Cách trưng bàn thờ ngày Tết đơn giản và đẹp mắt

Cách trưng bàn thờ ngày Tết đơn giản và đẹp mắt

29/12/2024

Kích thước chữ

Bàn thờ ngày tết là một phần không thể thiếu trong văn hóa thờ cúng truyền thống của người Việt Nam. Đây không chỉ thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên, còn gửi gắm những tâm tư, cầu nguyện cho một năm mới tốt đẹp. Để hiểu rõ hơn về bàn thờ tết gồm những gì và cách trưng bày ra sao hãy cùng AQ theo dõi bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung về bàn thờ ngày Tết Nguyên Đán

Cách trưng bày bàn thờ ngày tết đơn giản và đẹp mắt
Bàn thờ ngày tết được trang trí trang nghiêm, là nơi linh thiêng, thờ kính gia tiên, cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng

Bàn thờ ngày tết được trang trí cẩn thận, đầy đủ mang đầy tính trạng nghiêm, thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn với tổ tiên của các thế hệ sau cũng như mong cầu những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Bàn thờ được trang hoàng rất kỹ lưỡng, mỗi vật phẩm được trưng bày trên bàn thời đều mang ý nghĩa rất sâu sắc.

Việc chăm chút cho bàn thờ không chỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa người Việt còn thể hiện lòng thành kính, hướng về cội nguồn vào mỗi dịp năm mới.

Bàn thờ ngày tết có ý nghĩa như thế nào?

Việc chưng bàn thờ ngày tết có ý nghĩa rất sâu sắc, thường bắt đầu từ ngày 23 tết, đây là một trong những hoạt động quan trọng vào dịp tết đến xuân về của người Việt ta. Không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta mà còn thể hiện sự thành kính, nhớ về cội nguồn, tỏ lòng biết ơn của các thế hệ con cháu với tổ tiên.

Ngoài ra, việc trang hoàng bàn thờ vào dịp lễ tết còn giúp cầu mong một năm mới bình an, làm ăn thuận lợi, sự nghiệp khởi sắc, sức khỏe luôn tràn đầy sức sống.

Bàn thờ ngày tết cần có những gì?

Cách trưng bày bàn thờ ngày tết đơn giản và đẹp mắt
Những vật dụng không thể thiếu, cần có trên bàn thờ vào ngày tết

Hình ảnh bàn thờ ngày tết được trang hoàng đầy đủ và đẹp mắt, thể hiện sự tôn trọng với tổ tiên và nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết nên bày bàn thờ ngày tết gồm những gì, nội dung dưới đây AQ sẽ giúp quý vị chuẩn bị những đồ vật quan trọng có trong bàn thờ nhé.

🔶 Bát hương: Là vật vô cùng thiêng liêng, được dùng để tưởng nhớ người đã khuất. Số lượng bát hương tùy vào lựa chọn của mỗi gia đình, thông thường sẽ có 3 bát hương: Một bát để thắp cho Thần linh chủ quản, một bát bên phải dành cho Gia tiên, một bát cho Bà Cô Ông Mãnh.

🔶 Đèn dầu/chân nến: Ở hai bên trái, phải của bàn thờ thường sẽ đặt cặp chân nến hoặc đèn dầu. Ý nghĩa của hai đồ vật này tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, soi sáng, dẫn đường chỉ lối, xua đuổi những điều xui rủi, tối tăm để mang đến những điều may mắn.

🔶 Đài thờ: Biểu tượng cho sự hòa thuận, anh em trong gia đình hòa thuận lẫn nhau. Đài thờ thường có 3 lọ gồm chứa muối, gạo và rượu đi kèm có thêm 3 chén kỷ.

🔶 Bộ bát cơm và đũa: Được sử dụng để thể hiện sự tưởng nhớ và gắn kết gia tiên khi dùng bữa cơm, đặc biệt trong những ngày tết kéo dài từ mùng 1 đến mùng 7.

🔶 Lọ hoa: Được dùng để trưng hoa và ngày tết thể hiện sự sung túc, ấm cúng, đủ đầy của các gia đình.

🔶 Ngoài các đồ vật cơ bản như AQ đã kể trên, nhiều gia đình có thể thời thêm một số đồ vật như: Câu đối, hoành phi, tượng thờ, bài vị,…

Trang trí bàn thờ ngày tết của từng vùng miền

Trang trí bàn thờ ngày tết ở Việt Nam là hoạt động không thể thiếu khi tết đến xuân về. Không phải gia đình nào cũng có cách trang trí giống nhau, điều này thể hiện rõ ở việc cách bày trí bàn thờ ở mỗi miền có sự khác nhau.

Bàn thờ ngày tết miền Bắc

Cách trưng bày bàn thờ ngày tết đơn giản và đẹp mắt
Cách bày trí, chuẩn bị đồ vật của các gia đình miền Bắc

Ở miền Bắc bàn thờ ngày tết thường sẽ trang trí khá cầu kỳ và đầy đủ. Hai cây đèn thờ cần đặt trước lọ hoa và hướng ra ngoài để tăng thêm sinh khí. Đồ cúng cơ bản gồm có: Hoa tươi, hương nhang, giấy vàng, 3 chén nước và 3 chén rượu.

Mẫu ngũ quả gồm: Chuối được gắn xung quanh là quất hoặc quýt thay thế, bưởi có đủ cuống và lá ngoài ra còn có thêm đào, hồng, thanh long,…để tăng độ cân đối, hài hòa cho mâm quả.

Bàn thờ ngày tết miền Trung

Cách trưng bày bàn thờ ngày tết đơn giản và đẹp mắt
Cách bày trí, chuẩn bị đồ vật của các gia đình miền Trung

Bàn thờ miền Trung khác ở chỗ mâm ngũ quả thường trưng bày những loại quả có vị ngọt, lâu hỏng, hình dạng tròn. Ngoài ra còn thêm một số loại bánh truyền thống và các loại đồ cúng khác.

Bàn thờ ngày tết miền Nam

Cách trưng bày bàn thờ ngày tết đơn giản và đẹp mắt
Cách bày trí, chuẩn bị đồ vật của các gia đình miền Nam

Bàn thờ ngày tết ở miền nam không cần quá cầu kỳ như miền Bắc hay miền Trung. Nhưng vẫn phải đảm bảo mâm ngũ quả phải có đủ các loại trái cây gồm: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Bởi nó mang ý nghĩa, nguyện vọng của gia chủ đó là “Cầu dừa đủ xài, phát tài phát lộc, gia đình sung túc”.

Hướng dẫn cách chưng bàn thờ ngày tết

Dưới đây là các bước hướng dẫn quý vị tiến hành chưng bàn thờ ngày tết như sau:

Lau chùi, dọn dẹp bàn thờ

Cách trưng bày bàn thờ ngày tết đơn giản và đẹp mắt
Dọn dẹp, lau chùi bàn thờ để đón tết, cần hoàn thiện trước đêm giao thừa

▶️ Một bàn thờ sạch sẽ thì sẽ thơm cho cả năm, đây là công việc mà trước khi trang trí bàn thờ bạn cần phải thực hiện mới giúp nhận thêm được nhiều tài lộc, may mắn đến cho gia đình.

▶️ Việc dọn dẹp thường được làm sau ngày 23 tháng Chạp, cần phải hoàn thiện xong trước đêm giao thừa để tránh phạm vào những việc kỵ đầu năm.

▶️ Có thể dùng nước gừng và với rượu để lau chùi hoặc nước ấm thay cho rượu dành cho những nhà thờ Phật.

Chuẩn bị một số đồ lễ cúng vào các ngày Tết

Cách trưng bày bàn thờ ngày tết đơn giản và đẹp mắt
Chuẩn bị mâm đồ cúng đặt trên bàn thờ vào ngày tết

▶️ Vàng mã, quần áo, tiền giấy, hương nhang (nhang đen dạng cây và nhang cuốn). Khi chọn nhang mọi người nên chọn những loại có mùi hương dịu nhẹ để tránh làm ảnh hưởng đến xúc giác vào đầu năm.

▶️ Chuẩn bị từ một đến hai bình hoa, loại hoa nên chọn có thể là: Hoa lay ơn, hoa cúc, hoa ly, hoa cát tường, cành mai, cành đào,…

▶️ Bánh kẹo, trầu cau, vôi trắng có đủ, bình rượu và bình trà.

▶️ Chuẩn bị một mâm cỗ tết để cúng như: Gà luộc nguyên con (nên chọn gà trống có mào đẹp, chân không dị tật, khỏe mạnh, khi luộc chú ý phần chân phải cụp, không cho xòe, vì quan niệm chân gà mà xòe gia đình sẽ gặp chuyện xui rủi hoặc có thể là đại tang). Bát miến nấu với canh măng, đĩa giò, đĩa nem, xôi…Mâm cúng không nhất thiết phải hoàn toàn món mặn mọi người có thể cúng bằng các món chay cũng được. Và một món không thể thiếu vào ngày tết đó là bánh chưng, bánh tét.

Trang trí lên bàn thờ ngày tết

▶️ Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi hết đồ vật cũng như các món ăn để cúng, mọi người tiến hành trang trí, đặt đúng vị trí phù hợp.

▶️ Bình hoa được đặt cạnh di ảnh, mâm ngũ quả đặt trước bát hương, cặp đèn dầu hoặc cặp nến được đặt hai bên phía ngoài của bàn thờ, dưới hai bên cây đền có thể đặt vàng mã, bánh kẹo, còn xung quanh phần trống còn lại sẽ để đồ cúng.

▶️ Sau khi trưng bày xong, mọi người cần kiểm tra lại một lần nữa xem có thiếu gì hay không, vị trí đã đúng hay chưa để hoàn thiện bàn thờ ngày tết chuẩn bị cho đêm giao thừa, mùng 1, 2, 3.

Những nguyên tắc khi chưng bàn thờ ngày tết

Khi chuẩn bị bàn thờ ngày tết, để đảm bảo có một cái tết trọn vẹn, không bị vi phạm mọi người cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

✅ Lựa chọn vị trí đặt bàn thờ hợp lý, tốt nhất vẫn nên để bàn thờ một riêng hoặc có thể bố trí tại phòng khách, tuyệt đối không đặt bàn thờ ở phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn.

✅ Bàn thờ nên ở nơi trung tâm và cao nhất trong nhà vì điều này thể hiện sự thành kính, là nơi ngự vị của tổ tiên trong gia đình.

✅ Chổi quét, khăn lau dùng để dọn dẹp, lau chùi bàn thờ cần phải sử dụng riêng, không chung đụng.

✅ Luôn giữ cho gian thờ được sạch sẽ, thoáng mát thể hiện được sự tôn kính, giữ gìn quan niệm tâm linh.

Những điều cần kiêng kỵ lên bàn thờ ngày tết

Bàn thờ ngày tết rất tâm linh, không phải cái gì cũng có thể bày trí trên bàn, có một số đại kỵ mà mọi người cần tránh để không phạm vào những điều xấu gây ảnh hưởng đến cả một năm.

✅ Không nên chọn những bông hoa đã nở to hoặc chưng hoa giả lên bàn thờ. Khi trưng hoa lên bàn thờ cần tỉa bớt lá, cắm bông sao cho cân xứng vừa mắt. Bình bông càng to thì sức chứa của bàn thờ phải rộng và chịu được sức nặng, không nhồi nhét quá nhiều gây ra tình trạng sập bàn.

✅ Trước khi trang trí cho bàn thờ cần chú ý vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ tránh để người lấm lém điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng với tổ tiên, các vị thần. Khi vệ sinh bàn thờ, rút chân nhang nhớ thắp nhang xin phép, đợi nhang tàn mới bắt đầu dọn và sau khi dọn xong cần thắp nhang cảm ơn lại lần nữa.

✅ Không đặt trên bàn thờ những món không liên quan.

✅ Hạn chế xê dịch bát hương quá nhiều vị trí, vì quan niệm dân gian cho rằng việc di chuyển bát hương là điều không tôn trọng, sẽ khiến cả năm đó sự nghiệp không mấy suôn sẻ, gặp hạn.

✅ Nếu có ý định treo đèn lên bàn thờ cần chú ý chọn những đèn có ánh sáng vừa phải, không lòe loẹt, tốt nhất vẫn nên chọn những bóng màu vàng sẽ khiến không gian trở nên ấm cúng và phù hợp với nơi linh thiêng như bàn thờ hơn.

Bàn thờ ngày tết không chỉ là nơi tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ người đã khuất mà còn là biểu tượng cho sự gắn kết gia đình, giá trị văn hóa truyền thống của người Việt ta. Thông qua bài viết trên, AQ đã giúp quý vị hiểu rõ hơn về ý nghĩa về bàn thờ vào ngày tết, cách chuẩn bị và trưng bày sao cho phù hợp. Hãy luôn giữ gìn, bảo vệ và tôn trọng nét đẹp văn hóa này để các thế hệ sau hiểu và phát huy truyền thống tốt đẹp này của dân tộc ta nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *