Cách phòng trị bệnh héo dây trên cây tiêu & Nguyên nhân
Kích thước chữ
Bệnh héo dây trên cây tiêu ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của bà con vì nấm bệnh có thể gây chết cả vườn trong thời gian ngắn. Cùng phòng trừ tình trạng chết nhanh ở tiêu trong bài viết sau cùng AQ.
Tìm hiểu về bệnh héo dây trên cây tiêu là gì?
Bệnh héo dây trên cây tiêu còn được gọi với cái tên là bệnh chết nhanh, vì từ lúc quan sát cây còn khỏe đến hiện tượng cây héo rất nhanh, chỉ sau vài tuần là chết.
Bệnh chết nhanh thuộc trong số những bệnh hại rất nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng lớn đến năng suất, lây lan cực nhanh cả vườn chỉ sau vài tuần. Vì vậy bà con cần trang bị các biện pháp hỗ trợ việc xử lý cũng như quản lý bệnh chết nhanh hiệu quả.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh héo dây trên cây tiêu?
Bệnh héo dây ở cây tiêu do nấm Phytophthora spp. gây ra với khả năng tấn công rễ cây và lây lan nhanh nhất là vào mùa mưa ở giai đoạn giữa và cuối mùa, đầu mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 1 gây chết hàng loạt vườn tiêu).
Điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển là ở những vườn ẩm thấp, tán cây rậm rạp, không thông thoáng, không có hệ thống thoát nước tốt, cũng như ít vệ sinh đồng ruộng cho phù hợp. Nguồn phân bón không cân đối hoặc nước tưới từ các nguồn đã bị nhiễm bệnh cũng dễ lây lan nấm từ nơi này sang nơi khác.
Biểu hiện của bệnh héo dây trên cây tiêu ra sao?
Bệnh héo dây cây tiêu xuất hiện ở tất cả các bộ phận: Gốc, rễ, thân cây, nhánh, lá, trên hoa và cả trái hồ tiêu chi tiết như sau:
Trên rễ và gốc tiêu: Ban đầu ở chóp rễ chuyển màu nâu nhạt, sang sậm và thối đen phần vỏ rễ. Rễ khi bị thối không cung cấp được nước và dinh dưỡng cho cây khiến cây bị héo nhanh. Gốc tiêu cũng bị thối hư vỏ, nấm làm thối hỏng vòng vỏ quanh đoạn gốc.
Trên thân và nhánh tiêu: Nấm hại gây thối đen phần vỏ dây chính, dẫn tới chết dây, rụng các nhánh ác, các thân dây chính còn bám trên trụ.
Trên lá tiêu: Nấm bệnh sẽ tấn công từ chóp lá và lây lan vào bên trong. Với các vết bệnh màu đen, úng nước, có viền vàng với các mô lá còn khỏe.
Trên hoa và trái tiêu: Nấm gây hại từ chót gié hoa, lan dần và làm thối, rụng gié hoa. Mầm bệnh còn làm thối rụng cả trái non.
Hậu quả do bệnh héo dây trên cây tiêu gây ra cho cây trồng
Cây tiêu bị héo dây do nấm bệnh xâm nhập hầu như tất cả các bộ phận từ rễ, thân, cành, lá,… và đặc biệt là các phần nằm trong và sát đất.
Ban đầu tiêu bị héo dây sẽ có triệu chứng lá bị héo nhưng vẫn thấy lá còn xanh. Sau đó là các giai đoạn lá úa vàng, héo rũ xuống, và cuối cùng chết khô cùng với dây trên cây tiêu. Khoảng thời gian từ khi lá bắt đầu héo cho đến lúc dây tiêu bị chết chỉ từ 5 – 15 ngày.
Bệnh héo dây xuất hiện chủ yếu ở các vườn từ 3, 4 năm tuổi trở lên với hậu quả nghiêm trọng, khi thấy 5 – 7% cây chết thì phần lớn các cây còn lại trong vườn đã bị nhiễm nấm bệnh.
Một số cách phòng trừ bệnh héo dây trên cây tiêu hiệu quả
Bà con áp dụng kết hợp các biện pháp canh tác và sử dụng thuốc cho vườn nhà giúp phòng ngừa từ sớm trường hợp bệnh chết nhanh trên tiêu cụ thể như sau:
Phương páp chăm sóc phòng ngừa bệnh héo dây ở cây tiêu
🔷 Lựa chọn những giống tiêu phẩm chất tốt, cho năng suất cao, ít nhiễm bệnh như giống tiêu trung lá lớn, tiêu trung lá vừa, tiêu sẻ lá lớn.
🔷 Chỉ sử dụng những hom giống khỏe từ cây tiêu không bị nhiễm bệnh.
🔷 Trang bị hệ thống tưới tiêu phù hợp, thoát nước tốt đặc biệt là vào mùa mưa, tránh tình trạng ngập úng, đọng nước. Sử dụng nguồn nước sạch, tránh lây lan mầm bệnh.
🔷 Trồng trụ sống cho vườn tiêu: Cây keo, tràm,… thay thế trụ bê tông, trụ bằng gỗ.
🔷 Xen canh cây trồng như cỏ đậu (lạc dại) cho vườn tiêu giúp giữ độ ẩm, cung cấp chất dinh dưỡng cho tiêu. Hoặc cây cúc dại, cúc vạn thọ để hạn chế tuyến trùng trong đất.
🔷 Hạn chế việc trồng xen canh các loại cây họ cà, ớt, bầu bí, sầu riêng,… trong vườn tiêu vì chúng là ký chủ của nấm Phytophthora spp.
🔷 Bón phân NPK cho vườn nhà một cách cân đối, ưu tiên dùng phân hữu cơ, ủ xác bã thực vật hoai mục bổ sung chất hữu cơ vào gốc tiêu.
🔷 Thường xuyên thăm vườn, vệ sinh sạch sẽ tàn dư thực vật. Đặc biệt không xới xáo vào mùa mưa dễ gây tổn thương bộ rễ.
🔷 Thu gom, tiêu hủy cây bệnh, xử lý hố trồng bằng vôi và chế phẩm sinh học (cách lý ít nhất 15 ngày sau khi đã xử lý vôi trước khi gieo trồng lại).
Sử dụng thuốc hóa học xử lý bệnh héo dây ở cây tiêu
Với tình trạng lây lan nhanh của nấm bệnh, bà con có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý hiệu quả tại vườn nhà.
Cảnh báo! Tuy nhiên với những ảnh hưởng từ thuốc hóa học, dễ gây bạc màu, chai hóa đất canh tác cũng như gây ô nhiễm môi trường, không tốt cho sức khỏe của bà con. Vì vậy việc chuyển sang kết hợp canh tác hiệu quả cùng các loại thuốc sinh học được khuyến khích hiện nay.
Thuốc đặc trị bệnh héo dây trên cây tiêu Phy Fusaco hiệu quả nhanh
Sau nhiều năm nghiên cứu, sản xuất các dòng sản phẩm nguồn gốc sinh học, Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ mang đến nhà vườn thuốc đặc trị bệnh héo dây cây tiêu Phy FusaCo.
Để hiểu chi tiết hơn về thành phần, công dụng, và cách dùng của Phy FusaCo, mời bà con cùng tìm hiểu thêm các thông tin dưới đây!
Thành phần thuốc trị bệnh chết héo dây ở cây tiêu Phy FusaCo
Phy FusaCo gồm các thành phần vi sinh tổng số: Chaetomium spp, Trichoderma spp, và Bacillus subtilis: 1,5×10^8 CFU/ml.
Công nghệ sản xuất của Phy FusaCo là sự kết hợp bào tử gốc các chủng nấm đối kháng trong đó có Chaetomium và Trichoderma, cùng với các hoạt chất Enzym ngoại bào – hoạt chất kháng sinh sinh học và Nano Chitosan.
Công dụng của thuốc trị bệnh chết héo dây ở cây tiêu Phy FusaCo
- Phy FusaCo tiêu diệt các tác nhân là Colletotrichum, Fusarium, Phytophthora….gây ra nhiều bệnh như nứt thân xì mủ, ghẻ loét, thán thư, chết dây, sương mai.
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, giúp tăng tính kháng, chống chịu các loại nấm bệnh gây hại.
- Tăng sức miễn dịch cho vườn tiêu, tác dụng nhanh, thời gian dài cùng phổ tác động rộng.
- Nâng cao chất lượng cho vụ mùa thu hoạch được nguồn nông sản xanh, sạch, đảm bảo an toàn khi sử dụng, không độc hại.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh chết héo dây ở cây tiêu Phy FusaCo
Phun trị cây tiêu bị héo dây: Dùng 250ml Phy FusaCo cho hòa tan hoàn toàn vào 400-600 lít nước, tiến hành phun kỹ các bộ phận lá, cành, thân, đặc biệt ở vùng dưới gốc, áp dụng với thời gian cách nhau từ 5 đến 7 ngày/lần.
Phun phòng cây tiêu bị héo dây: Dùng 250ml Phy FusaCo hòa tan hoàn toàn vào 800-1000 lít nước, tiến hành phun định kỳ với thời gian cách 15-30 ngày/lần.
Lợi ích khi mua thuốc trị bệnh chết héo dây trên cây tiêu tại AQ
Khi đặt mua Phy FusaCo cho cây trồng khỏi nấm khuẩn gây bệnh hoặc bất kỳ sản phẩm nào tại AQ, quý khách hàng luôn được ưu tiên nhận rất nhiều lợi ích như sau:
🔸 Sản phẩm Phy FusaCo chuẩn chất lượng, được sản xuất tại nhà máy lớn và giao trực tiếp đến nhà vườn.
🔸 Giao hàng miễn phí từ đơn 300.000 VNĐ, ưu đãi chiết khấu với các đơn lớn hơn.
🔸 Kỹ sư AQ hỗ trợ xuyên suốt quá trình sử dụng sản phẩm của AQ, liên hệ hotline tư vấn nhanh nhất qua 028 8889 7322.
Địa chỉ mua thuốc trị bệnh chết héo dây trên cây tiêu uy tín, giá tốt
Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ sau nhiều năm ra mắt các sản phẩm hỗ trợ quý bà con canh tác hiệu quả, đã nhận được rất nhiều phản hồi từ nhà vườn cùng sự tin tưởng và sử dụng sản phẩm để phòng trừ sâu bệnh hại ở cây trồng.
Sản phẩm từ AQ luôn đảm bảo chất lượng với quá trình được kiểm định nghiêm ngặt và cấp phép lưu hành cho mọi vùng trên toàn quốc từ Cục BVTV.
Chúng tôi hoạt động với việc đề cao phương châm mang lại giá trị, lợi ích cao nhất cho khách hàng khi chọn mua thuốc sinh học của AQ.
Bên cạnh rất nhiều dòng sản phẩm thì lựa chọn Phy FusaCo đem đến hiệu quả phòng trị bệnh chết héo dây trên cây tiêu, cùng nhiều bệnh khác từ nứt thân, xì mủ, thán thư, ghẻ sẹo, sương mai,…
Bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích đến quý bà con với sản phẩm thuốc sinh học trị bệnh héo dây trên cây tiêu Phy FusaCo đến từ Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ. Đồng hành cùng bà con cho mọi mùa vụ bội thu, gọi ngay 028 8889 7322 để nhận tư vấn từ kỹ sư nông nghiệp AQ hoàn toàn miễn phí.