Hướng dẫn cách chiết cây hồng giòn nhân giống cây hiệu quả
Kích thước chữ
Cách chiết cây hồng giòn giúp nhân giống cây hiệu quả được thực hiện đơn giản qua từng bước đúng kỹ thuật, tỷ lệ thành công cao 100%. AQ chia sẽ đến bà con quy trình kỹ thuật chiết cành hồng giòn và phương pháp chăm sóc cay sau khi chiết giúp nhân giống cây thành công.
Tìm hiểu về cách chiết cây hồng giòn
Hồng là một trong những loại cây ăn quả được trồng lâu đời tại nước và và đã trở thành nên quen thuộc vì mùa thu hoạch của chúng trùng vào ngày rằm trung thu. Mỗi loại hồng khác nhau sẽ cho ra hương vị khác biệt. Hồng giòn là một trong những loại hồng được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay.
Vì là loại cây ôn đới được du nhập về Việt Nam cho nên chúng chủ yếu phát triển mạnh ở những vùng có thời tiết mát mẻ quanh năm như: Đà Lạt, Xuân vân,.. Do đặc tính khác biệt nên ít vùng trồng được mà vì thế mà chúng mang lại nhiều lợi nhuận cho người nông dân.
Có 2 cách nhân giống hồng giòn phổ biến nhất hiện nay: Trồng cây bằng hạt và phương pháp nhân giống hữu tính chiết cành. Do việc trồng bằng hạt giống có thời gian thu hoạch khá lâu và tốn nhiều công đoạn cho nên chiết cành luôn được đông đảo người dân sử dụng để tiết kiệm thời gian và gia tăng năng suất vườn.
Thời điểm thích hợp để chiết cây hồng giòn
Việc thực hiện cách chiết cành cây hồng giòn thích hợp nhất là từ đông chí đến hết tháng 3 âm lịch là phù hợp nhất. Vì trong khoảng thời gian này sẽ đảm bảo an toàn cho cành chiết và cành gốc phát triển tốt.
Chuẩn bị những gì trước khi thực hiện cách chiết cây hồng giòn?
Việc chuẩn bị những vật dùng các nguyên liệu trước khi bắt đầu thực hiện kỹ thuật chiết cây hồng giòn là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp đảm bảo được tiến độ công việc thực hiện mà còn tránh những rủi ro không đáng có trong lúc làm việc.
Chọn những cành mẹ khỏe mạnh
Vì ưu điểm của việc thực hiện phương pháp chiết cây hồng giòn là tối ưu thời gian thu hoạch cho nên bà con nên chọn những cành giống khỏe mạnh, ít bị sâu hại tấn công,…để khi cây con phát triển sẽ ít gặp nhiều rủi ro nhất có thể.
Chuẩn bị đất trồng
Hồng có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau kể cả loại đất có độ phì nhiêu thấp như: Đất đỏ feralit bị xói mòn, đất xám bạc màu,..nhưng phải với điều kiện tầng đất dày. thoát nước tốt vì bộ rễ dễ bị ăn sâu, độ pH 5 – 5,5.
Lựa chọn giá thể
Bà con nên chuẩn bị sẵn các giá thể để khi thực hiện cách chiết cành hồng giòn xong sẽ có vật dụng giúp cố định cây thời điểm đó. Việc cố định sẽ giúp hồng không bị ngã trước gió lớn, bị côn trùng bám vào,…
Các dụng cụ làm vườn cần thiết
Các công cụ làm vườn cần thiết như: Dao, kéo, xẻng, dây thun, bọc nilong,…rất quan trọng trong việc thực hiện chiết cành. Ngoài ra, bà con cần nên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ trước để tránh mang mầm bệnh lây nhiễm cho các cây khỏe mạnh khác.
Hướng dẫn cách chiết cây hồng giòn đúng kỹ thuật từng bước
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết thì AQ xin mời bà con cùng tìm hiểu những bước để thực hiện kỹ thuật chiết cành hồng giòn dưới đây.
Tạo cành chiết từ dưới đất
Bà con tiến hành chọn một cành hồng giòn gần sát gốc, sau đó lựa đoạn cuối có chiều dài khoảng 20cm rồi dùng vật dụng cắt một khúc vỏ dài 2cm, cạo sạch hết lớp vỏ. Tiếp theo uống công cành xuống đến khi phần bóc vỏ tiếp giáp sát mặt đất vùi xuống và phủ đất lại, dùng que cắm xuống để cố định cành nằm đúng vị trí.
Sau khoảng 2 tuần thì bắt đầu kiểm tra tốc độ ra rễ của bầu, sau 3 tuần khi rễ đã ra đều, chuyển màu nâu vàng thì tiến hành cắt ra và đem trồng ở chậu đất đã chuẩn bị từ trước.
Tạp cành chiết ở trên cao
Chọn cành bánh tẻ to gần bằng chiếc đũa ăn cơm, chiều dài khoảng 15- 20cm từ cành mẹ đã chuẩn bị từ trước. Nếu cành chiết quá dài sẽ khiến cây con bị vống, trong khi bộ rễ yếu sẽ không thể đủ sức nuôi cây.
Sử dụng dao nhọn bóc rời một khoanh vỏ rộng 2cm rồi cạo sạch lớp ngoài đi. Tiếp đó dùng hỗn hợp đất trộn với phân chuồng hoai mục, tưới nước trộn đều hỗn hợp sao cho bầu vừa đủ ẩm để bó.
Lưu ý: Không nên để bầu chiết quá ướt hoặc quá khô vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra rễ của cây hồng.
Dùng một mảnh ni lông trắng quả nhỏ quấn quanh bầu chiết sao cho vừa chặt, vừa kín. Hai đầu bầu dùng dây ni lông buộc chặt để giúp nước ngấm vào nhanh hơn. Khoảng nửa tháng sau khi, bầu sẽ ra rễ màu trắng và 7 – 10 ngày sau khi thấy rễ chuyển sang vàng thị hạ cành chiết xuống chậu đất đã chuẩn bị trước.
Chăm sóc cây hồng giòn sau khi chiết ra rễ đi đọt phát triển tốt
Bộ rễ cây hồng sau khi chiết cành sẽ rất yếu vì thế khi hạ cành khỏi cây mẹ nên đặt chúng vào bầu ương để trong mát, môi trường sống giàu nguồn dinh dưỡng và chăm sóc cẩn thận trong vài tuần rồi mới trồng vào chậu cây hoặc vườn.
Thời gian đầu, bà con nên dùng giá thể hoặc các que tre chống để giúp cây con có thể đứng vững, không bị đổ ngã, thuận tiện cho việc phát triển hơn.
Khoảng hai tháng tình từ ngày chiết thì hồng con sẽ bắt đầu nở hoa thì cắt bỏ để cây tập trung dinh dưỡng ra mầm và nuôi mầm mới. Thường nên thăm vườn và quan sát cây con để phát hiện những biểu hiện bất thường để kịp thời khắc phục.
Nên giăng lưới để ngăn ngừa các loại côn trùng, sâu hại tới hút chích và gây đổ cây. Bà con cũng có thể sử dụng các loại thuốc giúp kích rễ mọc rễ, cây phát triển lớn, bổ sung dinh dưỡng trong đất,…
Hy vọng, cách chiết cây hồng giòn sẽ không còn là vấn đề khó khăn với bà con sau khi đã hiểu rõ đặc tính của chúng, thời điểm thực hiện cũng như các bước làm và chăm sóc. AQ chúc bà con thành công trong việc nhân giống vườn nhà mình.