Cách xử lý bệnh cháy lá trên cây mai vàng & Nguyên nhân
Kích thước chữ
Bệnh cháy lá trên cây mai vàng là một trong những loại bệnh hại ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của cây hoa mai, dẫn đến việc cây sẽ gặp khó khăn trong quá trình ra hoa. Vậy bệnh cháy lá mai do nguyên nhân nào gây ra, những dấu hiệu ban đầu là gì?
Và có phương pháp phòng trị hiệu quả để cây ra hoa đúng dịp Tết không? Mời bà con cũng theo dõi những thông tin bên dưới để có kỹ thuật xử lý tình trạng mai bị bệnh cháy lá đúng cách và đạt hiệu quả nhé.
Tìm hiểu về bệnh cháy lá trên cây mai vàng
Cây mai bị cháy lá là bệnh gì? Là một câu hỏi được rất nhiều bà con nhà vườn quan tâm đến. Bởi mai vàng là loại cây có giá trị kinh tế lớn, thường được bán nhiều trong dịp lễ Tết. Khi tình trạng mai bị bệnh cháy lá xảy ra thì sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, khiến hoa ra không đồng đều, làm giảm hiệu quả kinh tế của bà con nhà vườn.
Bệnh cháy lá trên mai vàng hay còn được gọi là bệnh cháy bìa lá trên cây mai bởi khi bị mắc bệnh thì phần bìa lá của cây hoa mai sẽ có màu nâu bạc hoặc màu nâu sẫm từ mép lá vào trong bên trong phần chính giữa của lá cây hoa mai.
Biết được bệnh do nguyên nhân nào gây ra là một trong những điều quan trọng để tiến hành tìm cách phòng trị. Mời bà con hãy theo dõi tiếp tục những thông tin bên dưới để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như dấu hiệu ban đầu của bệnh cháy lá trên mai vàng nhé.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cháy lá trên cây mai vàng
Bệnh cháy lá cây mai do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: bị nấm bệnh, côn trùng tấn công, do thời tiết, kỹ thuật canh tác, do môi trường trồng cây, cây mai bị ngộ độc,… Dưới đây là thông tin chi tiết về các nguyên nhân khiến gây ra bệnh cháy lá mai.
Cây mai bị cháy lá do các loại nấm bệnh tấn công
Bệnh cháy bìa lá mai vàng xảy ra do nguyên nhân chính là các loại nấm bệnh tấn công như: nấm bệnh thán thư, nấm đốm lá, nám bệnh nấm hồng, nấm mốc xám, nấm phấn trắng, cháy lá non,… các loại nấm khuẩn này tấn công khiến cây mai có sức đề kháng ngày càng yếu đi và lá non mới vừa ra đã bị cháy và rụng sớm.
Để không khiến cho bà con hoang mang thì qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm thì các nhà khoa học đã có kết luận chính xác đó là bệnh cháy lá cây mai do loài nấm có tên là Pestalotia funerea gây ra.
Loài nấm bệnh này thường tồn tại ở trong môi trường đất trồng hay các bộ phận của cây mai đã nhiễm bệnh.
Thời tiết mưa nắng thất thường, nhiệt độ từ 25 – 30 độ C là điều kiện thuận lợi để loại nấm bệnh này tấn công cây mai.
Cây mai bị cháy lá do côn trùng tấn công
Một số loài côn trùng tấn công khiến cây mai bị bệnh cháy lá đó là:
- Bọ trĩ: Loài bọ trĩ có thân màu đen hoặc đỏ, chúng sống tập trung ở bên mặt dưới của lá cây mai, chúng hút chích và gây hại khiến cây mai bị bệnh cháy lá.
- Rệp sáp: Rệp sáp là một loài côn trùng nhỏ, thân có màu trắng hoặc vàng nhạt. Cũng giống như bọ trĩ chúng thường tập trung ở bên dưới mặt lá, hút hết nhựa cây mai, gây ra tình trạng cháy lá.
- Nhện đỏ: Một trong những loại côn trùng gây hại nhiều nhất trên cây mai, chúng cũng tiến hành hút chích, khiến cây non yếu dần đi, xảy ra tình trạng cháy lá và rụng dần đi.
Cây mai bị cháy lá do điều kiện thời tiết
Do điều kiện thời tiết nắng gắt xảy ra trong nhiều ngày: Cây hoa mai là loại cây không ưa thích ánh nắng trực tiếp, nếu không có các tấm lưới che chắn, thì cây mai rất dễ bị cháy lá trong những ngày nắng gắt kéo dài.
Cây mai bị cháy lá do phương pháp canh tác không tốt
Một trong những nguyên nhân khiến mai bị bệnh cháy lá đó là do kỹ thuật canh tác chưa đúng của bà con nhà vườn:
- Do cây bị thiếu chất: Nếu ở giai đoạn phát triển mà cây mai lại không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết thì cây sẽ trở nên suy yếu và cạn kiệt sức đề kháng. Điều này gây cản trở cho quá trình trao đổi chất khiến cây dễ bị héo, cháy lá,…
- Do cây bị úng nước: Là loài cây chỉ phát triển tốt trên nền đất vừa đủ ẩm. Nếu khi tưới lượng nước quá nhiều, thì sẽ gây ra tình trạng no nước. Khiến cây không thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng từ phân bón được nữa, nên sẽ làm cho cây mai bị héo dần và bệnh cháy bìa lá mai vàng sẽ bắt đầu xuất hiện.
Cây mai bị cháy lá do môi trường đất trồng
Những môi trường đất phèn thì sẽ có độ pH thấp, khiến cây mai không thể hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết, khiến cây mai bị ốm yếu, còi cọc, dễ khiến cho nấm bệnh xâm nhập và gây ra bệnh cháy lá.
Cây mai bị cháy lá do bị ngộ độc phân bón
Một trong những nguyên nhân cuối cùng được các kỹ sư AQ phát hiện ra khiến cây mai bị bệnh cháy lá đó là do cây mai bị ngộ độc phân bón. Đây là một hiện tượng do cây mai không thể hấp thụ hết tất cả các chất dinh dưỡng được bà con bón rất nhiều trong cùng một lúc.
Việc bón quá nhiều phân bón vào cùng 1 thời điểm sẽ khiến cho rễ cây không thể hấp thụ được nước nên gây ra tình trạng cây bị héo, cháy lá và nếu nặng có thể làm chết cây.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh cháy lá trên cây mai vàng
Nấm gây bệnh cháy lá trên mai vàng sẽ có những biểu hiện ban đầu như:
- Nấm bệnh thường phát sinh vào thời gian cuối mùa thu, khi cây mai có nhiều lá già.
- Bệnh cháy lá trên mai vàng sẽ xuất hiện nhiều trên những lá mai già.
- Các lá mai nhỏ thì bị xoăn lại, hình dạng không như bình thường.
- Ở vị trí ngọn lá và các mép của lá mai thì bắt đầu xuất hiện những đốm màu nâu hoặc màu nâu xám, bạc theo từng mảng nhỏ.
- Sau đó những đốm bệnh lan dần từ ngọn, mép là và đi vào phần chính giữa của lá (đường gân lá).
- Phần lá bị cháy thì có màu nâu bạc có ranh giới rõ ràng với phần màu xanh của lá cây mai.
- Bệnh cháy lá mai vàng gây cản trở quá trình quang hợp của cây, làm lá khô cháy và rụng hàng loạt.
Hậu quả do bệnh cháy lá trên cây mai vàng gây ra cho bà con
Bệnh cháy lá mai sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến bà con nhà vườn như:
- Khi bị các tác nhân làm cháy lá thì lá cây mai sẽ bị khô và rụng sớm, gây khó khăn cho quá trình quang hợp của cây.
- Bệnh cháy bìa lá trên cây mai khiến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mai yếu đi, mất đi vẻ đẹp vốn có.
- Cây có ít búp, nụ hoa, giảm tỷ lệ ra hoa, hoặc hoa có nở nhưng ít, không bung đều, cánh hoa yếu ớt, rất mau tàn, màu không đạt chuẩn chất lượng khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
- Nếu không biết được chính xác nguyên nhân và có biện pháp phòng trị phù hợp thì cây mai sẽ bị trụi lá và yếu ớt, sau đó chết dần đi, khó chữa trị.
Một số cách phòng trừ bệnh cháy lá trên cây mai vàng
Thấu hiểu được nỗi lo của nhà vườn khi dịp Tết đến Xuân về đã đến gần, nhưng vườn mai của nhà lại bị nấm bệnh cháy lá tấn công. Dưới đây, AQ đã tổng hợp những biện pháp khắc phục tình trạng mai bị bệnh cháy lá nhanh chóng và hiệu quả kịp thời. Giúp bà con nâng cao được giá trị của cây mai khi đưa ra thị trường hoa Tết.
Phương pháp canh tác phòng trừ bệnh cháy lá mai
✅ Nên lựa chọn những giống mai tốt, ít bị nấm và sâu bệnh, có sức chống chịu tốt khi gặp thời tiết bất lợi.
✅ Thường xuyên theo dõi và chăm sóc vườn cây mai, xây dựng những mái che khi trời nắng nóng gắt.
✅ Cần tưới nước với mật độ vừa đủ để rễ cây được hấp thụ nước tốt, tránh tình trạng gốc bị khô nứt dẫn đến tình trạng cháy lá mai.
✅ Khi trồng cây mai thì bà con nên đặt những chậu trồng cách nhau với khoảng cách vừa phải, tránh để sát nhau, với mật độ quá dày.
✅ Cần tạo độ thông thoáng cho vườn mai bằng cách thường xuyên tỉa cành và tạo tán cây.
✅ Tránh sử dụng các sản phẩm thuốc hóa học cho vườn mai bởi sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mai.
Biện pháp sinh học phòng trị bệnh cháy lá mai vàng
Để phòng trừ bệnh cháy lá trên mai vàng nên vẫn đảm bảo được độ an toàn cho sức khỏe của người dùng và môi trường xung quanh thì nhiều bà con lựa chọn sử dụng các sản phẩm thuốc sinh học. Bởi được nghiên cứu và phát triển ra với thành phần chính là các vi sinh vật hữu ích giúp phòng trị dứt điểm tình trạng cây mai bị bệnh cháy lá, có hiệu quả lâu dài mà không ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh.
Sử dụng thuốc hóa học xử lý bệnh cháy lá cây mai
Khi phát hiện vườn mai bị cháy lá ở diện rộng và mật độ dày đặc thì bà con có thể tìm hiểu và sử dụng những sản phẩm thuốc hóa học để kịp thời chữa trị cho vườn mai.
⚠️Cảnh báo: Các sản phẩm thuốc hóa học là lựa sự lựa chọn cuối cùng của bà con khi không còn sự lựa chọn nào khác, bởi đây là loại sản phẩm được điều chế với các thành phần có công dụng rất mạnh nên khi sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất trồng, sức đề kháng của cây, sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
Thuốc đặc trị bệnh cháy lá trên cây mai vàng Chatomium hiệu quả nhanh
Thuốc trị bệnh cháy lá cây mai Chatomium là sản phẩm được nhiều bà con lựa chọn để sử dụng trên vườn mai nhà mình. Sản phẩm này được đánh giá là một trong những sản phẩm tốt, giúp xử lý tình trạng mai bị bệnh cháy lá triệt để,có hiệu quả dài lâu. Để biết thêm chi tiết về loại bệnh hại này mời bà con cùng theo dõi những thông tin bên dưới nhé.
Thành phần của thuốc trị bệnh cháy lá mai vàng Chatomium
Thuốc trị bệnh cháy lá cây mai Chatomium được điều chế ra với các thành phần chính như:
✅ Tổ hợp của nhiều loại vi sinh vật đối kháng: Chaetomium cupreum 1.5×106CFU/g bột.
✅ Các chủng vi sinh vật đối kháng phòng trừ nấm bệnh hiệu quả như: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus spp và các hệ vi sinh giúp cải tạo đất trồng,…
Công dụng của thuốc trị bệnh cháy lá mai vàng Chatomium
Những công dụng mà thuốc trị bệnh cháy lá cây mai Chatomium mang lại cho nhà vườn như:
✅ Sản phẩm có chứa các hàm lượng cao bào tử nấm Chaetomium đối kháng, giúp tiêu diệt dứt điểm nấm bệnh, có hiệu quả kéo dài.
✅ Các kháng sinh sinh học từ nấm giúp tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh trong thời gian ngắn.
✅ Giúp tăng được sức đề kháng cho cây, giúp cây chống chọi được các vi khuẩn, nấm bệnh, thời tiết bất lợi,…
✅ Giúp phục hồi được sức khỏe của cây sau thời gian bị nấm bệnh tấn công.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh cháy lá mai vàng Chatomium
Để sản phẩm thuốc trị bệnh cháy lá cây mai Chatomium đạt được hiệu quả vượt trội thì bà con cần đọc kỹ những hướng dẫn của kỹ sư nhé:
✅ Sử dụng Chatomium để phun trị nấm bệnh cháy lá cây mai: Tiến hành pha đều 500g thuốc với 200 – 300 lít nước. Phun đều trên thân và lá cây, 1 lần phun cách nhau từ 3 – 5 ngày.
✅ Sử dụng Chatomium để phun phòng nấm bệnh cháy lá cây mai: Tiến hành pha đều 500g thuốc với 600 – 800 lít nước. Phun đều trên thân và lá cây, 1 lần phun cách nhau từ 15 – 30 ngày.
Mua thuốc đặc trị bệnh cháy lá trên cây mai vàng ở đâu uy tín, giá tốt?
Là doanh nghiệp đi đầu trong việc nghiên cứu, thử nghiệm và trực tiếp sản xuất ra các chế phẩm sinh học đạt chuẩn chất lượng cho vườn trồng của bà con nông dân. Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của bà con nhà vườn khi sử dụng sản phẩm Chatomium để xử lý tình trạng cây mai bị bệnh cháy lá.
Mỗi một đơn hàng khi đến tay bà con đều là những tâm huyết của đội ngũ kỹ sư của AQ đã ngày đêm nghiên cứu và điều chế ra, để đảm bảo được chất lượng, độ an toàn và hiệu quả vượt trội cho vườn trồng của bà con.Các kỹ sư luôn đồng hành và hỗ trợ bà con online để quá trình sử dụng thuốc được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả nhất.
Vậy là ở bài viết trên, AQ đã thông tin đến bà con về những nguyên nhân, dấu hiệu cũng như sản phẩm thuốc trị bệnh cháy lá trên cây mai vàng với hiệu quả vượt trội. Hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích cho bà con trong quá trình canh tác và chăm sóc vườn mai vàng.