Phòng trị bệnh chết nhát đậu phộng và Nguyên nhân do đâu
Kích thước chữ
Bệnh chết nhát đậu phộng là tình trạng bệnh khiến cây lạc bị chết héo rũ gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng, mật độ gieo trồng giảm mạnh.
Bệnh do nhiều tác nhân gây bệnh vì vậy bà con cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân, triệu chứng để từ đó đưa ra các biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp. Cùng AQ tìm hiểu chi tiết thông tin về bệnh dưới bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về bệnh chết nhát đậu phộng
Bệnh chết nhát đậu phộng còn được gọi là bệnh chết ẻo, héo rũ là loại bệnh xuất hiện phổ biến trên loài cây này khiến nhà vườn gặp nhiều khó khăn, lo lắng. Phát sinh chủ yếu khi gặp điều kiện thời tiết ẩm ướt, nhiệt độ cao, đất trồng độc canh, được gieo chủ yếu trên đất cát.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh chết nhát đậu phộng
Đậu phộng bị bệnh chết nhát là do sự xâm nhập, làm hại của vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây héo xanh và hại loại nấm có tên Aspergillus Niger gây héo rũ gốc mốc đen, Sclerotium Rolfsii khiến gốc bị héo rũ mốc trắng.
Dấu hiệu nhận biết ban đầu của bệnh chết nhát đậu phộng
Nhận biết bệnh chết nhát đậu phộng nhờ vào một số đặc điểm của từng nguyên nhân gây bệnh:
🔶Vi khuẩn: Cây có thể đã bị nhiễm khi còn là cây con hoặc giai đoạn khi cây đã lớn và bắt đầu tạo trái. Lá phần ngọn sẽ bị héo trước sau đó mới lan dần xuống các lá dưới. Ban ngày cây mới bị héo, còn khi vào đêm cây sẽ tưới trở lại. Sau 2 – 3 ngày mới chết hẳn hoàn toàn.
🔶Nấm gây hại: Toàn bộ lá trên cây đều héo rủ xuống, chuyển màu toàn bộ sang vàng nhạt, phần cổ rễ, đoạn thân sát gốc có dấu hiệu thối mục khô, chuyển sang màu nâu, dễ nhổ đứt gốc rễ, bộ rễ xuất hiện những vết nấm mốc màu đen hoặc trắng xung quanh. Thời gian sau cây mới hoàn toàn chết.
Tác hại do không sớm xử lý bệnh chết nhát đậu phộng gây ra
Những hậu quả mà bệnh chết nhát đậu phộng gây ra đó là:
🔶Cây trở nên mềm yếu, phát triển kém, nở hoa chậm, khó thụ phấn, toàn bộ lá chuyển sang vàng nhạt, khi chết lá vẫn dính vào thân nhưng héo rũ xuống.
🔶Bộ rễ bị phá hủy dần, từ các rễ phụ, rễ tơ tới rễ chính khiến cây không thể hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển cũng như duy trì sự sống.
🔶Bị thối mục ở phần thân sát gốc khiến hệ thống mạch bị đứt gãy, phá hủy, gây khó khăn trong việc vận chuyển nước, dinh dưỡng nuôi cây. Cây không hấp thụ sẽ trở nên còi cọc, phát triển yếu đi và dần bị chết.
🔶Nếu mật độ toàn vườn đều bị nhiễm bệnh nặng bà con sẽ khó kiểm soát hết, có thể làm toàn bộ vườn lạc đều bị chết, gây mất mùa, tốn nhiều công sức và chi phí điều trị.
🔶Tốc độ lây lan nhanh nên nếu không phòng trừ từ sớm, các loại cây khác trong vườn cũng bị nhiễm bệnh.
Hướng dẫn cách phòng trị bệnh chết nhát đậu phộng hiệu quả
Để điều trị bệnh chết nhát đậu phộng bà con cần áp dụng ngay các biện pháp phòng trừ hiệu quả dưới đây:
✅ Lựa chọn giống lạc sạch bệnh, đảm bảo chất lượng, không nên chọn những hạt bị lép, mốc ỉu để gieo trồng.
✅ Xử lý đất trồng trước khi trồng, cày bừa, phơi ải thật kỹ, rắc vôi bột chuyên dụng trong sản xuất nông nghiệp để khử trùng hoặc sử dụng bộ ba dung dịch gồm Bio Soil + Trichoderma + Padave Cha.
✅ Trong quá trình chăm sóc, vun gốc, làm cỏ bà con cần thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh gây ra vết thương trên thân, cành, bộ rễ của cây, vì vi khuẩn và nấm bệnh sẽ xâm nhập, gây ra các loại bệnh nguy hiểm.
✅ Không trồng độc canh nhiều vụ một loại cây trồng duy nhất, cần luân canh với các loại cây khác như: Bắp, rau màu, lúa,…
✅ Sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân đã ủ hoai mục để bón lót cho đậu phộng.
✅ Dọn dẹp vườn sạch sẽ, thu gom tàn dư thực vật, nhổ cỏ dại, làm rãnh thoát nước cho cây tránh ngập úng.
✅ Lựa chọn đất trồng tơi xốp, màu mỡ, giàu dinh dưỡng, tránh ngập úng.
✅ Nếu cây trồng đã bị nhiễm bệnh quá nặng cần nhổ bỏ ngay lập tức, xử lý hố trồng bằng cách rắc vôi bột, tưới nước nhằm hạn chế sự lây lan mầm bệnh sang các cây khỏe mạnh khác.
Thuốc đặc trị bệnh chết nhát đậu phộng Phy Fusaco
Sản phẩm sinh học nhận được nhiều sự quan tâm cũng như áp dụng điều trị thành công bệnh chết nhát đậu phộng thành công đó là bộ đôi gồm Phy Fusaco chuyên trị nấm bệnh gây hại và Tribe vacci gold (new) chuyên điều trị vi khuẩn. Chi tiết về thông tin của thuốc được trình bày dưới các phần sau đây.
Thành phần thuốc trị bệnh chết nhát ở cây lạc
🔶Phy Fusaco:
Sản xuất từ các hoạt chất kháng sinh sinh học + Nano chitosan + hoạt chất Enzym + chủng nấm đối kháng Chaetomium và Trichoderma.
Thành phần chính là các vi sinh: Bacillus subtilis, Chaetomium spp, Trichoderma spp: 1,5×108CFU/ml.
🔶Tribe vacci gold (new):
Chitosan: 1.000 ppm, pHH20: 5.2, Tỷ trọng: 1.12.
Chiết xuất từ các chủng nấm: Chaetomanone, Rotiorins và Chaetoglobosin C, cùng với các chủng vi khuẩn mạnh Rhodopseudomonas dưới dạng Nano nền chitosan bền vững.
Công dụng thuốc trị bệnh chết nhát ở cây lạc Phy Fusaco
🔶Phy Fusaco:
✅Giúp diệt trừ dứt điểm các loại nấm gây hại như: Sclerotium Rolfsii, Aspergillus Niger, Phytopthora, Collectotricum, Fusarium,…
✅ Điều trị và ngăn ngừa các loại bệnh tấn công cây đậu phồng như: Chết nhát, thối thân, thối rễ, thán thư, sương mai,…
✅ Tăng hệ miễn dịch, kháng bệnh hiệu quả, chống chịu lại các tác nhân gây bệnh và thời tiết khắc nghiệt.
✅ Đảm bảo an toàn cho cây đậu phộng, không gây độc hại hay tồn dư chất độc hại.
🔶Tribe vacci gold (new):
✅ Cô lập, tiêu diệt vi khuẩn, virus hại cây, gây ra các loại bệnh như: Chết nhát, héo rũ, xoăn lá, xoăn ngọn, sượng trái, thối rễ, thán thư, cháy lá,…
✅ Phòng ngừa và bảo vệ cây trồng khỏi các tác nhân gây nhiễm bệnh.
✅ Tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện năng suất, chất lượng cho cây đậu phộng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh chết nhát ở cây lạc Phy Fusaco
Phy Fusaco | Tribe vacci gold (new) | |
Phun trị | Pha chai 250ml tương ứng với 400 – 600 lít nước, phun kỹ mọi bộ phân trên cây, phun từ 5 – 7 ngày/lần. | Pha chai 250ml tương ứng với 400 – 600 lít nước, phun kỹ mọi bộ phận của cây, phun 5 – 7 ngày/lần. |
Phun phòng |
Liều lượng gồm chai 250ml/800 – 1000 lít nước, định kỳ từ 15 – 30 ngày cho một lần phun | Liều lượng gồm chai 250ml với 800 – 1000 lít phun kỹ tán lá, định kỳ từ 1 – 2 lần vào mỗi tháng. |
Phía trên là bài viết về bệnh chết nhát đậu phộng đã được AQ trình bày chi tiết với các nội dung như nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tác hại và cách phòng trừ giúp giảm mật độ lây nhiễm. Hy vọng qua bài viết, bà con đã thu thập thật nhiều kiến thức bổ ích để tiến hành chăm sóc và phòng trừ bệnh đúng cách.