Phòng trị bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su và Nguyên nhân

Phòng trị bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su và Nguyên nhân

07/08/2024

Kích thước chữ

Bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su là một trong những loại bệnh hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng thu hoạch. Vậy tình trạng héo đen đầu lá ở cây cao su do nguyên nhân nào gây ra và có biện pháp phòng trừ hiệu quả không? Quý bà con hãy cùng AQ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su

Bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su và Biện pháp phòng trừ
Nấm gây héo đầu lá trên cây cao su gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng thu hoạch gỗ

Các loại bệnh hại trên cây cao su như: phấn trắng, vàng lá thối rễ, nấm hồng,… đặc biệt là bệnh héo đen đầu lá cao su ngày càng gia tăng về diện tích và mức độ gây hại.

Bệnh héo đen đầu lá cao su hay còn gọi là bệnh thán thư. Nấm bệnh này xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Bệnh gây hại nghiêm trọng cho lá non và chồi non về lâu dài có thể dẫn đến chết chồi, chết ngọn.

Không chỉ gây hại trên cây cao su mà loài nấm bệnh này còn ký sinh trên nhiều loại cây khác như: ca cao, cam chanh, xoài,…

Nguyên nhân dẫn đến bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su

Nguyên nhân chính khiến cây cao su bị héo đen đầu lá là do nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc đã tấn công vào các chóp và mép lá non, khiến lá cây cao su héo đen và rụng dần.

Loài nấm bệnh này này tấn công trong mọi giai đoạn sinh trưởng của cây cao su, nhưng phổ biến nhất là vào đầu mùa mưa, do chúng cần độ ẩm cao để sinh sôi và phát triển.

Dấu hiệu của bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su

Cây cao su bị héo đen đầu lá sẽ có một số triệu chứng thường gặp như:

  • Những vết bệnh đầu tiên sẽ xuất hiện trên các lá non. Ở đầu lá có những đốm nâu nhạt sau đó lan rộng ra tạo thành từng mảng thâm đen tại đầu lá và rụng đi từng lá chét, sau cùng là rụng cuống lá cây cao su.
  • Trên những lá già thì không rụng nên lại có những đốm u lồi trên mỗi phiến lá.
  • Ngoài ra, nấm bệnh héo đen đầu lá cao su còn gây hại trên trái và các chồi non. Những vết bệnh này có màu nâu đến nâu đậm, dẫn đến việc chết chồi và khô trái.

Điều kiện phát triển của bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su

  • Nhiệt độ phù hợp để nấm khiến đầu lá cao su bị héo đen hình thành và sinh sôi bào tử đó là 26 độ – 32 độ C, nhiệt độ tối thiểu ở 28 độ C, nếu nhiệt độ trên 50 độ C thì sẽ làm chết bào tử và khuẩn ty.
  • Nấm bệnh sẽ xuất hiện trên lá non của cây cao su từ lúc 1-2 tuần tuổi.
  • Theo điều kiện khí hậu tại Việt Na, thì nấm gây héo đen đầu lá cây cao su sẽ xuất hiện vào đầu mùa mưa và gây hại đến vườn nhân, ươm và kiến thiết cơ bản. Đặc biệt là những địa phương trồng cây cao su ở Tây Nguyên, miền Trung.

Tác hại do bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su gây ra

❌ Nấm gây bệnh héo đen đầu lá cao su gây rụng lá non dưới 2 tuần tuổi, lá già thì không rụng nhưng méo mó, xuất hiện những nốt u sần, mặt lá gồ ghề.

❌ Nấm bệnh gây khô ngọn, khô cành từng phần, rồi dẫn đến khô toàn cây.

❌ Nấm bệnh tấn công khiến cho cây sinh trưởng và phát triển kém, giảm chất lượng gỗ khi thu hoạch và tỷ lệ ghép cây ít hiệu quả.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su

Bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su và Biện pháp phòng trừ
AQ chia sẻ đến quý bà con các phương pháp phòng ngừa nấm gây bệnh héo đen đầu lá ở cây cao su

✅ Lựa chọn những giống cao su chất lượng, khỏe mạnh có năng suất cao từ những vườn ươm uy tín.

✅ Thực hiện vệ sinh vườn sạch sẽ, diệt cỏ dại xung quanh gốc cây để giảm ẩm độ và nguồn bệnh từ nơi khác đến ký sinh.

✅ Cắt cành, tỉa tán cây theo định kỳ để vườn được thông thoáng và có khoảng không gian để các cành khỏe phát triển.

✅ Tưới nước, bón phân với liều lượng hợp lý, cân bằng giữa các chất, tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây (có thể tham khảo ý kiến của các kỹ sư nông nghiệp).

✅ Để cây cao su được phát triển tốt, không bị nấm bệnh tấn công thì nên canh tác cây ở những vườn có độ pH từ 4,5-55, tầng canh tác trên 1m.

✅ Thường xuyên thăm vườn để sớm phát triển ra dấu bệnh và có biện pháp xử lý hiệu quả.

✅ Sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ để bảo vệ cây khỏi những yếu tố gây hại mà không làm ảnh hưởng đến môi trường và người sử dụng.

Thuốc đặc trị bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su Phy Fusaco

Bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su và Biện pháp phòng trừ
Nhiều bà con đã xử lý tận gốc nấm gây bệnh héo đen đầu lá ở cây cao su nhờ sản phẩm sinh học Phy Fusaco

Sản phẩm sinh học Phy Fusaco giúp giải quyết dứt điểm các loại nấm bệnh, vi khuẩn gây ra các loại bệnh hại trên cây cao su.

Phy Fusaco được các kỹ sư nông nghiệp dày dặn kinh nghiệm tại Công Ty Cổ Phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ nghiên cứu và điều chế trực tiếp ra. Để hiểu hơn về đặc tính, thành phần, cũng như cách dùng thì mời bà con cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé.

Thành phần của thuốc trị bệnh héo đen đầu lá cao su Phy Fusaco

Sản phẩm Phy Fusaco phòng trị bệnh đầu lá cao su bị héo đen được điều chế ra với các thành phần hữu cơ như:

✅ Vi sinh tổng số: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×10^8 CFU/ml

✅ Phy Fusaco được sản xuất ra trên công nghệ kết hợp bào tử gốc từ các chủng nấm đối kháng như: Chaetomium và Trichoderma.

✅ Cùng với các hoạt chất kháng sinh sinh học và Nano chitosan.

Công dụng của thuốc trị bệnh héo đen đầu lá cao su Phy Fusaco

✅ Xử lý dứt điểm tình trạng cây cao su bị héo đen đầu lá. 

✅ Phòng trừ tận gốc các loại nấm bệnh như: Colletotrichum, Fusarium, Phytophthora,…tấn công gây ra các loại bệnh như: nấm hồng, thán thư, vàng lá thối rễ,…

✅ Hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cây để chống chịu tốt trước những tác nhân gây hại như: nấm, vi khuẩn, thời tiết bất lợi,…

✅ Phy Fusaco mang đến hiệu quả nhanh chóng, thời gian kéo dài và có công dụng tốt trên diện rộng

✅ Nâng cao năng suất cũng như chất lượng gỗ cao su khi thu hoạch

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị héo đen đầu lá cây cao su Phy Fusaco

✅ Để trị bệnh héo đen đầu lá cao su bà con cần sử dụng 250ml Phy Fusaco hòa tan với 400-600 lít nước. Sau đó tiến hành phun kỹ trên toàn bộ cây cao su, đặc biệt là trên những tán lá, liều lượng phun thuốc cách nhau từ 5-7 ngày/lần.

✅ Để phòng cây cao su bị héo đen đầu lá thì cần dùng 250ml Phy Fusaco hòa tan với 800-1000 lít nước. Cách phun giống như trị nấm bệnh, sử dụng thuốc định kỳ từ 15-30 ngày/lần.

✅ Bà con có thể sử dụng chung Phy Fusaco cùng với các sản phẩm sinh học khác tại AQ để nâng cao hiệu quả phòng trừ nấm bệnh.

✅ Nếu sử dụng thuốc còn dư thì cần đóng chặt nắp chai, bảo quản thuốc ở những vị trí khô ráo, thoáng mát, tuyệt đối không đặt gần trẻ em và thú cưng.

Trên đây là những thông tin về những triệu chứng của bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su cũng như các biện pháp phòng trừ hiệu quả. AQ xin chân thành cảm ơn quý bà con vì đã dành thời gian cho bài viết và hy vọng những nội dung này sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình canh tác và quản lý bệnh hại trên vườn cao su.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-24%
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *