Phòng trị bệnh gỉ sắt đậu tương (đậu nành) và Nguyên nhân

Phòng trị bệnh gỉ sắt đậu tương (đậu nành) và Nguyên nhân

27/06/2024

Kích thước chữ

Bệnh gỉ sắt đậu tương (đậu nành) là một căn bệnh hại quan trọng trên cây đậu. Mật độ bệnh xuất hiện ở hầu hết các vụ đậu tương trong năm, nặng nhất thường là vụ hè thu. Lây lan mạnh trong điều kiện độ ẩm cao và kéo dài. Để hiểu hơn về tình hình bệnh hại, mời bà con cùng AQ theo dõi qua bài viết bên dưới.

Tìm hiểu về bệnh gỉ sắt đậu tương là gì?

Bệnh gỉ sắt đậu tương do đâu & Cách phòng trừ hiệu quả
Cây đậu tương có nguy cơ bị bệnh gỉ sắt khi độ ẩm cao, nhiệt độ dao động từ 15 – 30 độ C

Bệnh gỉ sắt đậu tương tấn công đầu tiên ở tầng lá dưới – nơi tiếp xúc nhiều với mặt đất. Theo thời gian bệnh sẽ lây lan đến các tầng lá phía trên, gây hại thân và trái đậu tương. Tuỳ theo lượng mưa và điều kiện khí hậu tại khu vực trồng, bệnh gỉ sắt sẽ có thời gian phát triển cũng như mức độ gây hại khác nhau.

Theo một báo cáo cho biết, bệnh gỉ sắt cây đậu tương có khả năng gây hao hụt đến 50% sản lượng trên toàn diện tích trồng. Tại Châu Á và Úc, các vườn đậu tượng thiệt hại đến 80% sản lượng, thậm chí là thất thu toàn vụ.

Nguyên nhân gây bệnh gỉ sắt đậu tương

Nấm Phakopsora pachyrhizi là tác nhân chính gây ra bệnh gỉ sắt đậu tương tại nhiều quốc gia có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Chúng phát sinh tốt ở nhiệt độ từ 15 – 30°C, độ ẩm >75%.

Vi nấm này không tồn tại trong đất hay hạt giống, chúng lưu tồn chủ yếu trên các ký chủ, lây truyền từ cây bệnh đến cây đậu tương khoẻ mạnh nhờ gió. Theo đó, nấm P. pachyrhizi tấn công trực tiếp vào các tế bào lá già của cây đậu tương mà không cần thông qua các vết thương hở.

Nấm gỉ sắt có xu hướng gây hại giai đoạn cây đậu tương có từ 5 lá kép đến giai đoạn thu hoạch. Bệnh ít xuất hiện thời điểm trước cây đậu ra hoa.

Dấu hiệu của bệnh gỉ sắt đậu tương ra sao?

Bệnh gỉ sắt đậu tương do đâu & Cách phòng trừ hiệu quả
Bệnh gỉ sắt đậu tương tấn công tầng lá dưới, sau đó lây lan đến phía trên khiến cây sinh trưởng kém

Mặt dưới lá hình thành các đốm nhỏ màu đỏ gạch nằm dọc theo gân lá. Sau đó, các đốm bệnh lan rộng về kích thước và số lượng, màu sắc cũng chuyển sang nâu đỏ hoặc đen.

Bà con chú ý phía trên đốm bệnh có một lớp nấm mốc màu nâu nhạt, chúng liên kết với nhau tạo thành mảng lớn, có quầng vàng nhạt. Lúc này, các đốm gỉ sắt đã nổi lên mặt trên lá.

Những lá nhiễm bệnh gỉ sắt đậu tương đều rụng, cây héo rũ, thân và trái cũng có những biểu hiện bệnh tương tự.

Bệnh gỉ sắt cây đậu tương gây tác hại thế nào?

Cây đậu tương là nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng để chế biến thức ăn trong chăn nuôi. Phần bã còn được dùng làm bánh dầu hoặc ủ thành phân bón hữu cơ.

Khi bộ lá của cây bị thương tổn do bệnh gỉ sắt sẽ làm giảm đáng kể khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương.Lá rụng nhiều, rụng theo từng mảng hoặc rụng cả lá, ức chế tỷ lệ ra hoa đậu quả của cây đậu nành.

Mặt khác, bệnh gỉ sắt đậu tương làm giảm chất lượng hạt đậu thu hoạch, không đạt chuẩn để thu hoạch và tiêu thụ.

Hướng dẫn cách phòng trị bệnh gỉ sắt đậu tương (đậu nành)

Một trong số những biện pháp hàng đầu phòng chống bệnh hại hiệu quả là sử dụng các kỹ thuật canh tác. Việc thực hiện chuẩn chỉnh các hoạt động này giúp xây dựng nền tảng sức khoẻ cho toàn vườn đậu tương.

Phương pháp chăm sóc ngăn ngừa bệnh gỉ sắt ở đậu tương

Bệnh gỉ sắt đậu tương do đâu & Cách phòng trừ hiệu quả
Khi tưới cho cây đậu nành, tránh tưới từ trên cao xuống tạo điều kiện cho nấm gỉ sắt phát sinh

✅ Sử dụng các giống đậu tương có tính kháng bệnh gỉ sắt như ĐT 2000, DT95, GC 84058-18-4, Cao Bằng U 8352, Nhất tiến Hữu Lũng Lạng Sơn.

✅ Bà con có thể trồng sớm hoặc muộn hơn mùa vụ chính để tránh thời tiết ẩm ướt.

✅ Trồng cây theo hàng, theo luống, đúng mật độ vườn tạo sự thông thoáng để đậu tương sinh trưởng hiệu quả.

✅ Định kỳ thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện dấu hiệu bệnh gỉ sắt đậu tương và xử lý kịp thời.

✅ Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho đất, tăng độ màu mỡ, tơi xốp, tránh đất úng nước.

✅ Tránh tưới nước cho cây đậu tương từ trên cao.

✅ Kiểm soát lượng cỏ dại và các cây ký chủ của nấm P. pachyrhizi gây bệnh gỉ sắt.

Dùng thuốc hoá học xử lý bệnh gỉ sắt ở đậu tương

Dưới đây là một số hoạt chất hoá học chuyên xử lý những vườn đậu tương bị gỉ sắt được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng tại Việt Nam. Bà con tham khảo và tìm mua đúng loại tại các cơ sở uy tín để tránh mua nhầm hàng giả, đảm bảo sức khoẻ cho vườn cây và người trồng.

  • Chlorothalonil + Metalaxyl/Tricyclazole;
  • Cymoxanil + Mancozeb;
  • Difenoconazol + Propiconazole;
  • Metalaxyl (min 95%).

⚠️ Lưu ý: Không lạm dụng thuốc hoá học, tuân theo các hướng dẫn xử lý trên bao bì thuốc.

Thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt đậu tương (đậu nành) Antafungal an toàn cho cây

Bệnh gỉ sắt đậu tương do đâu & Cách phòng trừ hiệu quả
Phun phòng với Antafungal giúp cây đậu tương phòng ngừa bệnh gỉ sắt và một số bệnh hại liên quan

Để phòng trừ và hạn chế tối đa khả năng bệnh gỉ sắt phát sinh trong vườn đậu tương, ngoài thực hiện tốt các biện pháp canh tác, bà con có thể tiến hành phun phòng ngừa đầu vụ với Antafungal – Thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt đậu tương.

Thành phần của thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt cây đậu tương Antafungal

Tổng số vi sinh gồm Chaetomium spp, Trichoderma spp, Paecilomyces sp, các chủng nấm cộng sinh, chủng vi khuẩn lên men cải tạo đất, axit fluvic, axit humic và các vi lượng dạng EDTA: 1 x 107 CFU/g.

Công dụng của thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt cây đậu tương Antafungal

✔️ Cô lập những cây đậu tương bị bệnh, tiến hành xử lý chống lây lan.

✔️ Nấm Trichoderma spp cạnh tranh nguồn sống với nấm bệnh, giảm tỷ lệ tái nhiễm bệnh gỉ sắt đậu tương ở vụ sau.

✔️ Hình thành cơ chế phòng vệ cho cây đậu tương, phòng trừ một số bệnh hại như: đốm lá, phấn trắng, sương mai, nấm hồng, chết cây con.

✔️ Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu kích thích cây đậu tương phát triển tối đa.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh gỉ sắt cây đậu tương Antafungal

🔸 Phun Antafungal trị cây đậu tương bị gỉ sắt: 250g Antafungal + 200 lít nước, mỗi đợt phun cách 5 – 10 ngày.

🔸 Phun Antafungal phòng cây đậu tương bị sắt: 250g Antafungal + 400 lít nước, phun 2 – 3 lần/vụ đậu tương.

🔸 Cách phun: Tập trung phun thuốc ở tán cây và dưới gốc cây.

Trên đây là thông tin về bệnh gỉ sắt đậu tương mà AQ muốn chia sẻ đến quý bà con. Hy vọng bài viết này đã giúp bà con biết thêm về một loai bệnh hại quan trọng trong vườn; từ đó thực hiện tốt việc canh tác kết hợp phun phòng ngừa; đảm bảo năng suất trên toàn vườn mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Phòng trừ các loại tác nhân bệnh hại cây trồng: Đốm lá, chết cây con, rỉ sắt, phấn…
5.00 out of 5
180.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *