bệnh lem lép hạt lúa nguyên nhân do đâu? Phòng trừ thế nào?
Kích thước chữ
Bệnh lem lép hạt lúa là một trong những nguyên nhân khiến người dân đau đầu về tác hại mà nó gây ra. Mầm bệnh này xuất phát từ đâu và khả năng phát triển của nó như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết về mầm bệnh này và phương pháp dùng để khắc phục chúng. Xem ngay!
Bệnh lem lép hạt lúa là gì?
Bệnh lem lép hạt lúa hay còn gọi với các tên gọi khác như lửng hoặc lép, đây là một trong các loại bệnh gây hại trên cây lúa. Cụ thể, khi nhiễm bệnh hạt lúa sau khi thu hoạch sẽ rất ít gạo hoặc không có.
Khi cây lúa bị nhiễm bệnh lem lép hạt trên cây lúa, cây sẽ trải qua 3 giai đoạn:
- Lép trắng: xảy ra khi lúa mới trổ ra và có màu trắng.
- Lép xanh: Sau một thời gian đã trổ, hạt lúa có biểu hiện kép và xanh.
- Lép đen.: giai đoạn nặng nhất là lép đen hoặc nâu đen đo bị thối.
Qua đó, người dân có thể đánh giá được qua các giai đoạn của bệnh lem lép hạt hại lúa khi bị lây nhiễm.
Tác nhân gây bệnh lem lép hạt lúa là từ đâu?
Do người dân trong quá trình canh tác lúa không đúng cách hoặc đúng thời điểm, sẽ tạo điều kiện cho một số tác nhân bệnh tấn công. Thêm vào đó là điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ làm cho mầm bệnh phát sinh mạnh mẻ tại các cánh đồng lúa tốt.
Có 3 nguồn lây chính gây bệnh lem lép hạt trên cây lúa, đó là từ côn trùng, vi khuẩn, nấm bệnh. Chi tiết về các tác nhân này:
✅ Đối với loài côn trùng gây bệnh, nhện gié tấn công bẹ lá của lúa và sinh sống. Sau một thời gian, chúng sẽ hút các gié lúa phát triển và dẫn đến hát lép.
✅ Tiếp theo, bệnh lép hạt lúa do nấm mốc gây ra. Trong đó có đến 12 loại nấm mốc phổ biến như: Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Pyricularia oryzae, Fusarium sp, Curvularia lunata, Tilletia barclayana, Microdochium oryzae, Phoma sp, Sarocladium oryzae, Septoria sp, Ustilagonoides virens…
✅ Cuối cùng là tác nhân vi khuẩn Pseudomonas glumae lây nhiễm bệnh thối đen hạt và vỏ hạt.
Chính vì vậy, người dân nên có các biện pháp tránh các tác nhân gây bệnh trên để bảo chất lượng và năng suất của cây lúa.
Biểu hiện bệnh lem lép hạt lúa ban đầu như thế nào?
Lem lép hạt lúa bị các tác nhân trên tấn công, phần vỏ trấu sẽ có dấu hiệu chuyển đổi màu từ nâu đến đen. Theo từng giai đoạn bệnh, ban đầu chúng sẽ là những đốm đen xuất hiện một vài vị trí và lan dần ra toàn bộ vỏ trấu.
Nếu không được người dân phát hiện và khắc phục kịp thời, Năng suất của mùa vụ có thể giảm mạnh và chất lượng của hạt không đạt yêu cầu kinh doanh.
Điều kiện môi trường phát sinh của mầm bệnh lem lép hạt lúa
Mầm bệnh lem lép hạt lúa có khả năng phát triển rất cao, do rất nhiều tác nhân gây hại. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu và kinh nghiệm của người dân, khả năng bệnh phát sinh mạnh đến từ các điều kiện sau:
🔹 Đất không được chăm sóc cải tạo thường xuyên dẫn đến khu vực đất canh tác lúa bị nhiễm mặn/phèn nặng. Đây là điều kiện đủ tốt để các loài sâu bệnh gây hại cho cây lúa cao.
🔹 Khả năng của nấm bệnh có thể bám trên vỏ trấu và tiếp tục lây nhiễm bệnh cho cây trồng.
🔹 Phát sinh bệnh từ các loại côn trùng khác như: sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bọ xít,…
🔹 Cỏ dại mọc rải rác ở xung quanh khu vực trồng lúa chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh lép hạt lúa.
🔹 Cuối cùng, điều kiện thời tiết cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhiễm bệnh cho cây lúa. Người dân cần lưu ý một số điều kiện sau: nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, lượng mưa nhiều,…
Vì vậy, người dân kiểm tra và thường xuyên chăm sóc ruộng lúa trong quá trình cây nhiễm bệnh lép hạt lúa nhé!
Hậu quả do bệnh lem lép hạt lúa gây ra cho đồng lúa
Không chỉ để lại các đốm đen thối rữa trên vỏ trấu, các tác nhân này sẽ tiếp tục gây hại cho cây lúa khi chúng phát triển mạnh. Bằng chứng là người dân gần như mất cả mùa vụ sau khi thu hoạch và năng suất không cao.
Một số hạt gạo thu về cũng không đạt tiêu chuẩn về chất dinh dưỡng bên trong khiến giá trị kinh tế giảm mạnh.
Biện pháp phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa hiệu quả, an toàn
Để có thể cải thiện được tình trạng bệnh lem lép hạt lúa trong quá trình canh tác, chúng tôi có một số gợi ý sau dành cho người dân. Đây là các phương pháp được tổng hợp qua nhiều năm kinh nghiệm trồng lúa từ nông dân Việt Nam.
Thêm vào đó, chúng tôi khuyến khích người dân dùng các biện pháp phòng bệnh sinh học để cây phát triển tốt hơn so với các chất hóa học.
Phương pháp canh tác phòng trừ bệnh lem lép hạt trên cây lúa
🔹 Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh khu vực trồng lúa.
🔹 Gieo trồng các giống lúa tốt, khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh.
🔹 Xử lý các rác thải rơm rạ, lúa chết xung quanh ruộng lúa vá đem tiêu hủy.
🔹 Lựa chọn thời gian gieo mạ phụ hợp. Việc này sẽ giúp thời gian lúa chỗ sẽ ít bị ảnh hưởng bởi mùa mưa, bão.
🔹 Cân đối lượng phân bón cho cây lúa, tránh sử dụng phân bón dư đạm tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh.
Bằng các phương pháp canh tác trên, người dân đã có thể hạn chế được các tác nhân gây hại cho cây lúa. Bên cạnh đó, khu vực lúa nhiễm bệnh lép hạt lúa sẽ bị cách ly
Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh lem lép hạt trên cây lúa
Công dụng của thuốc Nano Cu Gold giúp cây loại bỏ các nấm vi khuẩn gây hại bệnh lem lép hạt lúa. Ngoài ra, sản phẩm còn cung cấp một số vi lượng có lợi cho cây, giúp cây luôn khỏe và phát triển tốt.
Khi sử dụng sản phẩm Nano Cu Gold, người dân cũng cần lưu ý một số cách thức pha thuốc theo tỷ lệ dưới đây để đạt hiệu quả.
- Tỷ lệ dùng cho việc rửa ruộng ngăn ngừa nấm: Pha 500ml sản phẩm với 200 – 300 lít nước, kết hợp phun đều lên khu vực sau khi thu hoạch.
- Tỷ lệ phun phòng bệnh lép hạt lúa: Pha 500ml Nano Cu Gold với 400 – 500 lít nước, phun định kỳ lên cây lúa cách 3 – 4 lần/vụ.
- Dùng thuốc để trị bệnh: Sử dug5 500ml dung dịch Nano Cu cùng 200 – 300 lít nước, phun đều lên các cây nhiễm bệnh từ 2 – 3 lần.
Cuối cùng là một số lưu ý về cách bảo quản mà người dân cần biết khi sử dụng sản phẩm Nano Cu Gold:
- Hạn chế khu vực tiếp xúc với mặt trời.
- Bảo quản sản phẩm tại những nơi khô thoáng để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Tuyệt đối không để trẻ em tiếp xúc với sản phẩm Nano Cu Gold.
Việc tìm hiểu bệnh và nghiên cứu các phương pháp phòng bệnh lem lép hạt lúa sẽ bị loại bỏ nhanh chóng và hiệu quả. Nếu cần tư vấn hỗ trợ thêm về sản phẩm người dân có thể liên hệ qua Hotline: 098 1355 180 – (028) 8889 7322. Xem thêm các tin tức và kỹ thuật nông nghiệp khác tại nguyenlieusinhhoc.com nhé!