Tại sao cà tím ra hoa nhưng không đậu quả và Cách xử lý
Kích thước chữ
Cà tím ra hoa nhưng không đậu quả là một trong những nguyên nhân chính làm thiệt hại nặng nề đến năng suất thu hoạch của vụ mùa. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cây cà tím không đậu quả được như: do quá trình thụ phấn diễn ra yếu, do điều kiện môi trường bất lợi, do côn trùng gây hại,… Nếu không kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời thì bà con có thể mất trắng mùa vụ.
Trong bài viết dưới đây, Sinh Học AQ sẽ chia sẻ đến quý bà con chi tiết những nguyên nhân khiến cà tím không đậu trái cũng như cách xử lý kịp thời để bảo vệ năng suất của vụ trồng nhé.
Tìm hiểu về tình trạng cà tím ra hoa nhưng không đậu quả
Cây cà tím có tên khoa học là Solanum melongena L., là loại cây thuộc họ cà, cùng họ với cà chua, khoai tây, hồ tiêu,… Cà tím được xếp vào loại quả mọng, nhiều cùi thịt và chứa nhiều hạt nhỏ, cơm mềm bên trong. Tùy theo mỗi giống mà quả ra sẽ có hình dạng khác nhau, thường có dạng thuôn dài và vỏ màu tím hay tím sẫm.
Quả cà tím có thể được sử dụng để chế biến ra nhiều món ăn khác nhau như: xào, hấp, nướng,… Nhờ đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, thu hoạch nhanh nên cà tím được nhiều nhà vườn lựa chọn để canh tác.
Tuy nhiên, tại một số vườn trồng, lại xảy ra hiện tượng cây cà tím ra hoa nhưng không đậu quả, gây thất thu cho bà con nông dân. Tình trạng này thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu liên quan đến việc thụ phấn, điều kiện môi trường,…Bà con cần phát hiện sớm và hiểu rõ nguyên nhân để đảm bảo năng suất cho vườn cà tím nhé.
Nguyên nhân làm cho cà tím ra hoa nhưng không đậu quả
Dưới đây, kỹ sư Sinh Học AQ chia sẻ đến quý bà con một số nguyên nhân chính khiến cây cà tím không thể ra hoa đậu quả đó là:
Cà tím không đậu quả do thiếu phấn yếu
➡️ Một trong những nguyên nhân chính khiến cà tím ra hoa không đậu trái đó là do thiếu thụ phấn. Cà tím thụ phấn được là nhờ vào gió, ong và các loài côn trùng khác.
➡️ Nếu vườn trồng cà tím thiếu các loài ong, bướm thì tỷ lệ hoa đậu quả sẽ bị giảm sút.
➡️ Nếu thời tiết quá ẩm, thì phấn hoa sẽ bị dính vào nên không thể rơi xuống đầu nhụy được, từ đó hoa không thể tạo quả được và rụng dần đi.
Cà tím ra hoa không đậu trái do điều kiện môi trường bất lợi
➡️ Cây cà tím cần nhiệt độ trong khoảng từ 20 – 30 độ C, nếu nhiệt độ vườn quá cao hoặc quá thấp thì có thể gây ảnh hưởng lớn khả năng thụ phấn và đậu quả của cà tím. Bên cạnh đó, độ ẩm trong vườn cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ra hoa đậu quả trên cây, nếu độ ẩm quá cao thì sẽ dễ làm nấm bệnh phát sinh trên hoa.
➡️ Việc thiếu ánh sáng có thể làm giảm khả năng đậu quả do cây cà tím không nhận đủ lượng ánh sáng cần thiết để thực hiện quá trình sinh trưởng và phát triển. Cà tím cần lượng ánh sáng mặt trời ít nhất khoảng 6 – 8 tiếng/ngày.
Cây cà tím ra hoa nhưng không đậu quả do chất dinh dưỡng không cân đối
➡️ Khi cây cà tím được cung cấp quá nhiều lượng phân bón thì cây sẽ phát triển mạnh về lá và thân nên sẽ ít tập trung vào việc ra hoa và đậu quả.
➡️ Nếu thiếu hụt các dưỡng chất như: kali, phốt pho, và các nguyên tố vi lượng thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đậu quả của cây cà tím.
➡️ Ngoài ra, nếu trong quá trình ra hoa đậu quả, nếu bà con không cung cấp đủ lượng nước tưới thì sau một thời gian hoa sẽ bị khô và rụng đi.
Cà tím không đậu quả do côn trùng gây hại
➡️ Một số loài côn trùng như: bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn trắng, sâu ăn lá,… sẽ tấn công vào hoa, lá gây ảnh hưởng nghiêm trong đến khả năng ra hoa đậu quả trên cây cà tím.
➡️ Bọ trĩ thường tấn công trực tiếp vào nụ hoa và cánh hoa, chúng dịch từ các mô mềm của cây làm hư hỏng nụ hoa, khiến hoa không thể phát triển được, hoa bị rụng trước khi được thụ phấn.
➡️ Rầy mềm sẽ hút nhựa từ các lá non và nụ hoa khiến cây cà tím bị suy yếu dần. Khi bị tấn công thì cây cà tím có thể bị suy yếu, giảm sự phát triển của cây, làm giảm sút số lượng hoa, giảm tỷ lệ thụ phấn và đậu quả. Chất mật ngọt mà rầy mềm tiết ra làm dễ khiến cho nấm mốc phát triển.
➡️ Bọ phấn trắng gây hại bằng cách hút nhựa cây ở các lá non hoa, làm cây cà tím bị suy yếu, làm giảm khả năng ra hoa và hoa bị rụng sớm. Loài bọ phấn trắng này còn là mầm mống làm lây lan các loại nấm bệnh, vi khuẩn gây hại trên vườn trồng.
➡️ Sâu ăn lá sẽ cắn phá và ăn hết lá trên cây, làm cho cây bị thiếu sức sống, gây ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu trên cây. Nếu chúng tấn công mạnh vào giai đoạn cây đang ra hoa thì hoa có thể bị rụng trước khi kịp thụ phấn.
Tác hại do không sớm xử lý tình trạng cà tím ra hoa nhưng không đậu quả
❌ Khi cây cà tím ra hoa nhưng không đậu quả, nếu bà con không phát hiện và xử lý kịp thời thì có thể kiến bà con mất trắng mùa vụ, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của bà con nông dân.
❌ Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài thì có thể giảm suy giảm sức khỏe của cây trong dài hạn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ mùa kế tiếp.
Phương pháp chăm sóc ngăn ngừa tình trạng cây cà tím ra hoa nhưng không đậu quả
Dưới đây, chúng tôi chia sẻ đến quý bà con các kỹ thuật chăm sóc, xử lý nhanh tình trạng cây cà tím ra hoa nhưng không đậu quả như sau:
Cải thiện nhiệt độ và độ ẩm cho cây cà tím
✅ Để duy trì nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho vườn trồng bà con có thể sử dụng lưới che nắng hoặc hệ thống tưới phun sương để phòng ngừa cây cà tím chịu ảnh hưởng bất lợi từ thời tiết.
✅ Khi canh tác bà con nên lựa chọn nơi trồng có đầy đủ ánh sáng mặt trời hoặc có thể sử dụng đèn chiếu để bổ sung ánh sáng cho vườn cây.
Lượng nước tưới cho cây cà tím
✅ Bà con cần cung cấp lượng nước tưới cho cây cà tím ít nhất 1 lần/tuần trong điều kiện bình thường và khoảng 2 – 3 lần/tuần khi thời tiết nắng nóng.
✅ Bà con có thể sử dụng lớp phủ mùn hữu cơ dày khoảng 10cm ở xung quanh cây cà tím hoặc sử dụng các loại bạt phủ cỏ, màng phủ để bảo vệ vườn vào những ngày nắng nóng.
Hỗ trợ thụ phấn cho vườn cà tím
Hoa của cây cà tím thuộc loại lưỡng tính, có cả bộ phận nhị và nhụy trong cùng một bông hoa. Nên khi thụ phấn thì hoa cà tím tự thụ phấn nhờ vào gió hoặc nhờ côn trùng. Bà con có thể áp dụng những cách dưới đây để giúp cây cà tím được thụ phấn thuận lợi:
✅ Thụ phấn thủ công: Bà con có thể sử dụng cây cọ quét nhỏ, vuốt nhẹ lên từng bông hoa và di chuyển theo hình tròn. Thực hiện như thế trên từng bông, việc này sẽ đảm bảo các hoa cà tím trong vườn sẽ được thụ phấn đồng đều.
✅ Thụ phấn nhờ côn trùng: Bà con có thể lựa chọn trồng xen kẽ thêm các loại cây hoa khác trong vườn để thu hút ong, bướm và các loại côn trùng khác, để giúp quá trình thụ phấn trên cây cà tím được diễn ra tự nhiên và đạt hiệu quả tốt nhất.
Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cây cà tím
✅ Bà con có thể sử dụng các loại phân bón có tỷ lệ NPK cân đối, tránh bón quá nhiều phân đạm cho cây, nên ưu tiên lựa chọn các loại phân bón có hàm lượng phốt pho và kali cao để kích thích quá trình ra hoa đậu quả trên cây cà tím.
✅ Ngoài ra, bà con cần bổ sung thêm các loại phân bón có chứa các nguyên tố vi lượng như: canxi, magie, sắt và kẽm để đảm bảo cây cà tím không bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng trong giai đoạn ra hoa đậu quả.
Xua đuổi, xử lý triệt để sâu bệnh trên vườn cà tím
✅ Trong quá trình canh tác nếu bà con nhận thấy sự xuất hiện của các loài côn trùng như: bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn trắng,… thì bà con có thể sử dụng lưới chắn để che phủ cho vườn trồng hoặc sử dụng các loại bẫy dính, bẫy chua ngọt để thu hút và xua đuổi chúng.
✅ Tuy nhiên, nếu mật độ của chúng quá nhiều, thì bà con nên tìm hiểu và sử dụng các loại chế phẩm sinh học để kiểm soát chúng hiệu quả mà không gây hại đến thiên địch và môi trường xung quanh.
Tổng hợp thuốc sinh học phòng trị cây cà tím ra hoa không đậu trái
Dưới đây, Sinh Học AQ chia sẻ đến quý bà con các loại chế phẩm sinh học giúp xử lý dứt điểm tình trạng cà tím ra hoa không đậu trái:
Kfruit – Kích thích cà tím ra hoa đậu quả sai trĩu
✅ Khi sử dụng Kfruit sẽ giúp hỗ trợ cây thụ phấn tốt hơn, quá trình ra hoa nhanh, tăng tỷ lệ đậu trái trên cây cà tím.
✅ Giảm thiểu tình trạng rụng hoa và trái hoa, bảo vệ hoa và trái non phát triển khỏe mạnh.
✅ Bổ sung dinh dưỡng để trái bóng, to, đẹp, hạn chế tình trạng nứt trái, khô trái, đảm bảo nông sản đạt chuẩn chất lượng.
✅ Hướng dẫn sử dụng Kfruit: Hòa lẫn 500ml Kfruit với 200 – 400 lít nước sạch, phun đều lên trên toàn vườn ở giai đoạn hoa nở rộ, đã xuất hiện một vài quả non.
✅ Bà con nên phun thuốc vào những ngày mát dịu để tăng hiệu quả và nâng cao sức đề kháng cho cây cà tím.
Vi AMEN – Bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cây cà tím
Trong quá trình ra hoa đậu quả thì bà con cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để cây cà tím được khỏe mạnh, quá trình ra hoa đậu quả được diễn ra thuận lợi:
✅ Sản phẩm sinh học Vi AMEN sẽ giúp cây cứng cáp, xanh lá, kích thích quá trình ra hoa đậu trái nhanh hơn, trái ra chắc khỏe, nặng ký.
✅ Hỗ trợ chống tình trạng stress, giúp cây vượt hạn hán, giúp tăng năng suất và chất lượng của vụ mùa.
✅ Hướng dẫn sử dụng Vi AMEN: Hòa lẫn 250ml VI AMEN + 400-800 lít nước sạch hoặc 25ml/40-80 lít nước sạch, bà con có thể phun định kỳ từ 7 – 15 ngày/lần trên toàn vườn vào các giai đoạn phát triển khác nhau.
✅ Khi sử dụng Vi AMEN có thể giúp nhà vườn thay thế được các loại phân NPK, phân bón lá khác.
Mebe Pa – Tiêu diệt dứt điểm các loại côn trùng gây hại trên cây cà tím
✅ Sử dụng Mebe Pa để xua đuổi, tiêu diệt dứt điểm các loại côn trùng, sâu hại trên vườn cà tím.
✅ Các vi nấm có trong Mebe Pa như: Metarhizium sp, Beauveria sp, Paecilomyces spp, sẽ lây nhiễm vào trong côn trùng, mọc tơ và sinh bào tử để đốt bụng, đốt chân, khiến chúng ngừng cắn phá rồi chết cứng đi.
✅ Hướng dẫn sử dụng Mebe Pa: Để phòng trị côn trùng thì bà con sử dụng 20g bột thuốc Mebe Pa hòa lẫn với 20 lít nước sạch. Thực hiện phun đều trên toàn vườn, chú ý phun kỹ ở mặt sau của lá, sử dụng cách nhau từ 5 – 10 ngày/lần để có hiệu quả tốt nhất (để phun phòng thì bà con sử dụng 10g Mebe Pa + 20 lít nước sạch).
Cây cà tím ra hoa nhưng không đậu quả nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa vụ cũng như hiệu quả kinh tế của bà con nông dân. Hy vọng với những chia sẻ trên của Sinh Học AQ sẽ giúp bà con có thêm kinh nghiêm trong quá trình canh tác và chăm sóc vườn cà tím. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn kỹ hơn các sản phẩm sinh học vui lòng liên hệ trức đến: 0932 690 312 – 028 8889 7322 – 0981 355 180.