Ý nghĩa cây nêu ngày tết cổ truyển trong văn hóa Việt Nam

Ý nghĩa cây nêu ngày tết cổ truyển trong văn hóa Việt Nam

23/11/2023

Kích thước chữ

Ý nghĩa cây nêu ngày Tết theo dân gian cho biết nhằm để ngăn ngừa và phòng tránh quỷ từ vùng biển Đông vào bên trong đất liền.

Cây nêu thường được đem trồng trước sân vào mỗi dịp Tết đến, và treo trên ngọn cây một vòng tròn có màu đỏ, kèm theo nhiều vật dụng có tính biểu tượng theo từng địa phương và vùng miền. Bà con hãy cùng AQ tìm hiểu về ý nghĩa của cây nêu trong ngày Tết và những vấn đề xung quanh cây nêu nhé!

Tìm hiểu về ý nghĩa cây nêu ngày Tết

Ý nghĩa cây nêu ngày tết trong văn hóa Việt Nam
Hình ảnh cây nêu ngày Tết, được bà con trang trí treo trước nhà

Ý nghĩa cây nêu ngày Tết có thể nhiều bà con sẽ chưa biết đến, theo quan niệm của dân gian cho biết rằng cây nêu là một biểu tượng rất thiêng liêng vào mỗi dịp Tết đến xuân về.

Trong ngày lễ cổ truyền ý nghĩa cây nêu là điểm tựa tinh thần, gửi những lời gửi gắm, mong ước tốt đẹp, bắt đầu một năm mới bình an và thuận buồm xuôi gió.

Nguồn gốc của cây nêu ngày Tết

Cây nêu đã xuất hiện từ rất lâu đặc biệt là trong truyện cổ tích Việt Nam ta, với ý nghĩa bảo vệ con người trước quỷ dữ.

Theo sự tích của Nguyễn Đổng Chi về sự tích cây nêu ngày Tết rằng từ thời xa xưa, khi loài quỷ tấn công và xâm nhập đất đai, con người chỉ được ăn nhờ ở đậu trên chính mảnh đất của mình.

Loài quỷ độc ác bắt người dân phải nộp lệ cho chúng, thế nên sau mỗi vụ gặt phải nộp cho chúng chỉ còn trơ gốc. Được phật gợi ý, con người đã chuyển sang trồng khoai, đến vụ gặt kế tiếp, con người thì nhận được đóng khoai ngon, còn quỹ chỉ nhận được cây và lá khoai.

Vào mùa tiếp theo Qủy lại ra lệnh “ăn gốc cho ngọn” con người lại chuyển sang trồng lúa. Qủy trở nên tức giận với hành động của con người nên đã phán mùa sau sẽ ” ăn cả gốc lẫn ngọn”.

Lúc này con người đã chuyển sang trồng ngô lấy bắp. Sau đó con người đã tiếp tục giao ước với quỷ, con người sẽ tậu một mảnh đất vừa với bóng của chiếc áo cà sa, áo che bóng đến đâu thì sẽ lấy bấy nhiêu diện tích, thuộc quyền sử dụng của ngời.

Con người lại trồng một cây tre, phía trên một chiếc áo cà sa, cây tre được làm phép cứ thế mà lan rộng ra, và rồi quỷ lui mãi không phạm vào đất người. Sau đó chúng đã bị lá dứa đánh vào người, bị vô và bột ném cho cay mặt, chảy mãi ra tới biển đông, chúng phải cúi đầu xin một năm được vài ngày vào đất liền để thăm phần mộ của tổ tiên.

Thế nên hàng năm cứ vào dịp Tết Nguyên đán là quỷ lại kéo vào đất liền, nên người dân đã trồng cây nêu để quỷ không dám bén mảng đến chỗ của con người sinh sống. Và đó là sự tích của cây nêu, bên cạnh đó còn mang nhiều ý nghĩa khác trong đời sống.

Đặc điểm của cây nêu ngày Tết 

Ý nghĩa cây nêu ngày tết trong văn hóa Việt Nam
Giới thiệu đến bà con một số loại cây được dùng làm cây nêu

Cây nêu là loại cây rất thân thuộc với người dân Việt Nam mỗi khi Tết đến. Ngoài ra, cây nêu còn gắn liền với các lễ hội khác của làng, địa phương,…

Thông thường cây nêu của người Kinh thường được dùng cho một số loại cây tre, bương,… Những cây có độ cao từ 5-6m, được tỉa sạch các nhánh và lá. Còn với người dân tộc thiểu số, thì lại thường chọn những loại cây gỗ chắc chắn, được vẽ quanh thân cây và có tua đại.

Trên ngọn cây nêu thường sẽ được treo một vòng tròn nhỏ và tùy theo phong tục của từng địa phương, và vòng tròn này có thể thay thế bằng nhiều vật dụng khác.

Ý nghĩa cây nêu ngày Tết trong đời sống và phong thủy

Ý nghĩa cây nêu ngày tết trong văn hóa Việt Nam
Ý nghĩa của cây nêu ngày Tết đã gắn bó với người dân Việt Nam từ xa xưa đến nay

Ý nghĩa cây nêu ngày Tết được bắt nguồn từ Sự tích cây nêu ngày Tết trong kho tàn văn học của Việt Nam.

Theo sự tích cây nêu là biểu tượng của sự đấu tranh giữ thiện và ác nhằm đấu tranh bảo vệ một cuộc sống bình yên, an lành một năm.

Vào mỗi dịp Tết là lúc thần linh về trời, cho nên cây nêu được xem là vật để phòng và cảnh giác, chống lại ác quỷ xâm nhập.

Theo thời gian ngày cao hiện đại, cùng với sự phong phú về lễ cúng, thế nên đã được treo nhiều loại vật có ý nghĩa khác nhau. Cây nêu được xem là vật để kết nối với đất trời, mang hàm ý về lãnh thổ con người Việt Nam ta.

Theo quan niệm xưa, cây nêu là biểu tượng của sự uy quyền, nhà nào quyền lực nhất sẽ có cây cao nhất. Những cuộc sống ngày càng hiện đại cây nêu vào mỗi dịp Tết đang bị mất dần, và được thay thế bằng những cành hoa mai và hoa đào trưng bày trong gia đình. Cây nêu chỉ còn lác đác tại một số nơi ở những vùng quê, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số thuộc vùng Tây Nguyên hay thượng du Bắc Bộ.

Ý nghĩa cây nêu ngày Tết theo quan niệm truyền thống

Ở miền bắc cây nêu thường được người Kinh dựng vào ngày 23 âm lịch là ngày đưa ông Táo về trời với quan niệm rằng lúc ông Táo không có ở đây sẽ có ma quỷ tấn công đến nhà mình và quấy nhiễu.

Với người Mường cây thường được trồng vào ngày 28 âm lịch. Dân tộc Sán Diu được dùng làm lễ cầu mưa, vào mùa thu khi người dân đã thu hoạch xong, người đồng bào sẽ tổ chức lễ Đàm phán để tạ ơn trời đất và mang đến sự may mắn và bình yên.

Nguyên cây nêu xuất hiện là để phòng trừ ma quỷ, những ý nghĩa thật sự của cây nêu với người dân việt Nam còn rộng hơn thế nữa.

Hướng dẫn cách dựng mang trọn ý nghĩa cây nêu ngày Tết

Ý nghĩa cây nêu ngày tết trong văn hóa Việt Nam
Hướng dẫn bà con các dựng cây nêu đúng các và mang trọn ý nghĩa

Để giữ trọn ý nghĩa cây nêu ngày Tết, bà con cần dựng cây vào ngày 23 tháng chạp, nên chọn những cây dài khoảng 5-6 mét và phải có đốt, với ý nghĩa là bậc thang đi lên vừa với thần linh, mang sinh khí của đất trời.

Nên chọn những cây tre già. to và thẳng đứng không được cục ngọn. Trên thân cây được trang trí các phướn, đèn lồng, niêu đất chứa vôi bên trong, câu đối,…

Bên dưới gốc cây nêu được rắc bột và vôi trắng tạo thành vòng tròn, hoặc rắc theo hình cánh cung mũi tên hướng ra cổng để có thể xua đuổi tà mà.

Trên ngọn của cây nêu sẽ treo một vòng tròn nhỏ và trên vòng sẽ có một vòng tròn và treo một số đồ vật khác như vàng mã, nhanh xương rồng, lá dứa, giỏ tre đựng vôi và trầu cau,…

Cây nêu sẽ được hạ vào ngày 7 tháng giêng, trước khi tiến hành hạ nêu, cần tránh động thổ nhằm để cho đất có thể tích tụ sinh khí, tăng phì nhiêu và sau khi hạ nêu.

Vậy bài viết trên AQ đã chia sẻ với bà con về ý nghĩa cây nêu ngày Tết, nguồn gốc cây nêu ngày Tết từ đâu? Hãy vào website:nguyenlieusinhhic.com, luôn có nhiều bài viết liên quan về cây nêu cho bà con tham khảo nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *