể sử dụng một số dụng cụ như: máy đo chuyên dụng, giấy quỳ tím,… cụ thể cách đo được chúng tôi nêu chi tiết dưới đây:

Sử dụng máy đo chuyên dụng để đo độ ph của các loại đất

  • Tùy theo mỗi loại máy mà bà con sử dụng thì sẽ có cách dùng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì các đơn để đo đều được thực hiện như sau: trộn mẫu đất với dung dịch, chờ phản ứng, sau đó so sánh kết quả qua các thông số để xác định được chính xác độ pH của đất.
  • Còn có một số loại sử dụng rất đơn giản, chỉ cần cắm đầu đo xuống đất, sau đó máy sẽ hiển thị độ pH theo kim chỉ trên màn hình.

Sử dụng giấy quỳ tím để đo độ ph của các loại đất

  • Bà con lấy một ít đất rồi khuấy cho tan trong 1 ít nước chưng cất (hay còn gọi là nước trung tính). Sau đó thực hiện xé một mảnh giấy quỳ tím và nhúng vào hỗn hợp đã hòa tan, để yên trong 1 phút, thì giấy quỳ tím sẽ đổi màu.
  • Sau khi giấy đã đổi màu, thì bà con lấy giấy ra đặt trên mặt hộp. Sau đó, so sánh màu của giấy quỳ tím đã đổi màu so với các màu sắc được in trên mặt hộp.
  • Nếu giấy quỳ đã nhúng đất trùng với màu nào thì bên cạnh sẽ có ghi số, lúc này bà con sẽ xác định được độ pH của đất.

Cách đọc độ pH của đất

Sau khi thực hiện đo độ pH của đất xong thì bà con cần hiểu rõ được các chỉ số mà máy đo chuyên dụng hoặc giấy quỳ tím thể hiện, để có biện pháp cải tạo, phục hồi đất trồng hợp lý.

Đất có độ pH từ 3.0 – 5.0

Đất có tính axit cao (đất rất chua), khi ở độ pH này thì đất không thể hấp thụ tốt các dưỡng chất như: Kali, Phốt pho, Bo,… các loại vi sinh vật đều không thể phát triển tốt trong môi trường đất này, đất bị nén chặt, nghèo dinh dưỡng.

Biện pháp cải tạo: Bổ sung vôi để cải thiện tính axit trong đất, giúp nâng cao độ pH.

Đất có độ pH từ 5.1 – 6.0

Ở độ pH này thì đất có tính axit. Bà con cần bổ sung vôi nếu muốn canh tác các loại cây trồng ưa vôi như những cây thuộc họ đậu.

Đất có độ pH từ 6.1 – 7

Đây là chỉ số pH thích hợp cho hầu hết các loại cây trồng (đất trung bình). Các vi sinh vật trong đất lúc này sẽ sinh trưởng và phát triển rất tốt.

Biện pháp cải tạo: Ở độ pH này, thì bà con không cần có những biện pháp tác động thêm. Tuy nhiên, cần lưu ý bổ sung các dưỡng chất để duy trì trạng thái giữ hàm lượng vô cơ và hữu cơ để bảo vệ đất.

Đất có độ pH từ 7.1 – 8

Khi có giá trị pH này thì đất có tính kiềm, phù hợp để trồng các loại cây họ đậu. Tuy nhiên, trong môi trường đất kiềm thì các nguyên tố như: Mangan, sắt sẽ bị giảm khả năng hòa tan, gây mất cân bằng với Canxi khiến cây dễ bị vàng lá trong thời kỳ tăng trưởng.

Biện pháp cải tạo: Nếu bà con muốn giảm độ kiềm thì cần bổ sung các nguyên tố như: Lưu huỳnh, sắt sunphat,….

Phương pháp cải tạo đất cân bằng độ pH, hạ phèn khử mặn

Hướng dẫn cách đo độ pH của đất nhanh chóng và chính xác
Tổng hợp các biện pháp cải tạo đất, hỗ trợ cân bằng độ pH, giúp các vi sinh vật phát triển mạnh

Sau khi đã thực hiện đo độ ph của các loại đất thì để cải tạo và cân bằng lại độ pH để quá trình canh tác và chăm sóc vườn trồng được diễn ra thuận lợi thì bà con cần thực hiện các biện pháp để cải tạo, xử lý đất như sau:

Thực hiện cày xới đất vườn

Để cải tạo, xử lý đất thì bà con cần tiến hành các biện pháp cày xới đất kỹ lưỡng, cày tơi tầng đất mặt, bón phân hữu cơ và đánh rãnh nước nhằm nâng cao độ phì nhiêu và thông thoáng.

🛑 Lưu ý: Tránh nên thực hiện cày xới mạnh bởi sẽ dễ làm đất bị mất nước, hệ vi sinh vật sẽ yếu dần.

Bón phân hữu cơ cho đất

Bổ sung phân bón hữu cơ là một trong những biện pháp cải tạo đất hiệu quả nhất. Các loại phân bón mà bà con có thể sử dụng để bón cho đất vườn đó là: phân bò, phân cá, phân trùn quế,…

Ngoài ra, bà con có thể thụ sử dụng các loại phụ phẩm trong quá trình canh tác đó là: rơm, rạ, than bùn,… Tuy nhiên, bà con cần ủ kỹ để hạn chế vi khuẩn và nấm còn sót lại.

Sử dụng vôi để cải tạo đất

Bà con có thể tham khảo liều lượng vôi để bón cho đất như sau:

  • Nếu độ pH của đất > 3,5 thì sử dụng từ 2 – 5 tấn vôi/ha
  • Nếu độ pH của đất 3,5 – 4,5 thì sử dụng từ 1 – 2 tấn vôi/ha
  • Nếu độ pH của đất 4,5 – 5,5 thì sử dụng từ 0,5 – 1,0 tấn vôi/ha

Sử dụng sản phẩm sinh học để cải tạo đất

Sử dụng chế phẩm sinh học để cải tạo đất là phương pháp được nhiều bà con lựa chọn. Bởi các chế phẩm được điều chế ra với các hợp chất hữu cơ, các vi sinh có lợi nên sẽ có hiệu quả nhanh chóng, mà không ảnh hưởng lớn đến độ tơi xốp của đất trồng.

Sản phẩm sinh học Bio Soil có công dụng hiệu quả trong việc cải thiện độ pH, tăng độ phì, giúp đất được tơi xốp, màu mỡ, hỗ trợ tăng khả năng ức chế, diệt trừ tận gốc một số nấm bệnh, tuyến trùng có hại trong đất,…

Nồng độ pH đất phù hợp với cây trồng

4.5 – 5.5: Cây chè

5.0 – 6.0: Trà, bơ, khoai tây

5.0 – 7.0: Mía, bông

5.3 – 6.3: Đậu phộng

5.5 – 6.5: Dưa hấu, chuối

5.5 – 6.8: Họ bầu bí, cao su, khoai lang

5.5 – 7.0: Cây tiêu, cà rốt, cam quýt, cát tường, đậu tương, rau gia vị, dưa chuột

5.7 – 7.5: Bắp (ngô)

5.8 – 6.8: Củ cải

6.0 – 6.5: Bông cải xanh, thuốc lá, chuối

6.0 – 7.0: Cà chua, cà tím, cà phê, đậu đỗ, dâu tây, xà lách, nho, ớt, dưa leo, khoai mì (sắn)

6.3 – 6.7: Cà chua

6.4 – 7.9: Hành tây

6.5 – 7.0: Cải bắp, cải thảo, đồng tiền, mai vàng, hoa lan

6.5 – 8.0: Cẩm tú cầu

5.9 – 7.0: Hoa hồng

6.0 – 8.0: Lily, cúc nhật

Hy vọng với những kiến thức về độ pH cũng như cách đo độ ph của đấtSinh Học AQ đã chia sẻ trong bài viết trên có thể giúp bà con kiểm tra đất vườn ngay tại nhà mình có hiệu quả nhanh và chính xác nhất. Nếu bà con có nhu cầu mua các sản phẩm sinh học thì vui lòng liên hệ trực tiếp đến AQ để được các kỹ sư nông nghiệp hỗ trợ tư vấn và báo giá nhanh nhất nhé.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-8%
Công dụng: 🔹 Tăng độ pH cho đất sau 5-7 ngày tưới, cải thiện độ phì nhiêu, cho đất tơi…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *