Hướng dẫn cách chiết cành vải nhân giống cây, tăng năng suất
Kích thước chữ
Cách chiết cành vải đúng kỹ thuật, nhân giống cây hiệu quả, giúp tăng năng suất cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, nhà vườn đang trồng cây vải. Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây vải từ phương pháp chiết cành đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao qua bài viết dưới đây, bà con cùng AQ tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về cách chiết cành vải
Cách chiết cành vải là một trong số những phương pháp nhân giống vô tính thực hiện để làm cho cành chiết ra rễ ngay trên cành cây mẹ. Tạo ra được cây con có khả năng sống độc lập, mang đủ các đặc tính di truyền từ cây mẹ.
Vải là loại cây giàu dinh dưỡng cũng như mang lại giá trị kinh tế cao. Vải thiều được trồng nhiều ở Bắc Giang và Hải Dương cho năng suất cao trong nhiều năm qua. Áp dụng đúng kỹ thuật và chăm sóc phù hợp thì người nông dân cũng có thể trồng vải ở mọi nơi với năng suất cao nhất.
Đặc điểm hình dáng của cây vải chiết
Vải là loại cây thường xanh có kích thước trung bình cao khoảng 15 – 20m. Lá cây dài 15 – 25cm với các lá non màu đỏ đồng sáng chuyển dần sang xanh lục. Hoa vải màu trắng ánh xanh lục hoặc vàng, có kích thước nhỏ mọc thành các chùy hoa dài đạt tới 30cm.
Lớp vỏ quả vải ở ngoài có màu đỏ, sần sùi và dễ bóc. Trong quả vải là lớp thịt trắng ngọt, giàu vitamin C. Hạt vải có màu nâu, có độc tính nhẹ nên không được ăn.
Vải chính ở giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 10, rơi vào khoảng 100 ngày sau khi cây cho ra hoa.
Ưu và nhược điểm khi thực hiện cách chiết cành vải
Chiết cành vải là phương pháp tạo cây con với đặc tính giống cây mẹ, đây là cách thực hiện nhân giống truyền thống từ lâu đã được bà con ứng dụng hiệu quả.
Ưu điểm vượt trội của kỹ thuật chiết cành vải
✅ Bảo tồn gen, tạo ra được những cây con giữ đặc tính di truyền từ cây mẹ.
✅ Rút ngắn thời gian sinh trưởng, cây con sớm cho ra hoa kết quả
✅ Cây giống phân cành cân đối, cây thấp và tán gọn, thuận lợi cho quá trình chăm sóc và thu hoạch.
✅ Cách thực hiện chiết cành vải khá đơn giản, dễ làm. Thời gian cho cây giống chỉ từ 2 đến 4 tháng.
Nhược điểm của phương pháp chiết cành vải
Số lượng nhân giống thấp, chỉ chiết tối đa một vài cành cùng lúc. Thời gian chiết cành thành công cho mỗi cây khoảng từ 2 tuần đến 1 tháng.
Dễ mang những mầm bệnh lây từ cây mẹ. Cây con không có rễ cọc nên khả năng chịu hạn và chống đổ kém.
Chỉ một vài loại cây chiết cành được, không thực hiện với các cây ăn quả ra rễ như cây na, hồng. Với cây ăn quả có múi thì tuổi thọ của cây thấp.
Chuẩn bị gì để thực hiện cách chiết cành vải mang lại hiệu quả cao
Thời vụ thích hợp cho chiết vải là các tháng 2, 3 và tháng 8, 9. Một số yếu tố cần đảm bảo chuẩn bị kỹ càng như sau:
Dụng cụ hỗ trơ thực hiện kỹ thuật chiết cành vải
Để thực hiện chiết cành vải, mọi người cần các vật dụng như sau: kéo cắt, dao cắt, nước tưới, găng tay, khẩu trang, chậu đất,… Cần vệ sinh và khử trùng vật dụng trước khi thực hiện các bước kỹ thuật trên cây vải.
Chọn cây vải giống khỏe mạnh để thực hiện kỹ thuật chiết cành
Chọn cây giống sinh trưởng khỏe mạnh, cho năng suất cao và không bị sâu bệnh, phẩm chất tốt ổn định qua nhiều năm. Cây để lấy cành chiết có độ tuổi từ 7 đến 10 năm mọc hơi xiên về phía ánh sáng, với các tán cân đối, năng suất cao, sinh trưởng khỏe mạnh, không sâu bệnh.
Chọn cành vải chắc khỏe để chiết
Chọn cành bánh tẻ từ 1 – 2 năm tuổi, quay ra ngoài sáng, với đường kính 1,5 – 2c m, nằm ở lưng chừng tán và cành có từ 2 đến 3 nhánh. Đảm bảo cành tẻ sinh trưởng khỏe, cây cho năng suất cao không sâu bệnh hại.
Làm bầu đất cho cành vải chiết mau ra rễ
Trộn đất làm bầu đảm bảo độ tơi xốp, giữ ẩm tốt và không bị vỡ khi đất khô. Bầu đất cần đủ chất dinh dưỡng cho cây, nên chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa.
Trộn đất đã chọn với rơm, rác mục hoặc rễ bèo phơi khô cùng phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ ⅔ đất và ⅓ chất độn. Nhào hỗn hợp với nước đảm bảo độ ẩm đạt 80% sao cho nước không chảy ra khi nắm đất vào cây.
Dùng nilon trắng để làm vỏ bầu tùy thuộc vào đường kính cành chiết và kích thước của bầu đất. Dây buộc bầu bằng lạt tre hoặc dây nilon với chiều dài từ 30 – 50cm, mỗi bầu dùng 3 dây.
Hướng dẫn cách chiết cành vải đơn giản, thành công 100%
Bước 1: Xác định vị trí khoanh vỏ ở dưới chạc của cành từ 10 – 15cm. Dùng dao cắt để khoanh vỏ với chiều dài vết khoanh bằng 1,5 đến 2 lần đường kính của cành.
Bước 2: Bóc lớp vỏ ngoài và dùng dao để cạo sạch phần tượng tầng đến phần lớp gỗ. Có thể sử dụng một số loại thuốc kích thích ra rễ, chấm thuốc lên phần vỏ trên vết khoanh rộng 2cm rồi để ráo.
Bước 3: Bó bầu chiết thực hiện chia đất thành từng nắm nhỏ có kích thước tùy thuộc vào độ lớn cành chiết. Đường kính bầu đất thường rơi vào khoảng 6 – 8cm, chiều dài khoảng 10 – 12cm.
Bước 4: Bẻ đôi nắm đất và ốp vào vết khoanh sao cho phần đất trùm hẳn lên 2 đầu vết khoanh, phần cành bóc vỏ nằm ở khoảng giữa bầu đất. Dùng giấy nilon để bọc ở phía ngoài bầu đất ôm sát bầu và dùng dây buộc chặt đầu đất ở hai đầu và giữa bầu.
Sau khi chiết cành từ 2 đến 3 tháng, thấy rễ mọc trong túi bầu màu vàng, phân nhánh 3 đến 4 lần và bao trùm gần ½ bề mặt bầu thì có thể cắt hạ cành chiết. Chọn những cành chiết có bộ rễ đạt tiêu chuẩn để đem giâm.
Bài viết trên AQ đã chia sẽ đến bà con những thông tin hữu ích về cách chiết cành vải đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Cảm ơn bà con đã quan tâm và dành thời gian tìm hiểu về phương pháp nhân giống cây vải bằng kỹ thuật chiết cành của chúng tôi, chúc bà con thành công trong việc nhân giống cây.