Cách phòng trị bệnh thối trái chôm chôm & Nguyên nhân do đâu

Cách phòng trị bệnh thối trái chôm chôm & Nguyên nhân do đâu

14/06/2024

Kích thước chữ

Bệnh thối trái chôm chôm từ lâu đã là nguyên nhân khiến bà con nông dân phải lo lắng vì nó không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn khiến năng suất của vườn giảm rõ rệt. Cùng AQ tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách nhận biết và phòng ngừa qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu bệnh thối trái chôm chôm

Bệnh thối trái chôm chôm: Nguyên nhân và cách phòng trị?
Nếu không kịp thời phát hiện và phòng ngừa thì bệnh thối trái chôm chôm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Bệnh thối trái là một trong những căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây chôm chôm, do nấm hại gây ra. Đầu gai trên quả cây bị bệnh sẽ thường đen, khô, đeo bám trên chùm, thối nhũn và bị biến dạng. Nếu không kịp thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Bệnh thối trái chôm chôm nguyên nhân nào gây ra?

Bệnh thối trái cây chôm chôm thường được chia thành 2 dạng: Bệnh thối khô do nấm Oidium sp gây ra, nấm Phytophthora sp là nguyên nhân gây ra bệnh thối nhũn. Các tế bào tử nấm hại thường tồn tại trong đất, thời tiết mưa dài, nhiệt độ không khí nóng ẩm,… sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển thuận lợi.

Nhận biết bệnh thối trái chôm chôm qua dấu hiệu nào?

AQ xin chia sẻ tới bà con 2 cách nhận biết tình trạng cây chôm chôm bị thối trái: Thối khô và thối nhũn như sau.

Bệnh thối khô cây chôm chôm

Thối khô là hiện tượng mà quả bị bao phủ bởi một lớp phấn xám trắng của những bảo tử nấm gây bệnh, đặc biệt tốc độ lây lan rất nhanh. Bệnh nặng làm cho các chùm hoa bị khô dần đi và cong queo. Trái non bị thối, đầu gai bị đen, khô và biến dạng. Thường xuất hiện trên các những trùm đón được ánh nắng mặt trời nhiều.

Bệnh thối nhũn cây chôm chôm

Trên trái xuất hiện những vùng màu nâu nhỏ. Khi bệnh trở nặng, các vết bệnh dần lây lan xuống cuống bên trái hoặc từ dưới đít trái vào bên trong, làm cho thịt nhũn ra, chảy nước, rụng sớm và có mùi chua hôi. Sáng sớm, khi thăm vườn bà con có thể bắt gặp thấy những sợi tơ nấm trắng phát triển trên quả.

Tác hại của bệnh thối trái chôm chôm mang đến cho vườn?

🔴 Nếu không kịp thời phát hiện và đưa ra những biện pháp phòng ngừa hợp lý thì bệnh thối trái cây chôm chôm sẽ nhanh chóng phát triển và lan rộng gây ảnh hưởng tới năng suất của vườn.

🔴 Nấm bệnh tấn công không chỉ khiến chôm chôm bị thối quả mà còn làm cho sức khỏe của cây bị giảm đi. Tạo điều kiện cho các loại nấm hại, côn trùng khác tấn công và trú ngụ.

🔴 Những cây chôm chôm bị thối quả sẽ nhanh chóng lây truyền nấm bệnh sang những cây khỏe mạnh khác nếu không không kịp thời chữa trị.

Hướng dẫn cách phòng trị bệnh thối trái chôm chôm hiệu quả

Bệnh thối trái chôm chôm: Nguyên nhân và cách phòng trị?
Chi tiết các phương pháp phòng trừ bệnh thối trái chôm chôm

Hiểu được những tác hại mà bệnh thối trái cây chôm chôm mang đến cho vườn của bà con. AQ đã tổng hợp một số cách phòng ngừa hiệu quả, tránh nấm bệnh quay lại tấn công hiệu quả như sau:

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa cây chôm chôm bị thối trái

✅ Lựa chọn những giống tốt, sạch bệnh, có khả năng đề kháng lại với nấm bệnh và phát triển tốt trước yếu tố bất lợi từ môi trường.

✅ Thường xuyên thăm vườn và quan sát xem cây chôm chôm có dấu hiệu bị thối trái không và từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa hợp lý.

✅ Cắt tỉa, loại bỏ những bộ phận đã bị nấm bệnh tấn không, tránh để lây lan sang các vườn ăn quả lân cận.

✅ Cày xới đất trước khi gieo hạt để triệt tiêu mầm mống bệnh còn tồn tại ở tàn dư mùa cũ.

✅ Bổ sung chất dinh dưỡng cho chôm chôm phát triển lớn mạnh.

Dùng thuốc hóa học xử lý cây chôm chôm bị thối trái

Sử dụng thuốc hóa học phòng ngừa bệnh thối trái cây chôm chôm không còn là biện pháp quá xa lạ với bà con nông dân. Không chỉ vì giá thành rẻ mà đặc tính có trong thuốc còn giúp phòng trừ nấm hại một cách nhanh chóng hiệu quả.

⚠️Cảnh báo: Đặc tính mạnh của thuốc hóa học sẽ làm cho đất đai vùng canh tác sẽ trở nên khô khan nếu như bà con sử dụng một cách không đúng liều lượng. Thành phần của thuốc hóa học sẽ gây ra nhiều tác phụ tới sức khỏe con người.

Thuốc đặc trị bệnh thối trái chôm chôm Phy FusaCo hiệu quả, an toàn

Bệnh thối trái chôm chôm: Nguyên nhân và cách phòng trị?
Các thành phần có trong Phy FusaCo sẽ nhanh chóng tiêu diệt nấm hại tấn công hay thối trái

Nhằm giúp quý bà con bảo vệ vườn của mình khỏi nấm hại tấn công khiến chôm chôm bị thối quả. Giúp vườn trồng của mình phát triển và đạt năng suất tốt nhất. AQ xin giới thiệu đến bà con thuốc trị thối trái, đọc thêm để hiểu rõ hơn sau đây.

Thành phần của thuốc trị bệnh thối trái ở cây chôm chôm Phy FusaCo

Chaetomium, Bacillus subtilis, Trichoderma 1,5×10^8 CFU/ml tổng số vi sinh (Sử dụng công nghệ bào tử kết hợp Chaetomium cùng Trichoderma và các hoạt chất Enzym ngoại bào khác).

Công dụng của thuốc trị bệnh thối trái ở cây chôm chôm Phy FusaCo

✅ Phòng trừ cây chôm chôm bị thối trái do nấm hại gây ra.

✅ Làm tăng khả năng kháng của chôm chôm trước nhiều yếu tố bất lợi gây bệnh.

✅ Nâng cao chất lượng nông sản, thuốc đặc biệt không gây ảnh hưởng gì đến môi trường.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh thối trái ở cây chôm chôm Phy FusaCo

Phun trị nấm gây hại khiến chôm chôm bị thối quả: Pha dung dịch gồm 250ml Phy FusaCo với 400 – 600 lít nước rồi cẩn thận phun kỹ thân – cành – lá và dưới gốc cây. 5 – 7 ngày/ lần cách nhau phun định kỳ.

Phun phòng nấm gây hại khiến chôm chôm bị thối quả: Pha dung dịch gồm 250ml Phy FusaCo với 800 – 1000 lít nước và định kỳ phun 15 – 30 ngày/ lần để đạt được hiệu quả cao nhất.

Hy vọng, bệnh thối trái chôm chôm sẽ không còn là vấn đề khiến bà con nông dân lo lắng khi đã cùng AQ tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, tác hại và cả các phương pháp phòng ngừa hiệu quả thông qua bài viết trên.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-24%
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *