Các bệnh trên cây mía thường gặp và Cách phòng trị hiệu quả

Các bệnh trên cây mía thường gặp và Cách phòng trị hiệu quả

19/08/2024

Kích thước chữ

Bệnh trên cây mía ngoài các loài sâu bọ, côn trùng, còn có nấm và vi khuẩn cũng gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và chất lượng mía thu hoạch. Cùng AQ theo dõi bài viết bên dưới để hiểu thêm về các căn bệnh thường gặp trên cây mía.

Tìm hiểu về các bệnh trên cây mía

Các bệnh trên cây mía thường gặp và Phòng trừ hiệu quả
Xây dựng vùng nguyên liệu mía đầu dòng là mục tiêu của ngành mía Việt Nam

Các kế hoạch triển khai về việc phục hồi, xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía tại địa phương đã và đang thực hiện với những tiến triển mới. Niên vụ trồng mía vừa qua trúng mùa được giá tạo nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.

Thông qua đó đẩy mạnh công tác đảm bảo năng suất và chất lượng mía đầu dòng giúp cho hoạt động trồng mía đạt hiệu quả tối đa.

Vì thế, việc nhận biết các bệnh thường gặp ở cây mía cũng như có hướng xử lý và phòng trừ phù hợp là cần thiết đối với bà con chuyên canh trong thời gian sắp tới.

Nguyên nhân và dấu hiệu của các bệnh trên cây mía thường gặp

Sau đây, AQ sẽ giới thiệu đến quý bà con 8 loại bệnh trên cây mía đã xuất hiện tại vùng chuyên trồng ở Việt Nam. Tuỳ theo điều kiện môi trường, cách thức chăm sóc mà bệnh sẽ diễn biến nặng hay nhẹ. Mời bà con xem qua để hiểu hơn về tình hình bệnh hại trên ruộng mía nhà mình.

Bệnh trắng lá mía

🔶 Tác nhân:

  • Dịch khuẩn bào Phytoplasma lưu tồn trong gốc mía, hom giống và lây truyền nhờ rầy môi giới.
  • Bệnh phát sinh khi thời tiết nóng ẩm kéo dài.

🔶 Triệu chứng bệnh trên cây mía:

  • Bệnh trắng lá mía gây hại từ giai đoạn mọc mầm đến khi cây mía chín.
  • Lá mầm, lá lớn chuyển màu trắng, từ một nhánh lây lan toàn bộ khóm mía.
  • Xuất hiện chồi bên, đốt thân ngắn hơn bình thường, cây mía thấp lùn.

Bệnh than đen hại mía

Các bệnh trên cây mía thường gặp và Phòng trừ hiệu quả
Bệnh than đen và bệnh thối đỏ là 2 trong số bệnh trên cây mít thường gặp tại Việt Nam

🔶 Tác nhân:

  • Nấm Ustilago scitaminea Sydow tồn tại trong đất, cây giống, dụng cụ làm vườn, tàn dư thực vật.
  • Lây lan qua đường gió, nước và côn trùng chích hút.
  • Bệnh phát sinh mạnh từ tháng 4 – 6 và tháng 9 – 11,
  • Nhiệt độ sinh trưởng từ 15 – 27°C, độ ẩm không khí cao.

🔶 Triệu chứng bệnh hại ở cây mía:

  • Thân còi cọc, biến dạng, đẻ nhiều nhánh nhỏ vô hiệu, không thể tạo lóng.
  • Từ ngọn đâm lên 1 roi, trên roi là các bào tử nấm có lớp phủ mỏng màu trắng, về sau chuyển thành màu than đen.

Bệnh thối đỏ hại mía

🔶 Tác nhân:

  • Nấm Glomerella tucummanensis (tên trước đây: Colletotrichum falcatum) tấn công trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây mía qua các vết thương cơ giới.
  • Bệnh biểu hiện khi cây mía đã chín.
  • Nhiệt độ sinh trưởng từ 29,4 – 31°C.

🔶 Triệu chứng bệnh trên cây mía:

  • Bệnh thối đỏ làm hình thành đốm đỏ dọc trên gân lá và phiến lá, về sau lan hết cả lá mía.
  • Vỏ mía màu đỏ ứng, hơi lõm vào trong, khi ngửi nghe thấy mùi men do nấm tác động
  • Thân mía khi chẻ đôi sẽ thấy một hoặc nhiều dóng có màu đỏ.
  • Lá khô, cây mía chết khô từng đoạn hoặc chết hết cây.

Bệnh xoắn cổ lá mía

🔶 Tác nhân:

  • Nấm Gibberella moniliformis (phức hợp chủng nấm Fusarium) phát sinh ở nhiệt độ từ 20 – 35°C, thời tiết ấm áp, môi trường ẩm ướt, nắng mưa thất thường.
  • Nấm lây truyền qua đường không khí, đất trồng, nước tưới, nước mưa.
  • Tồn tại 1 năm trong tàn dư thực vật ở điều kiện tự nhiên.
  • Cây mía từ 3 – 7 tháng tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.

🔶 Triệu chứng bệnh hại ở cây mía:

  • Lá chuyển vàng, thô ráp, nhăn nheo, lá ngọn bị ngắn và xoắn lại.
  • Điểm sinh trưởng thối và chết khô.
  • Thân mía xuất hiện các chồi ở nách (chồi vô hiệu), đốt thân ngắn.
  • Bên trong thân bị thối khô, hình thành các vết nứt rộng

Bệnh rỉ sắt trên mía

Các bệnh trên cây mía thường gặp và Phòng trừ hiệu quả
Hình trên là bệnh rỉ sắt cây mía, hình dưới là bệnh mía dứa ít xuất hiện hơn

🔶 Tác nhân:

  • Nấm Puccinia sp gây hại chính trên lá.
  • Phát sinh ở nhiệt độ từ 18 – 28°C, môi trường ẩm ướt.

🔶 Triệu chứng bệnh trên cây mía:

  • Xuất hiện các đốm nhỏ màu vàng phủ trên hai mặt lá.
  • Về sau, đốm bệnh phát triển theo chiều dài, từ vàng chuyển thành nâu – nâu cam- nâu đỏ – đen.
  • Tạo thành các mảng bệnh gây hoại tử lá mía, lá cháy khô, cây dễ chết.

Bệnh mía dứa

🔶 Tác nhân:

  • Nấm Ceratocystis paradoxa có thể phát triển ở khung nhiệt độ từ 15 – 35°C (tối ưu 21 – 22°C).
  • Nấm bệnh tồn tại trong hạt giống làm chết hạt trước khi nảy mầm.
  • Đối với cây mía đang trưởng thành, cây nhiễm bệnh mía dứa do nấm xâm nhiễm qua vết cắn của chuột hoặc sâu đục thân.

🔶 Triệu chứng bệnh hại ở cây mía:

  • Chồi mía sinh trưởng còi cọc, lá vàng, về sau cả hai đều bị héo khô, chết cây.
  • Phần giữa thân có màu đỏ, theo thời gian chuyển thành màu đen là các bào tử nấm bệnh.
  • Khi chẻ mía sẽ ngửi thấy mùi thơm của trái dứa.

Bệnh thân ngọn đâm chồi cây mía

Các bệnh trên cây mía thường gặp và Phòng trừ hiệu quả
Bệnh thân ngọn đâm chồi cây mía do vi khuẩn Xanthomonas albilineans xâm nhiễm qua vết thương cơ giới

🔶 Tác nhân: Vi khuẩn Xanthomonas albilineans lây truyền qua hom giống, vết thương cơ giới và dụng cụ làm vườn/

🔶 Triệu chứng bệnh trên cây mía:

  • Trên phiến lá mía xuất hiện các sọc màu vàng hoặc tím, sau đó lan dần tới bẹ lá, lá chuyển vàng toàn bộ rồi héo khô.
  • Các chồi mọc xoè ra rồi chết khô.
  • Khi chẻ dọc thân mía sẽ thấy bên trong có màu đỏ.

Bệnh bồ hóng trên cây mía

🔶 Tác nhân:

  • Nấm Capnodium sp gây hại chính trên lá do rệp sáp là môi giới truyền nhiễm.
  • Có thể trước ó cây mía đã nhiễm bệnh xoắn lá rồi mới nhiễm thêm bệnh bồ hóng.
  • Rệp sáp và kiến đen có mối quan hệ cộng sinh, kiến vận chuyển rệp cái không cánh đến các cây mía khoẻ mạnh chích hút, sau đó nấm bồ hóng mới xâm nhiễm.

🔶 Triệu chứng bệnh trên cây mía:

  • Trên lá, bẹ lá, rìa lá phủ lớp muội đen, có thể dùng tay cạo ra.
  • Xuất hiện các đốm trắng là rệp sáp trưởng thành có cánh hoặc không cánh.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa bệnh trên cây mía hiệu quả

Các bệnh trên cây mía thường gặp và Phòng trừ hiệu quả
Thực hiện đầy đủ các biện pháp canh tác ngăn chặn khả năng xảy ra bệnh trên cây mía

✅ Chọn hom giống từ 6 – 8 tháng tuổi, không có dấu hiệu bệnh hại, có từ 2 – 3 mắt mầm.

✅ Luân canh với các cây trồng khác họ để giảm thiểu mầm bệnh trong đất ít nhất 2 vụ.

✅ Gieo trồng mía đúng mật độ tương ứng diện tích ruộng.

✅ Trồng mía tập trung theo vụ để dễ dàng kiểm soát diễn biến các bệnh trên cây mía.

✅ Bón phân định kỳ theo từng đợt, nhất là thời điểm bón lót cần thực hiện 2 ngày trước khi đặt hom.

✅ Làm sạch cỏ trên ruộng trước khi gieo trồng và xử lý định kỳ sau đó.

✅ Tưới nước theo nhu cầu sinh trưởng của cây mía, lưu ý bổ sung nước khi trời nắng nóng kéo dài,

✅ Sau thu hoạch phải xử lý đất kỹ, kiểm tra có gốc mía bệnh tiến hành cày xới lật tung gốc, đem phơi khô rồi tiêu huỷ xa vườn, không được lưu gốc.

Thuốc đặc trị bệnh trên cây mía hiệu quả cao và an toàn

AQ xin giới thiệu các sản phẩm sinh học sẽ đồng hành cùng bà con trong quá trình canh tác mía, phòng trừ cũng như xử lý tác nhân gây hại sức khoẻ cây mía, đã qua các kiểm định cần thiết về hiệu quả và độ an toàn cho cây trồng.

1️⃣ Thuốc xử lý hom giống Funge King.

2️⃣ Phy FusaCo tiêu diệt nấm bệnh hại cây mía.

3️⃣ Tribe Vacci Gold (new) ngăn chặn vi khuẩn lây lan trên ruộng mía.

Thuốc xử lý hom giống Funge King

Các bệnh trên cây mía thường gặp và Phòng trừ hiệu quả
Funge King chuyên xử lý đất trồng nhiễm nấm, củ giống, hom giống hiệu quả cao

Đa số các bệnh thường gặp ở cây mía đều lây truyền qua hom giống, vì thế công tác xử lý hom mía trước khi gieo vụ là rất cần thiết.

Thuốc xử lý hom mía giống Funge King chứa các chủng nấm đối kháng (Chaetomium spp, Trichoderma spp), nấm tím (Paecilomyces spp) diệt sạch toàn bộ nấm bệnh giúp hom giống khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

Đồng thời, Funge King cung cấp các axit fulvic, axit humic, vi khuẩn lên men cải tạo đất, vi lượng dạng EDTA giúp đất thêm tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt, kích thích cơ chế phòng vệ cho cây mía trước các tác nhân gây hại.

💠 Cách sử dụng: Rải đều lên hom giống và đất trồng mía để tạo lớp màng bảo vệ.

Phy FusaCo tiêu diệt nấm bệnh trên cây mía

Sản phẩm sinh học Phy FusaCo áp dụng trên đa số các loại cây trồng, được nhiều bà con tin dùng và đạt hiệu quả cao trong phòng trị bệnh do nấm Colletotrichum, Fusarium, v.v.

Với mật số vi sinh có lợi đạt 1,5 x 108 CFU/ml (Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis), các hoạt chất kháng sinh cùng Chitosan dạng nano giúp thuốc thẩm thấu nhanh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh trên cây mít.

💠 Cách sử dụng:

  •  Pha 1 chai Phy FusaCo + 400 – 600 lít nước.
  • Tập trung phun kỹ lá – thân – vùng dưới gốc cây mía.
  • Phun cách đợt từ 5 – 7 ngày/lần.

Tribe Vacci Gold ngăn chặn vi khuẩn lây lan trên ruộng mía 

Các bệnh trên cây mía thường gặp và Phòng trừ hiệu quả
Bộ đôi Phy FusaCo & Tribe Vacci Gold (new) được nhiều bà con tin dùng để xử lý bệnh trên cây mía

Tribe Vacci Gold (new) do Công ty Cổ phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ sản xuất, nghiên cứu nhằm ngăn chặn sự phát tán của vi khuẩn hại mía nhanh nhất có thể. Bổ sung các vi sinh hữu ích như nấm đối kháng Chaetomium spp, vi khuẩn Rhodopseudomonas spp bảo vệ cây mía, nâng cao sức đề kháng giúp cây phát triển tối đa.

Có thể sử dụng thuốc trong phun phòng bệnh hại ở cây mía như: khảm lá, xoăn lá, xoăn ngọn, héo rũ, cháy lá.

💠 Cách sử dụng:

  • Pha 1 chai Tribe Vacci Gold (new) + 400 – 600 lít nước.
  • Tập trung kỹ tán lá và vùng dưới gốc cây mía.
  • Phun cách đợt từ 5 – 7 ngày/lần.

Trên đây những chia sẻ về các loại bệnh trên cây mít thường gặp mà AQ muốn gửi đến quý bà con. Hy vọng thông tin trên sẽ hỗ trợ bà con phần nào trong hoạt động canh tác ruộng mía, kết hợp chủ động phun phòng, thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật chăm sóc giúp cây mía phát triển khoẻ mạnh, đạt năng suất và giá trị kinh tế cao.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: 🔹 Xử lý nấm bệnh đang tồn tại trong đất trồng và tồn dư sau thu hoạch, 🔹…
5.00 out of 5
220.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-24%
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-29%
Công dụng: Phòng trừ xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá virus, sượng trái do virus gây ra, tiêu diệt nấm…
4.25 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *