Bệnh vàng lá trên cây ớt nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?
Kích thước chữ
Bệnh vàng lá trên cây ớt là một loại bệnh phổ biến thường gặp. Bệnh ảnh hưởng khá lớn đến năng suất cây trồng, giảm hiệu quả kinh tế nếu không được điều trị triệt để. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp các thông tin về bệnh vàng lá cây ớt và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng lá trên cây ớt
Vàng lá là tình trạng thường gặp và khá phổ biến trên cây ớt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như bón quá nhiều hoặc quá ít phân, thiếu nước, thiếu ánh sáng…Dưới đây là các nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng vàng lá trên cây ớt:
Cây ớt bị vàng lá do thiếu phân
Cây trồng không được bón đầy đủ phân bón sẽ không được cung cấp chất dinh dưỡng, gây ra các tình trạng vàng lá, rụng lá. Cây ớt cũng không ngoại lệ. Bón thiếu phân là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vàng lá cây ớt.
Bệnh vàng lá trên cây ớt do bón phân quá nhiều
Không chỉ bón thiếu phân, bón quá nhiều phân cũng khiến đất bị khoáng hóa, cây không hấp thụ hết các chất dinh dưỡng gây ra tình trạng xót rễ. Những nguyên nhân này tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập, gây ra bệnh vàng lá ở cây ớt.
Cây ớt bị vàng lá do không bổ sung đủ nước
Không được bổ sung nước đầy đủ và thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng lá ở cây ớt. Ngoài ra, nếu chỉ tưới nước trên bề mặt, không thấm được nước xuống rễ cây cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.
Bệnh vàng lá trên cây ớt do thiếu ánh sáng
Thiếu ánh sáng cũng là một yếu tố gây ra bệnh vàng lá cây ớt. Ánh sáng rất quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu ớt được trồng ở nơi thiếu ánh sáng, âm u sẽ khiến lá trở nên mỏng, chuyển dần sang màu vàng.
Cây ớt bị vàng lá do không gian chật
Việc trồng ớt ở không gian chật hẹp cũng khiến lá cây bị vàng. Trồng ớt ở chậu nhỏ, đất trồng ít, không đủ không gian để bón phân cũng góp phần gây ra tình trạng vàng lá ở cây.
Bệnh vàng lá trên cây ớt do thay đổi nơi trồng
Thay đổi đột ngột nơi trồng sẽ khiến cây chưa kịp thích nghi môi trường sống mới, không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, từ đó gây ra tình trạng lá vàng.
Cây ớt bị vàng lá do đất có độ kiềm cao
Nếu trồng ớt ở nơi có độ kiềm cao sẽ dễ khiến cây gặp tình trạng vàng lá, rụng lá. Để ngăn ngừa tình trạng này trên cây ớt, có thể phun thêm sunphat sắt 0,2%.
Bệnh vàng lá trên cây ớt do sâu hại
Ngoài ra, sâu hại tấn công vào cây ớt cũng khiến lá cây mất dần màu xanh, dần chuyển sang tình trạng vàng lá, rụng lá.
Cây ớt bị vàng lá do thiếu chất vi lượng
Không bổ sung đủ khoáng chất vi lượng như canxi, sắt, kẽm, magie cũng sẽ khiến cây ớt dễ gặp tình trạng vàng lá.
Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng lá trên cây ớt
Để nhanh chóng điều trị bệnh vàng lá trên cây ớt kịp thời, các bạn cần biết cây ớt của mình có đang bị bệnh hay không, từ đó nhanh chóng khắc phục, điều trị nhanh cho cây trồng. Để nhận biết cây ớt bị bệnh vàng lá hay không, các bạn có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau.
Cách 1: Nhìn vào gốc cây ớt, thấy xuất hiện những đốm nâu bị khô, các bo mạch ở thân cây chuyển sang màu nâu. Phần gốc cây sát mặt đất bị teo nhỏ lại bất thường, ngoài ra thì một số trường hợp cay bị một lớp lụa trắng bao phủ bên ngoài. Qua những dấu hiệu trên cho thấy cây ớt đang bị bệnh vàng lá.
Cách 2: Lá chết có màu vàng, bị teo tóp, trong khoảng thời gian 2 – 3 tháng cây ớt có dấu hiệu bắt đầu úa vàng rồi chết hoàn toàn. Chứng tỏ cây đang bị bệnh vàng lá, do đó nếu phát hiện kịp thời thì có thể chữa trị kịp thời để cứu cây.
Cách phòng bệnh vàng lá trên cây ớt hiệu quả
Để cây ớt phát triển khỏe mạnh, đậu trái tốt các bạn nên chăm sóc tốt cho cây, phòng bệnh vàng lá cho cây ớt bằng một số biện pháp sau:
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, thu gom và loại bỏ các tàn dư bệnh hại, không để ảnh hưởng đến mùa vụ sau.
- Làm cho đất khô ráo loại bỏ vôi sống nhầm tiêu diệt nấm bệnh.
- Chọn giống ớt sạch, tốt cây.
- Chế độ phân bón cân đối, vừa đủ, đúng liều lượng.
- Luân canh cây trồng cho những cây không bị nhiễm bệnh.
- Tưới gốc, phun thuốc để tránh lây lan rộng vết bệnh.
Trị bệnh vàng lá trên cây ớt bằng chế phẩm đặc trị
Cách trị bệnh vàng lá trên cây ớt hiệu quả nhất là dùng các chế phẩm đặc trị. Chế phẩm Mebe Pa và Be Green là hai loại chế phẩm có công dụng vượt trội, trị dứt điểm bệnh vàng lá.
Đối với bệnh vàng lá cây ớt do côn trùng, sâu hại gây ra: dùng thuốc đặc trị nhện đỏ Mebe Pa là phương pháp rất tốt để điều trị triệt để. Sản phẩm có tác dụng tiêu diệt rầy rệp, ve sầu, côn trùng chích hút gây hại trên cây ớt, đảm bảo an toàn cho cây.
Đối với bệnh vàng lá cây ớt do thối rễ: với trường hợp này, dùng thuốc đặc trị vàng lá thối rễ Be Green – chế phẩm chuyên đặc trị bệnh vàng lá, rụng lá, cháy lá trên cây ớt. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ phục hồi vàng lá, tăng sức đề kháng cho cây, hỗ trợ cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Câu hỏi thường gặp bệnh vàng lá trên cây ớt
Khi trị bệnh vàng lá trên cây ớt, bà con nông dân thường có những thắc mắc liên quan đến quá trình điều trị bệnh.
Cây ớt bị vàng lá có trị dứt điểm được không?
Có thể trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và tích cực sử dụng chế phẩm đặc trị để phòng trừ. Nếu tích cực trong các phương pháp trị bệnh, bệnh sẽ chóng hết và không ảnh hưởng quá lớn đến năng suất cây trồng.
Nguyên nhân nào làm cây ớt bị vàng lá
Các nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh vàng lá ở cây ớt là do thiếu ánh sáng, thiếu nước, bón thiếu hoặc thừa phân, trồng cây trong không gian hẹp,…
Mua thuốc trị bệnh vàng lá trên cây ớt ở đâu?
Các sản phẩm trị bệnh vàng lá trên cây ớt Mebe Pa và Be Green được sản xuất và phân phối trực tiếp tại Trung tâm sản phẩm sinh học AQ. Với hệ thống nhà máy hiện đại, đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao cùng nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm đúng giá, đúng chất lượng, là người bạn đồng hành tuyệt vời của bà con nông dân.
Để đặt mua và tìm hiểu về các thông tin sản phẩm thuốc trị bệnh vàng lá trên cây ớt, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline: 028 8889 7322 – 098 1355 180 hoặc truy cập website nguyenlieusinhhoc.com để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhé!
Bài viết đã cung cấp các thông tin về bệnh vàng lá trên cây ớt và cách phòng trừ bệnh hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn sẽ có thêm kiến thức để chăm bón cây trồng, đem lại vụ mùa bội thu.