Phòng trừ bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi hiệu quả cao

Phòng trừ bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi hiệu quả cao

18/06/2024

Kích thước chữ

Bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi là một căn bệnh phổ biến tại các vườn mồng tơi tại Việt Nam. Bệnh tác động trực tiếp đến giá trị thương phẩm của lá rau, làm giảm sản lượng thu hoạch, thậm chí là không thể tiêu thụ. Cùng AQ tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh đốm lá gây hại vườn mồng tơi nhé.

Tìm hiểu về bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi

Phòng trừ bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi hiệu quả cao
Rau mồng tơi xanh hay tím đều có nguy cơ bị bệnh đốm mắt cua trên lá

Những lá rau nhiễm bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi đều không thể hồi phục trạng thái như ban đầu. Bà con chỉ có thể loại bỏ và ngăn chặn bệnh lây lan đến những lá non sắp ra. Vào mùa mưa bệnh phát triển rất mạnh mẽ, tấn công vào lá giá và lá bánh tẻ trên cây rau mồng tơi. Cần có biện pháp phòng trừ bệnh từ đầu để hạn chế rủi ro thấp nhất cho vườn rau.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi?

Nấm Cercospora sp là tác nhân chính gây ra bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi. Chúng xâm nhiễm từ khi cây còn nhỏ, tuy nhiên phát sinh gây hại giai đoạn phát triển lá rau đến lúc thu hoạch. Thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ môi trường thay đổi thất thường là thời điểm lý tưởng để nấm đốm mắt cua sinh sôi.

Theo đó, những vườn rau mồng tơi ít được chăm sóc; chăm sóc sai kỹ thuật như thừa đạm, độ ẩm đất thấp cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công vườn rau mồng tơi.

Dấu hiệu của bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi

Phòng trừ bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi hiệu quả cao
Đốm bệnh có hình dạng như mắt cua, khi thủng chúng tạo thành các lỗ đạn bắn trên lá mồng tơi

Trên lá hình thành các đốm bệnh nhỏ hình tròn nằm rải rác, có màu nâu → nâu sậm. Theo thời gian đốm bệnh phát triển to hơn, đường kính đạt từ 2 – 4mm.

Bên ngoài có quầng vàng sậm, nâu hoặc tím, ở giữa đốm bệnh là màu trắng. Nhờ sự lan rộng của các bào tử nấm bệnh, chúng liên kết lại thành những mảng lớn gây thủng và rách lá.

Thân cây rau mồng tơi xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu, có xu hướng lõm nhẹ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây rau.

Tác hại do bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi gây ra

Hầu như là không thể thu hoạch nếu vườn rau của bà con nhiễm bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi. Lý do là vì lá là bộ phận chính trên cây rau, vì thế khi nấm đốm mắt cua tấn công sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của lá rau.

Tính thẩm mỹ giảm, chất lượng kém do các đốm bệnh hình thành trên lá, cản trở hoạt động quang hợp của cây rau mồng tơi. Bên cạnh đó, các đốm bệnh này còn làm rách lá, lá nhỏ không đạt chuẩn, cây rau cũng sinh trưởng kém, thân còi cọc.

Rau mồng tơi bị đốm mắt của có ăn được không?

Câu trả lời là không nên. Về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm, AQ khuyến cáo bà con nếu mua phải những bó rau bị đốm lá nên loại bỏ để tránh gây hại cho sức khoẻ gia đình. Cũng không nên dùng để bón phân cho cây cho mầm bệnh có khả năng lưu tồn và lây lan trong đất.

Cách phòng trị bệnh đốm mắt cua ở rau mồng tơi hiệu quả

Phòng trừ bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi hiệu quả cao
Cần phòng trừ bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi từ sớm để hạn chế sức kaay lan của nấm bệnh

Trước khi sử dụng các loại thuốc phun trị/phun phòng nấm đốm mắt cua, bà con cần thực hiện tốt công tác trồng và chăm sóc vườn rau mồng tơi để tạo điều kiện cho cây rau phát triển khoẻ mạnh, hạn chế sự phát sinh của nấm Cercospora sp.

✅ Chọn mua hạt giống rau mồng tơi có sức chống chịu tốt ở những cơ sở uy tín.

✅ Luân canh với các loại cây trồng khác để giảm thiểu nấm bệnh lưu tồn trong đất.

✅ Cân đối dinh dưỡng các đa – trung – vi lượng trong phân bón.

✅ Mật độ trồng tương thích với diện tích, không trồng quá dày.

✅ Tỉa bớt những lá già bên dưới để hạn chế bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi phát sinh.

✅ Cần loại bỏ và tiêu huỷ ngay những bộ phận của rau mồng tơi bị nhiễm bệnh đốm mắt cua.

✅ Sau thu hoạch tiến hành vệ sinh toàn vườn, thu gom lá rụng, tàn dư của vụ trước, cày xới đất.

✅ Dọn sạch cỏ dại trong và xung quanh nơi trồng, tạo sự thông thoáng cho vườn rau mồng tơi.

Thuốc đặc trị bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi Chatomium an toàn cho cây

Phòng trừ bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi hiệu quả cao
Chatomium AQ11 vừa xử lý nấm đốm mắt cua, vừa bổ sung hệ vi sinh cho đất trồng thêm tơi xốp, màu mỡ

Muốn đảm bảo năng suất vườn mồng tơi, trước tiên bà con cần chủ động ứng phó sớm với căn bệnh đốm lá này với Thuốc đặc trị bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi Chatomium AQ11.

Thành phần thuốc trị đốm mắt cua rau mồng tơi Chatomium

Thành phần chính của Chatomium AQ11 là nấm đối kháng Chaetomium cupreum: 1,5 x 106 CFU/g.

Với hơn 40 chủng vi sinh hữu hiệu chuyên trị nấm bệnh: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus spp, vi sinh cải tạo đất, v.v.

Công dụng thuốc trị đốm mắt cua rau mồng tơi Chatomium

🔸 Nấm Chaetomium spp sản sinh ra kháng sinh gây ức chế sinh trưởng và diệt trừ tận gốc nấm gây bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi.

🔸 Kích hoạt cơ chế kháng nhiễm bệnh cho cây rau trước các tác nhân gây hại.

🔸 Phòng trừ một số bệnh hại liên quan: phấn trắng, thán thư, sương mai, héo rũ, v.v.

🔸 Kích thích vườn rau mồng tới sinh trưởng đồng đều, đạt năng suất tối ưu.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị đốm mắt cua rau mồng tơi Chatomium

Phun Chatomium AQ11 trị bệnh đốm lá ở rau mồng tơi: 500g Chatomium + 200 – 300 lít nước, mỗi đợt phun cách 3 – 5 ngày.

Phun Chatomium AQ11 phòng bệnh đốm lá ở rau mồng tơi:  500g Chatomium + 600 – 800 lít nước, mỗi đợt phun cách 15 – 30 ngày.

*Thời gian xử lý bằng thuốc có thể thay đổi do điều kiện thời tiết.

Trên đây là những thông tin về bệnh đốm mắt cua trên rau mồng tơi mà AQ đã cập nhật đến quý bà con. Hy vọng qua bài viết này, bà con đã nắm rõ hơn tình hình bệnh hại trong vườn rau của mình, chủ động phun phòng kết hợp canh tác hiệu quả. Từ đó giúp vườn rau mồng đạt năng suất tối đa, đảm bảo giá trị thương phẩm cho cây rau tạo nguồn thu nhập ổn định.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Dùng cho cây trồng bị thối thân, thối rễ, đốm lá, đạo ôn, héo rũ, phấn trắng,...phòng ngừa…
4.50 out of 5
290.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *