Các bệnh hại lúa phổ biến thường gặp và cách khắc phục

Các bệnh hại lúa phổ biến thường gặp và cách khắc phục

11/02/2023

Kích thước chữ

Các bệnh hại lúa là nỗi lo lớn nhất của người nông dân trong quá trình canh tác lúa. Vậy làm sao để có thể loại bỏ các mầm bệnh hại lúa này? Bài viết hôm nay sẽ cho bạn những giải pháp tối ưu nhất trong việc phát hiện và phòng trừ bệnh hại lúa.

Tổng hợp các bệnh hại lúa phổ biến thường gặp nhất

Đầu tiên, chúng tôi sẽ nói rõ hơn về các bệnh hại lúa phổ biến tại các tỉnh miền Tây nước ta. Trong một vụ lúa của người dân, các tác nhân và sâu bệnh sẽ tấn công theo từng giai đoạn của cây lúa. Các mầm bệnh đó lá:

Các bệnh hại lúa phổ biến thường gặp và cách khắc phục
Một số bệnh hại lúa phổ biến trên đồng lúa của bà con

Bệnh nghẹt rễ

Có thể gọi bệnh nghẹt rễ bằng các tên gọi khác như lúa đó, lúa bị ngộ độc. Dựa vào cách chăm sóc của người nông dân, khi cây mắc bệnh nghẹt rễ là do cây hấp thụ các chất hữu cơ quá mức quy định.

Bệnh bạc lá

Bác lá là mầm bệnh xuất hiện vào mùa thường xuyên xảy ra mưa bão. Nếu sử dụng các giống lúa kém chất lượng thì cây lúa sau khi phát triển rất dễ bị bạc lá. Các cây lúa nhiễm bệnh bác lá sẽ hoàn toàn không có giá trị kinh tế sau khi thu hoạch.

Bệnh lùn sọc đen

Đúng với tên gọi của bệnh, lùn sọc đen khi nhiễm bệnh sẽ làm cho cây lúa thấp hơn so với cây lúa khác trên cùng một vùng canh tác. Để phát hiện bệnh, người dân phải theo dõi thường xuyên cây lúa trong từng giai đoạn phát triển của cây.

Bệnh khô vằn

Khô vằn là một trong các bệnh hại lúa nghiêm trọng cho nhà nông. Chúng sẽ tấn công lên các bẹ lúa nằm gần mặt nước sau đó sẽ nhiễm sang toàn bộ thân cây lúa. Khi để lâu không trị bệnh, các lá và bẹ là nhiễm bệnh sẽ chết.

Bệnh đạo ôn

Đạo ôn hay còn được biết đến là bệnh cháy lá, cổ gié, hoặc khô cổ bông. Bệnh này thường xảy ra ở thân cây lúa những để nhận biết rõ nhất, nhà nông phải quan sát lên các bộ là, đốt và cổ bông.

Bệnh vàng lá

Khác với bệnh bạc lá, vàng lá sẽ gây bệnh vào giai đoạn cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Đặc biệt hơn, bệnh có nguy cơ phát tàn do biện pháp phòng trừ rầy nâu tấn công. Vi khuẩn gây ra bệnh vàng lá sẽ tận dụng mắt nước để phát sinh mầm bệnh nhanh nhất.

Bệnh cháy bìa lá

Nếu bạn phát hiện một số đốm vàng hoặc xám xanh ở gần bìa của lá lúa. Đấy không phải là vết héo khô do mặt trời mà là những vết gây được gây ra bởi bệnh cháy bìa lá.

Bệnh lùn xoắn lá

Ở giai đoạn cây trưởng thành, cây rất dễ nhiễm bệnh lùn xoắn lá. Bạn có thể nhận biết bằng cách nhìn phần lá của lúa có dấu hiệu xoắn từ trên xuống theo chiều ngược lại của kim đồng hồ.

Bệnh vàng lùn

Một loại bệnh nguy hiểm gây hại cho cây lúa và có khả năng khiến nhà nông mất trắng sau vụ mùa. Đó là bệnh vàng lùn trên cây lúa. Bệnh này có thể khiến cây lúa có thể bị mất đi một số cành dảnh khi phát triển. Bên cạnh đó, chiều cao của cây lúa sẽ kém phát triển hơn so với các cây khỏe mạnh khác.

Triệu chứng của các loại bệnh hại lúa

Trong phần dưới đây của bài viết, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt các bệnh hại lúa thông qua một vài triệu chứng trên cây. Qua đó, người dân có thể đánh giá chính xác bệnh và sử dụng phương pháp hoặc thuốc trừ bệnh phù hợp.

Các bệnh hại lúa phổ biến thường gặp và cách khắc phục
Biểu hiện của các bệnh gây hại lúa trồng

Bệnh nghẹt rễ: dấu hiệu chính của bệnh này sẽ thể hiện trên lá lúa. Các vết bệnh trên cây lúa có màu đỏ và cây cũng sẽ yếu dần. Hơn thế nữa, khi thu hoạch, phần rễ lúa sẽ bị thối đen.

Bệnh bạc lá: dấu hiệu ban đầu của bệnh bạc lá là các vết màu xanh đậm. Vào những ngày nắng, các vết bệnh này sẽ khô đi và phiến lá màu trắng từ trên xuống theo đường rìa của lá.

Bệnh lùn sọc đen: Các bẹ lá trên cây có biểu hiện sưng phồng dẫn theo đó là những bộ phận khác như gân lá, lá non,…

Bệnh khô vằn: Phần lá ở gần mắt nước sẽ có những vết đốm xám xanh ở giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Các vết bệnh này sẽ phát triển lớn dần theo hình dạng bầu dục, một số đốm sẽ to đến 2 – 3 cm.

Bệnh đạo ôn: Lúa khi bước vào quá trình đẻ nhánh cũng là lúc mầm bệnh đạo ôn ký sinh lên cây lúa. Nhiều đốm nhỏ hình thoi trắng xám sẽ xuất hiện và xung quanh vết bệnh là màu nâu vàng.

Bệnh vàng lá: Cây nhiễm bệnh có chiều cao thấp hơn các cây lúa khác. Phấn là lúa cũng sẽ chuyển sang màu vàng cam Khi nhiễm năng cây sẽ lây sang các bụi lúa xung quanh hoặc gây chết lúa.

Bệnh cháy bìa lá: Hiện tượng cháy khô trên lá là dấu hiệu cây đã nhiễm bệnh nặng. Ban đầu, cây chỉ bị cháy khô 2 mặt của rìa lá hoặc một điểm nhỏ trên lá và lan dần ra rìa.

Bệnh lùn xoắn lá: Xuất hiện nhiều vết nhăn trên lá của cây lúa non và có nhiều điểm bị rách. Quá trình chuyển nặng của bệnh rất nhanh và nông dân có thể bỏ luôn cả vụ mùa.

Bệnh vàng lùn: Khi mới bắt đầu nhiễm bệnh, một số lá cây sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng nhà và khô lại.

Tác nhân gây các bệnh hại lúa

Nguồn gốc của các bệnh hại lúa này phụ thuộc cách chăm sóc cây trồng của người nông dân kết hợp với các tác nhân sâu bệnh khác. Hãy cùng tìm hiểu xem các tác nhân gây bệnh đó là gì nhé!

Bệnh nghẹt rễ: do tình trạng cây bị thiếu Oxy. Ngoài ra, cây không thể thực hiện quá trình phản ứng hóa sinh với các chất dinh dưỡng trong đất.

Bệnh bạc lá: Xảy ra khi thời tiết có độ ẩm rơi vào khoảng 85 – 90%, đây là điều kiện để vi khuẩn Xanthomonas Oryzae phát sinh lên cây lúa.

Bệnh lùn sọc đen: nguồn lây do loại rầy lưng trắng phát sinh vi khuẩn mang họ Reoviridae vào thân cây.

Bệnh khô vằn: loài nấm mốc có tên khoa học Rhizoctonia solani ký sinh vào các phần lúa đẻ nhánh gây bệnh khô vằn cho cây lúa.

Bệnh đạo ôn: do loại nấm Pirycularia oryzae tấn công lên lá và các đốt trên thân cây.

Bệnh vàng lá: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vàng lá như, nấm Gonatophragmium sp, do virus truyền bệnh, vi khuẩn Xanthomonas Oryzae hoặc do ngộ độc phèn.

Bệnh cháy bìa lá: Vi khuẩn Xanthomonas Oryzae tấn công lên các chỗ bị thương do sâu bệnh cắn phá.

Bệnh lùn xoắn lá: thường do các vi rút có trong rầy nâu, chúng thường ký sinh lên cây lúa ngay khi rầy nâu tạo ra các vết thương.

Bệnh vàng lùn: tương tư như bệnh xoắn lá, rầy nâu là tác nhân chính gây ra bệnh vàng lùn gây hại lúa.

Điều kiện thuận lợi để phát sinh của các bệnh hại lúa

Sau khi đã nhiễm bệnh, điều kiện tốt nhất cho các bệnh hại lúa sẽ có sự khác nhau. Qua những quan sát và đánh giá, chúng tôi đã tổng kết lại các điều kiện phát sinh của từng loại mầm bệnh hại lúa dưới đây:

Bệnh nghẹt rễ: phát triển khi các chất hữu cơ có trong đất chưa được phân hủy hoàn toàn. Ngoài ra, khu vực có nhiều rơm rạ cũng là điều kiện phát sinh mệnh cho cây lúa.

Bệnh bạc lá: Theo nghiên cứu, mùa hè sẽ là cơ hội phát triển của mầm bệnh sẽ tốt hơn so với mùa xuân. Hơn thế nữa, khả năng sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh rất nhanh khi thời tiết đạt độ ẩm trên 90%.

Bệnh lùn sọc đen: Vi khuẩn gây bệnh lùn sọc đen chủ yếu do rầy lưng trắng ký sinh nên chúng sẽ thường tấn công mạnh vào những ngày đầu múa xuân và có độ ẩm trên 90%.

Bệnh khô vằn: Ở nhiệt độ thích hợp 24 – 32 độ C, cây khi nhiễm bệnh khô văn sẽ có khả năng chuyển năng và phát sinh mầm bệnh lên các cây xung quanh. Tốc độ lây của mầm bệnh này cũng rất nhanh.

Bệnh đạo ôn: Trong thời gian trồng lúa mà thời tiết âm u với nhiệt độ dao động từ 22 – 30 độ C, nấm mốc Pirycularia oryzae sẽ nhiễm bệnh đạo ôn lên cây lúa nhanh hơn.

Bệnh vàng lá: Đất trồng lâu năm không cải tạo dẫn đến bị chua sẽ là điều kiện tốt nhất cho các tác nhân lây nhiễm các bệnh hại lúa. Đặc biệt hơn, vi khuẩn gây bệnh vàng lá có thể phát triển mạnh trong điều kiện này.

Bệnh cháy bìa lá: Vi khuẩn Xanthomonas Oryzae sẽ phát triển mạnh nếu người dân gieo sạ quá dày hoặc bón phân dư đạm. Đó là nguyên nhân khiến cây lúa nhanh nhiễm bệnh và lây sang các cây khác.

Bệnh lùn xoắn lá: Vì là do rầy nâu gây ra nên, điều kiện để bệnh lây nhiễm tốt nhất sẽ vào những ngày có nhiệt độ từ 25 – 30 độ C.

Bệnh vàng lùn: Thời tiết biến đổi thất thường là thời điểm thích hợp để vi khuẩn lây bệnh. Cùng với đó là độ ẩm cao trong đất sẽ kích thích vi khuẩn xâm nhập nhanh hơn vào cây lúa.

Các chế phẩm sinh học đặc trị các bệnh hại lúa dành cho người dân

💠 Bệnh nghẹt rễ: Sử dụng kết hợp Nutri Corp và Bio Soil trong quá trình nhiễm bệnh.

  • Công dụng: Cải tạo đất trồng và phục hồi rễ cho cây lúa khi nhiễm bệnh.

💠 Bệnh bạc lá: Phun Nano Cu Gold để phòng và trị bệnh hiệu quả:

Các bệnh hại lúa phổ biến thường gặp và cách khắc phục
Sử dụng Nano Cu Gold phòng trị hiệu quả bệnh bạc lá lúa
  • Công dụng: Diệt trừ tận gốc sâu bệnh bằng bào tử nấm có lợi cho cây trồng.
  • Phòng bệnh: Pha 500ml dung dịch vào 400 – 500 lít nước, phun 3 – 4 lần/vụ.
  • Trị bệnh: Kết hợp 500ml dung dịch chung với 200 – 300 lít nước, phun lên vùng nhiễm bệnh từ 2 – 3 lần.

💠 Bệnh lùn sọc đen: dùng Tribe Vacci Gold để loại bỏ hiệu quả mầm bệnh:

Các bệnh hại lúa phổ biến thường gặp và cách khắc phục
Tribe Vacci Gold loại trừ triệt để tác nhân gây bệnh lùn sọc đen
  • Công dụng: Loại trừ các tác nhân nấm bệnh gây hại bệnh lùn sọc đen.
  • Hướng dẫn pha thuốc: Pha 10 – 20ml Tribe Vacci Gold cùng 20 lít nước.
  • Cách thức phun: Phun định kỳ cách 10 -15 ngày/lần.

💠 Bệnh khô vằn: Antafungal – sản phẩm loại bỏ bệnh khô vằn trên cây lúa.

  • Công dụng: Hỗ trợ khoanh vùng và loại bỏ mầm bệnh khô vằn.
  • Phòng bệnh: Hòa tan 250g Antafungal vào 400 lít nước. Sử dụng từ 2 – 3 lần/vụ.
  • Trị bệnh: Pha 250g sản phẩm với 200 lít nước, phun cách nhau 5 – 10 ngày/lần.

💠 Bệnh đạo ôn: Sử dụng sản phẩm Chatomium AQ11:

Các bệnh hại lúa phổ biến thường gặp và cách khắc phục
Chatomium AQ11 ngăn ngừa bệnh đạo ôn cây lúa hiệu quả
  • Công dụng: Cung cấp kháng sinh và bào tử nấm để ngăn ngừa bệnh đạo ôn cây lúa.
  • Phòng bệnh: Kết hợp 1kg sản phẩm cùng 800 – 1000 lít nước, phun định kỳ 15 – 30 ngày/lần.
  • Trị bệnh: Pha 1kg Chatomium vào 400 – 600 lít nước. Phun 3 -5 ngày/lần.

💠 Bệnh vàng lá: Phun Nano Cu Gold lên các cây lúa bị nhiễm bệnh và gần khu vực nhiễm bệnh.

  • Công dụng: Diệt tận gốc và bảo vệ cây lúa khỏi mầm bệnh vàng lá.
  • Phòng bệnh: Pha 500ml dung dịch vào 400 – 500 lít nước, phun 3 – 4 lần/vụ.
  • Trị bệnh: Kết hợp 500ml dung dịch chung với 200 – 300 lít nước, phun lên vùng nhiễm bệnh từ 2 – 3 lần.

💠 Bệnh cháy bìa lá: Sử dụng chế phẩm Nano Cu Gold của Trung tâm Sản phẩm SInh học AQ.

  • Công dụng: Trị và phòng bệnh vàng lá cho cây lúa trước các tác nhân gây hại.
  • Phòng bệnh: Pha 500ml dung dịch vào 400 – 500 lít nước, phun 3 – 4 lần/vụ.
  • Trị bệnh: Kết hợp 500ml dung dịch chung với 200 – 300 lít nước, phun lên vùng nhiễm bệnh từ 2 – 3 lần.

💠 Bệnh lùn xoắn lá:Tribe Vacci Gold

  • Công dụng: Diệt trừ tác nhân gây bệnh lùn xoắn lá bằng biện pháp sinh học.
  • Hướng dẫn pha thuốc: Pha 10 – 20ml Tribe Vacci Gold cùng 20 lít nước.
  • Cách thức phun: Phun định kỳ cách 10 -15 ngày/lần.

💠 Bệnh vàng lùn: Tribe Vacci Gold

  • Công dụng: Bảo vệ và loại bỏ tác nhân gây bệnh vàng lùn trên cây lúa.
  • Hướng dẫn pha thuốc: Pha 10 – 20ml Tribe Vacci Gold cùng 20 lít nước.
  • Cách thức phun: Phun định kỳ cách 10 -15 ngày/lần.

Các kỹ thuật canh tác cho người dân hạn chế các bệnh hại lúa

Bằng cách áp dụng các phương pháp canh tác lúa dưới đầy của chúng tôi, người dân có thể ngăn chặn nguy cơ mầm bệnh xảy ra. Các cách đó là:

  • Sử dụng các giống lúa đạt tiêu chuẩn từ các đại lý hoặc nguồn uy tín.
  • Tham khảo các loại thuốc vi sinh, chất hữu cơ giúp cây lúa phông bệnh tối ưu nhất.
  • Cải tạo và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho đất canh tác lúa.
  • Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại.
  • Dọn dẹp và vệ sinh các tàn dư của mùa vụ trước.
  • Thiết lập hệ thống thoát nước tại các ruộng lúa.

Chúng tôi hy vọng bài viết về các bệnh hại lúa sẽ mang lại những kiến thức, phương pháp phòng bệnh đến người dân trồng lúa. Vì mỗi vụ lúa đạt năng suất cao sẽ mang lại giá trị kinh tế cho người dân.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm về cách phong trừ bệnh hại lúa qua Hotline; 098 1355 180(028) 8889 7322. Hoặc người dân có thể xem các tin tức nông nghiệp tại website: nguyenlieusinhhoc.com để trang bị kiến thức cho bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *