Phòng trị bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê, Nguyên nhân
Kích thước chữ
Bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê xuất hiện phần lớn do hoạt động canh tác chưa hiệu quả, không đảm bảo về mặt kỹ thuật và quy trình. Từ đó tạo cơ hội cho nấm bệnh khởi phát và gây hại trên toàn vườn. Để làm rõ hơn về độ nghiêm trọng của căn bệnh rụng lá khô cành khô trái ở cây cà phê, mời bà con cùng AQ theo dõi qua bài viết sau.
Tìm hiểu về bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê là gì?
Mùa mưa là thời điểm bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê phát triển mạnh mẽ nhất. Bệnh thường xảy ra ở các vườn cà phê già cỗi, thiếu chăm sóc, rong rêu bám nhiều và mất cân bằng dinh dưỡng trong cây. Điều này đã tạo cơ hội cho nấm bệnh sinh sôi và xâm nhiễm quả cà phê, có thể gọi là bệnh thán thư trên cây cà phê.
Trong tiếng Anh, bệnh khô cành khô trái ở cây cà phê là Colletotrichum kahawae. Bệnh gây hại trực tiếp đến quả cà phê, theo các báo cáo thống kê, tổng thiệt hại dao động từ 30 – 75% trên toàn diện tích trồng cà phê. Một số khu vực trồng buộc phải bỏ hoang dù đã xử lý bằng thuốc hóa học.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê?
Tác nhân chính của căn bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê là nấm Colletotrichum gloeosporioides. Loài nấm này đặc biệt ưa thích môi trường có độ ẩm cao, vì thế chúng thường gây hại vào mùa mưa khi nhiệt độ đạt < 20°C. Các bào tử của nấm Colletotrichum có nhiệt độ sinh trưởng cao hơn, từ 20 – 35°C.
Bệnh khô cành rụng trái non xuất hiện vào tháng 5 – 6 (DL), nặng nhất vào khoảng tháng 8 – 10. Sự phát triển của bệnh hại có xu hướng chậm lại khi mùa mưa giảm xuống, tuy nhiên mầm bệnh vẫn trú ẩn trong vườn cà phê nếu chưa qua các xử lý bằng thuốc BVTV và cải tạo vườn.
💠 Một số nguyên nhân khác góp phần khiến cây cà phê bị khô cành, khô trái:
- Rong rêu bám vào thân cây hút hết chất dinh dưỡng.
- Bộ rễ không được cải tạo sau thu hoạch, hấp thụ dinh dưỡng kém.
- Phân bón thiếu các trung – vi lượng như kali, kẽm.
- Cây cà phê già cỗi, năng suất giảm, chống chịu bệnh kém.
Dấu hiệu của bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê
Các vết bệnh xuất hiện đầu tiên ở cuống quả, lan dần ra hết vỏ, khiến quả khô dần từ trong ra ngoài, từ màu xanh trái non thành màu đen. Bệnh lây lan gần hết chùm trái và rụng trước khi thu hoạch, do các điểm tiếp xúc giữa các trái trong chùm gần nhau tạo lợi thế cho nấm dễ dàng xâm nhập và gây hại nặng.
Trên cành cà phê cũng có các đốm bệnh nhỏ màu nâu, có xu hướng lõm xuống. Về sau đốm bệnh lan rộng ra khiến cành khô và chuyển đen. Các cành dễ nhiễm bệnh là những cành trong quá trình hóa gỗ, tiếp theo là những cành lớn.
Lá cây cà phê chuyển vàng, trên lá có các vết bệnh rải rác hình thù đa dạng. Lá cong và biến dạng, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quang hợp của lá. Điều này cản trở việc tổng hợp dinh dưỡng để nuôi thân, cành và quả, góp phần gây bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê.
Tác hại do bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê gây ra
Trường hợp bệnh mới khởi phát, vẫn có khả năng phục hồi vườn cà phê giảm thiểu nguy cơ khô cành, rụng trái non do bệnh mới xuất hiện ở lá cây.
Tuy nhiên nếu để bệnh khô cành ở cây cà phê diễn biến nặng, khả năng cao lá chuyển vàng và rụng hàng loạt; gây thối từ quả non đến quả chín; chồi khô héo không còn khả năng ra hoa đậu trái; cành khô và chết dần. Nặng nhất là phải bỏ gốc để trồng cây mới.
Một số cách phòng trị bệnh khô cành ở cà phê hiệu quả, an toàn
Canh tác vườn cà phê trước – trong – sau thu hoạch đều góp phần quan trọng trong việc phòng trừ bệnh khô cành rụng quả non. Vì thế, AQ xin chia sẻ một số bí kíp cực kỳ hữu ích được nhiều nhà nông áp dụng và thành công trên vườn cà phê của mình.
Cách chăm sóc phòng ngừa cây cà phê bị khô cành khô quả
✅ Trồng các giống cà phê khỏe mạnh, sức chống chịu tốt như cà phê dây Thuận An, 4/55, TR4, TR6, TR9, TR11, TR13, v.v.
✅ Xây dựng hệ thống thoát nước kết hợp hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cà phê, kiểm soát hiệu quả lượng nước tưới trong vườn, nhất là vào mùa mưa.
✅ Cắt tỉa gọn gàng tán lá, giúp vườn cà phê luôn được thông thoáng, tránh đọng nước gây bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê.
✅ Cân đối dinh dưỡng trong phân bón, bón lót bằng phân hữu cơ.
✅ Cắt bỏ thân già, chồi cũ giúp chồi mới ra dễ dàng hơn, tránh rụng trái non.
✅ Sau khi thu hoạch cà phê, tiến hành cải tạo vườn bằng cách cày xới đất để làm mới bộ rễ.
✅ Dùng vòi phun áp suất cao xịt sạch rong rêu bám trên thân cây cà phê (nếu có).
✅ Phun thuốc diệt nấm định kỳ nhằm bảo vệ cây cà phê giai đoạn ra hoa đậu trái.
Sử dụng thuốc hóa học xử lý cây cà phê bị khô cành khô quả
Để không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe cho vườn cây và người trồng, bà con nên tham khảo và chọn mua thuốc BVTV hóa học chứa các hoạt chất sau: Azoxystrobin, Difenoconazole, Hexaconazole, Copper Hydroxide, Validamycin.
Đây đều là những hoạt chất được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng để điều trị bệnh khô cành cà phê, thời gian cách ly ngắn, độ độc thấp. AQ cũng khuyến cáo bà con phun thuốc theo hướng dẫn của NSX, tránh phun quá liều và lạm dụng thuốc.
Thuốc đặc trị bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê – Phy FusaCo
Nhằm hỗ trợ bà con canh tác vườn cà phê hiệu quả, phòng trừ nấm Colletotrichum gây hại cây cà phê, AQ xin giới thiệu sản phẩm Thuốc đặc trị bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê Phy FusaCo – thuốc BVTV sinh học được nhiều nhà nông tin dùng và sử dụng,
Thành phần thuốc trị bệnh khô cành khô quả ở cà phê Phy FusaCo
Phy Fusaco được sản xuất bởi các công nghệ sinh học – vi sinh tiên tiến, kết hợp bào tử gốc từ các chủng nấm đối kháng Chaetomium spp, Trichoderma spp và trực khuẩn Bacillus subtilis.
Bổ sung các hoạt chất enzyme ngoại bào và hợp chất hữu cơ Nano Chitosan.
Vi sinh tổng số: 1,5 x 108 CFU/ml.
Công dụng thuốc trị bệnh khô cành khô quả ở cà phê Phy FusaCo
✔️ Giải quyết dứt điểm nấm khuẩn gây bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê.
✔️ Phục hồi và hỗ trợ tái tạo bộ rễ cây cà phê, giúp rễ phát triển mạnh khỏe hấp thụ tốt dinh dưỡng từ phân bón.
✔️ Phun phòng định ngăn ngừa bệnh tái nhiễm ở vụ trồng tiếp theo.
✔️ Phòng trị một số bệnh hại trên cây cà phê như: sương mai, nấm hồng, đốm lá, héo rũ, thối thân, thối gốc, v.v.
✔️ Nâng cao sức đề kháng về tăng cường hệ miễn dịch trước các tác nhân gây stress như: thời tiết, vi khuẩn, nấm bệnh, côn trùng.
✔️ Góp phần gia tăng chất lượng và sản lượng cà phê thu hoạch.
Cách sử dụng thuốc trị bệnh khô cành khô quả ở cà phê Phy FusaCo
🔸 Phun thuốc trị cây cà phê bị khô cành: 250ml Phy FusaCo + 400 – 600 lít nước, phun lá – cành – thân – gốc cây. Mỗi đợt phun trị cách từ 5 – 7 lần.
🔸 Phun thuốc phòng bệnh khô cành cà phê: 250ml Phy FusaCo + 800 – 1000 lít nước, phun lá – cành – thân – gốc cây. Mỗi đợt phun phòng cách 15 – 30 ngày.
Trên đây là những thông tin về bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê, nguyên nhân cũng như các hướng xử lý. Hy vọng với những chia sẻ này đã giúp bà con hiểu hơn tình hình bệnh hại trong vườn cà phê. Chủ động phun phòng, canh tác đúng kỹ thuật và chăm sóc kỹ lưỡng, giúp vườn cà phê luôn khỏe mạnh, cho năng suất ổn định và nâng cao giá trị thương phẩm.