Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa hiệu quả và an toàn cho cây

Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa hiệu quả và an toàn cho cây

23/05/2024

Kích thước chữ

Bọ cánh cứng hại dừa là một trong những loại côn trùng gây hại vô cùng nặng nề trên vườn dừa của bà con. Chúng tấn công và lây lan mạnh trên diện tích rộng, nhất là các vườn dừa ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Trong bài viết dưới đây, AQ sẽ hướng dẫn bà con những biện pháp giúp xử lý dứt điểm tình trạng cây dừa bị bọ cánh cứng nhé.

Tổng quan về loài bọ cánh cứng hại dừa

Bọ cánh cứng hại dừa và Biện pháp phòng trị dứt điểm
Bọ cánh cứng gây hại trên cây dừa luôn là nỗi lo lắng của nhiều nhà vườn, bởi nếu không kịp thời phát hiện sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất thu hoạch

Bọ cánh cứng trên cây dừa hay còn được gọi là tê giác hại dừa có tên khoa học là Oryctes Rhinoceros thuộc ngành Arthropoda, lớp Insecta và nằm trong bộ Coleoptera.

Bọ cánh cứng là loài côn trùng thường xuất hiện và tấn công vào các vườn trồng ở vùng có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Được xem là một trong những loại dịch hại có tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây dừa trước sự biến đổi của khí hậu. Nên bà con cần phải có biện pháp quản lý, phòng trị bọ cánh cứng để bảo vệ sức khỏe cũng như năng suất thu hoạch của vườn dừa.

Đặc điểm hình dáng và vòng đời của bọ cánh cứng hại dừa

Bọ cánh cứng hại dừa và Biện pháp phòng trị dứt điểm
Tổng hợp hình ảnh của vòng đời của bọ cánh gây hại trên vườn dừa

Bọ cánh cứng gây hại ở cây dừa sẽ trải qua 4 giai đoạn tiến hóa để trưởng thành đó là: Trứng – Ấu trùng (Sâu non) – Nhộng – Con trưởng thành.

  • Giai đoạn trứng của bọ cánh cứng: Chúng sẽ có hình dạng bầu dục và có màu trắng vàng, đường kính khoảng 3mm. Sau 12 – 14 ngày thì trứng sẽ nở ra. Chúng thường đẻ trứng ở bên trong thân cây dừa và gốc cây dừa đã bị mục, hư, xác bã thực vật, phân bò, rơm, cỏ có độ ẩm,…
  • Giai đoạn ấu trùng (sâu non): Đến giai đoạn này thì chúng sẽ có màu trắng sữa, qua mỗi lần lột xác thì chúng sẽ phát triển dài tới 10cm.
  • Giai đoạn nhộng của bọ cánh cứng: Nhộng sẽ có màu nâu vàng là dài đến 50mm. Nhộng của bọ cánh cứng có hầu hết các đặc điểm của con trưởng thành. Sau 25 – 30 ngày thì nhộng sẽ vũ hóa thành con trưởng thành.
  • Giai đoạn con trưởng thành: Đến với giai đoạn này thì bọ cánh cứng sẽ có chiều dài từ 3 – 6,3cm có màu nâu sẫm hoặc đen. Cả con đực và con cái đều có một chiếc sừng có kích thước giống nhau. Dưới bề mặt bụng thì sẽ có những sợi lông màu nâu đỏ, riêng con cái thì có thêm nhóm long mờ ở đầu bụng.

Nhận biết bọ cánh cứng hại dừa xuất hiện qua dấu hiệu nào?

Khi cây dừa bị bọ cánh cứng tấn công thì sẽ có những dấu hiệu cụ thể như:

  • Do có kích thước được xem là lớn hơn những loại côn trùng gây hại khác nên bà con có thể quan sát thấy bọ cánh cứng trên cây dừa. Chúng có màu nâu sẫm và thường xuất hiện trên mặt dưới của lá dừa.
  • Trên mặt lá hay búp non của cây dừa sẽ xuất hiện phân của chúng có màu nâu đen, nhỏ li ti.
  • Lá non của cây dừa bị sóc nâu đen, bởi bọ cánh cứng sẽ cắn vào biểu bì lá non và để lại phân trên mặt lá của cây dừa.
  • Những lá non do bị mất lớp biểu bì sẽ bị héo khô, cong lại và trên lá sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ.
  • Do sự tấn công của bọ cánh cứng thì lá, búp non, hoa cái có thể bị rụng dần đi.

Hậu quả do bọ cánh cứng hại dừa gây ra

Bọ cánh cứng gây hại ở cây dừa gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng vụ thể như sau:

  • Bọ cánh cứng sẽ tấn công vào lá, búp non, hoa và trái của cây dừa gây hại trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của vườn dừa.
  • Lá cây dừa sẽ bị héo khô, cong queo và rụng dần đi, làm cản trở đến khả năng quang hợp của cây.
  • Hoa cái bị rụng, búp non bị cháy gây thiệt hại đến quá trình ra hoa đậu quả của cây dừa.
  • Quả dừa của cây dừa bị bọ cánh cứng tấn công thì trái sẽ bị sẹo, nứt nẻ, gây ảnh hưởng đến chất lượng thu hoạch.
  • Năng suất thu hoạch kém, chất lượng bị giảm sút sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của bà con nhà vườn khi mang ra thị trường.
  • Nếu không có biện pháp xử lý phù hợp thì bọ cánh cứng gây hại ở cây dừa sẽ nhanh chóng lây lan sang những khu vực lân cận, gây ảnh hưởng trên diện rộng.

Một số cách phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa đơn giãn, an toàn

Bọ cánh cứng hại dừa và Biện pháp phòng trị dứt điểm
Biện pháp canh tác giúp phòng trị loài bọ cánh cứng gây hại trên cây dừa

Bọ cánh cứng trên cây dừa luôn là nỗi lo lắng của nhiều bà con, bởi không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng trái mà nếu mật độ nhiều sẽ làm chết cây. Thấu hiểu được nỗi lo ấy, thì các nhân viên, kỹ sư đang công tác tại Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã tìm kiếm và tổng hợp lại các biện pháp hiệu quả giúp bà con xử lý nhanh chóng tình trạng cây dừa bị bọ cánh cứng.

Mời bà con cùng theo dõi những thông tin bên dưới để có thêm kinh nghiệm trong việc quản lý và phòng trị bọ cánh cứng trên vườn dừa nhé.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa bọ cánh cứng gây hại ở cây dừa

✅ Trồng những giống dừa khỏe mạnh, có sức chống chịu tốt với các loài sâu bệnh, côn trùng, nấm bệnh tấn công.

✅ Khi mua tại các đơn vị cây trồng thì cần kiểm tra kỹ lưỡng giống cây, đặc biệt là ở phần đọt của cây dừa.

✅ Bà con cần kiểm tra đọt cây dừa thường xuyên để kịp thời phát hiện và tìm cách xử lý nhanh nhất (đặc biệt vào mùa khô).

✅ Cần chăm tưới nước và cung cấp chất dinh dưỡng để cho cây dừa phát triển tốt, tăng khả năng kháng sâu bệnh gây hại.

✅ Đối với những cây dừa đã bị bọ cánh cứng gây hại nặng thì bà con cần chặt bỏ đi hết những đọt non rồi mang đi tiêu hủy để hạn chế lây lan trên toàn vườn.

✅ Sử dụng thiên địch để xua đuổi bọ cánh cứng trên cây dừa như: ong ký sinh, bọ đuôi kìm,…

✅ Tìm hiểu và dùng các sản phẩm thuốc BVTV để tiêu diệt tận gốc bọ cánh cứng gây hại ở cây dừa.

Biện pháp sinh học phòng trừ bọ cánh cứng gây hại ở cây dừa

Sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trị cây dừa bị bọ cánh cứng đã được nhiều bà con áp dụng đến. Bởi các chế phẩm sinh học được nghiên cứu và điều chế với những nguyên liệu hữu cơ, các vi sinh có lợi nên có hiệu quả vượt trội trong việc phòng và trị bọ cánh cứng trên cây dừa trong thời gian ngắn. Nhưng không gây ra những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của cây và năng suất thu hoạch.

Bà con nên tìm hiểu và lựa chọn những đơn vị phân phối uy tín để mang lại công dụng tốt nhất trên vườn trồng nhà mình nhé.

Thuốc phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa Mebe Pa an toàn cho cây

Bọ cánh cứng hại dừa và Biện pháp phòng trị dứt điểm
Sản phẩm sinh học Mebe Pa được nhiều bà con sử dụng để tiêu diệt dứt điểm bọ cánh cứng trên cây dừa và đã mang lại hiệu quả vượt trội

Qua thời gian nghiên cứu và thử nghiệm thì Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã thành công cho ra mắt sản phẩm: Thuốc trị bọ cánh cứng hại dừa Mebe Pa.

Mebe Pa đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng của bà con trên 63 tỉnh thành nhờ đã mang lại hiệu quả vượt trội trong việc phòng trị bọ cánh cứng trên vườn dừa.

Bà con hãy theo dõi những thông tin bên dưới để hiểu rõ hơn về đặc tính của sản phẩm này nhé.

Thành phần của thuốc trị bọ cánh cứng gây hại ở cây dừa Mebe Pa

Thuốc trị bọ cánh cứng hại dừa Mebe Pa được điều ra với các thành phần chính là các chất hữu cơ, các vi sinh vật có lợi,… cụ thể như sau:

✅ Mỗi gam trong Mebe Pa có chứa Metarhizium sp, Beauveria sp, Paecilomyces spp, Verticillium sp…1×10^8 CFU (hay còn được gọi là các vi nấm có lợi như: nấm xanh, nấm tím, nấm xám, nấm trắng)

Công dụng của thuốc trị bọ cánh cứng gây hại ở cây dừa Mebe Pa

✅ Xử lý tận gốc bọ cánh cứng gây hại ở cây dừa mang đến hiệu quả lâu dài.

✅Quản lý, kiểm soát tốt được các loại côn trùng gây hại trên vườn dừa.

✅ Mebe Pa có tác dụng vượt trội trong việc phòng và trị các loại côn trùng gây hại, giúp đảm bảo chất lượng của trái khi mang ra thị trường tiêu dùng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bọ cánh cứng gây hại ở cây dừa Mebe Pa

Để tiêu diệt tận gốc bọ cánh cứng trên cây dừa thì bà con nên sử dụng Mebe Pa theo sự hướng dẫn của các kỹ sư nông nghiệp tại AQ nhé.

Dùng Mebe Pa để trị cây dừa bị bọ cánh cứng: Dùng 20g Mebe Pa hòa tan với 20 lít nước. Bà con tiến hành phun ướt đều trên toàn cây dừa bị hại, nên phun kỹ ở mặt sau và dưới tán lá. Nên sử dụng thuốc với liều lượng 5 – 10 ngày/lần để có công dụng tốt nhất.

Dùng Mebe Pa để phòng cây dừa bị bọ cánh cứng gây hại: Dùng 10g Mebe Pa hòa tan với 20 lít nước. Bà con tiến hành phun như cách phun trị. Cần sử dụng thuốc với liều lượng 15 – 30 ngày/lần (3 – 5 lần/vụ) để có công dụng phòng bệnh tốt nhất nhé.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc quản lý và phòng trị bọ cánh cứng hại dừa. Nếu bà con cần tư vấn thêm các sản phẩm về các sản phẩm sinh học thì đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp với tổng đài: (028) 8889 7322 – 098 1355 180 nhé. Đội ngũ nhân viên, kỹ sự tại Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ sẽ tận tình hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc của quý bà con.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *