Bệnh vàng lá chín sớm cây lúa là gì? nguyên nhân & cách trị
Kích thước chữ
Bệnh vàng lá chín sớm cây lúa là loại bệnh thường gặp trên lúa. Tuy không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị triệt để, bệnh dễ lây lan trên diện rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Vậy bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa là gì? Nguyên nhân nào gây ra? Cần làm gì để phòng trị bệnh hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh vàng lá chín sớm cây lúa là gì?
Bệnh vàng lá chín sớm cây lúa có tên gọi khác là bệnh vàng lá, là loại bệnh gây ra tình trạng vàng lá trên lúa. Bệnh thường xuất hiện và gây hại trong giai đoạn trước khi lúa trổ bông.
Bệnh lây lan nhanh và không gây nhiều tác hại nghiêm trọng như các loại sâu bệnh. Tuy nhiên, nên có biện pháp điều trị bệnh kịp thời để không làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Nguyên nhân gây bệnh vàng lá chín sớm cây lúa
Bệnh vàng lá chín sớm cây lúa do nấm Gonatophragmium SP gây nên. Bệnh thường xuất hiện và gây hại vào khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày trước khi cây lúa trổ đến lúc thu hoạch. Thời gian đầu mắc bệnh, lá lúa xuất hiện những chấm tròn màu vàng nhạt, sau lan ra thành sọc dài.
Đối với cánh đồng lúa bị bệnh vàng lá chín sớm nặng, nhìn từ trên xuống đồng ruộng lúa sẽ thấy màu lúa vàng rực như lúc lúa chín. Do đó mà nhiều người gọi đây là bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa.
Triệu chứng bệnh vàng lá chín sớm cây lúa
Cây lúa bị bện vàng lá chín sớm có những triệu chứng khá rõ rệt trên lúa, có thể nhận thấy bằng mắt thường. Thời gian đầu, trên lá xuất hiện các vết bệnh nhỏ màu vàng. Theo thời gian, các vết bệnh này chuyển thành màu cam nhạt, phát triển kéo dài từ gân lá đến chóp lá. Chúng lan rộng ra trên bề mặt lá, vết bệnh cháy khô.
Nếu lúa mắc bệnh vào giai đoạn đòng trổ sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa, tuy nhiên nếu mắc bệnh muộn hơn thì sẽ chỉ làm vàng lá, không làm giảm năng suất lúa.
Tác hại bệnh vàng lá chín sớm cây lúa gây ra
Nếu không phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh vàng lá chín sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng khá nghiêm trọng trên lúa:
Cây lúa bị mắc bệnh sớm ở giai đoạn đồng trổ, bệnh sẽ phát triển rất nhanh. Đến khi thu hoạch lá lúa bị cháy khô, tỷ lệ hạt lép cao, ảnh hưởng đến năng suất nông sản.
Đối với đồng ruộng lúa bị mắc bệnh muộn hơn, vào giai đoạn trổ trở đi, bệnh chỉ làm cho lá lúa bị vàng, không cháy khô, không ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa.
Cách phòng trị bệnh vàng lá chín sớm cây lúa hiệu quả
Để tránh gây ảnh hưởng đến năng suất lúa, nên có biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa hiệu quả. Các biện pháp phổ biến là canh tác phòng bệnh và sử dụng sản phẩm đặc trị để trị bệnh.
Biện pháp canh tác phòng bệnh vàng lá chín sớm cây lúa
Canh tác là biện pháp phòng bệnh vàng lá chín sớm khá hiệu quả và được áp dụng nhiều. Cụ thể như sau:
✅ Ưu tiên chọn các giống lúa khỏe, sức chống chịu tốt.
✅ Xử lý hạt giống kĩ trước khi gieo sạ để đảm bảo chất lượng.
✅ Cân đối lượng phân bón, tránh bón thừa phân đạm để giảm thiểu nguy cơ bệnh vàng lá chín sớm.
✅ Thường xuyên quan sát và thăm đồng để phát hiện kịp thời nếu bệnh xuất hiện, từ đó có biện pháp kịp thời.
Biện pháp trị bệnh vàng lá chín sớm cây lúa
Ngoài biện pháp canh tác, nên sử dụng sản phẩm sinh học Funge King. Sản phẩm có tác dụng loại trừ nấm bệnh gây hại trong lúa, không để bệnh tái phát làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Sử dụng sản phẩm cụ thể như sau:
✅ Đối với phòng bệnh: pha 500g sản phẩm hòa cùng 200 lít nước. Tần suất sử dụng 2-3 lần/năm.
✅ Đối với trị bệnh: pha 500g sản phẩm hòa cùng 200 lít nước. Tần suất tưới 3-7 ngày/lần.
Câu hỏi thường gặp về bệnh vàng lá chín sớm cây lúa
Trong quá trình điều trị bệnh vàng lá chín sớm, bà con thường có những thắc mắc xung quanh căn bệnh này. Dưới đây là các câu hỏi thường gặp xoay quanh bệnh vàng lúa chín sớm:
Điều kiện nào phát sinh bệnh vàng lá chín sớm cây lúa?
Bệnh xuất hiện trong giai đoạn trước khi lúa trổ bông, do nấm Gonatophragmium SP gây ra.
Bệnh vàng lá chín sớm cây lúa là gì?
Bệnh vàng lá chín sớm cây lúa còn được gọi là bệnh vàng lá lúa, là loại bệnh khiến lúa chín sớm, vàng lá trước giai đoạn trổ đòng. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh khiến tỉ lệ hạt lúa lép cao, ảnh hưởng đến năng suất nông sản.