Xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân hữu cơ với Ô Hai Tầng
Kích thước chữ
Xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học Ô Hai Tầng giúp loại bỏ những gốc rơm rạ trên đồng ruộng, phân hủy chuyển hóa thành phân bón hữu cơ có lợi cho đất canh tác. AQ sẽ hướng dẫn cho bà con cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch để chuyển hóa thành nguồn phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, xin mời bà con hãy cùng kỹ sư AQ đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Tìm hiểu về cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch
Sau khi kết thúc vụ thu hoạch lúa, trên nhiều cánh đồng là hình ảnh khói bụi mịt mù từ thói quen đốt rơm rạ của bà con nông dân. Tình trạng đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng sau mỗi mùa thu hoạch sẽ gây ô nhiễm môi trường mà các chất hữu cơ có trong rơm rạ khi bị đốt sẽ biến thành các chất vô cơ làm cho đất ruộng bị khô, chai cứng, làm giảm khả năng chống chịu, giảm năng suất lúa ở mùa vụ kế tiếp và gây mất cân bằng hệ sinh thái.
Khói do đốt rơm rạ thường không cháy thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO (khí độc). Khi con người hít vào về lâu dài sẽ gây ra các bệnh phổi nghẽn mãn tính, ung thư phổi,… Không chỉ gây hại cho sức khỏe con người mà việc đốt rơm rạ sẽ gây ra những ảnh hưởng như cháy ruộng, cháy nhà,… Với những đồng ruộng gần đường đi thì sẽ gây ảnh hưởng đến tầm nhìn với những người đang tham gia giao thông, làm tăng nguy cơ gây tai nạn.
Với những ảnh hưởng nghiêm trọng như trên, bà con cần tìm hiểu các biện pháp xử lý, phân hủy rơm rạ nhanh, đúng cách để bảo vệ năng suất mùa vụ và sức khỏe con người nhé.
Lợi ích của việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch
Nếu như bà con biết cách tận dụng, xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng thì sẽ mang đến rất nhiều lợi ích như:
▶️ Làm phân bón, có thể bón trực tiếp cho đồng ruộng hoặc các loại cây trồng khác, giúp tăng tính bền vững và cải thiện được chất lượng đất.
▶️ Hỗ trợ tăng năng suất thu hoạch và giúp tiết kiệm chi phí mua thuốc BVTV, phân bón hóa học,…
▶️ Sử dụng rơm rạ để tạo độ phì cho đất trồng
▶️ Tận dụng rơm rạ để làm vật liệu vận chuyển
▶️ Ngoài ra, bà con có thể tận dụng cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch để làm nấm rơm, dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, làm đệm lót sinh học, vật liệu để phủ đất để giúp giữ ẩm, ngăn ngừa cỏ dại và giải xói mòn.
▶️ Có thể thấy rằng việc phân hủy xử lý rơm rạ trên đồng ruộng đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích để phát huy hiệu quả về năng suất thu hoạch, đồng hạn giúp hạn chế được những tác động gây ô nhiễm môi trường, gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người.
Hướng dẫn cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ
Dưới đây, kỹ sư AQ chia sẻ đến quý bà con một số phương pháp giúp xử lý rơm rạ trên đồng ruộng, đã được nhiều người áp dụng hiệu quả trong nhiều mùa vụ:
Ủ rơm rạ với phân chuồng để làm phân bón hữu cơ
✅ Sau mùa vụ kết thúc, bà con có thể ủ rơm rạ ngay tại đồng ruộng với các loại phân chuồng và kết hộ với một số chất vi sinh vật có lợi khác để để làm phân bón hữu cơ bón cho chính đồng ruộng hoặc các loại cây trồng khác.
✅ Ủ rơm rạ để làm phân bón hữu cơ là một phương pháp xử lý thân thiện với môi trường, giúp cải thiện được chất lượng đất và giảm chi tiết mua phân bón cho nông dân.
Ủ rơm rạ với chế phẩm sinh học
✅ Bà con có thể tiến hành ủ rơm rạ ngay trên đồng ruộng với các chế phẩm sinh học. Các chế phẩm sinh học có chứa hàng nghìn vi sinh vật có lợi, có khả năng phân giải tốt xenlulo.
✅ Qua đó, có thể cung cấp được chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, tăng độ màu mỡ của đất trồng.
✅ Khi ủ rơm rạ với các chế phẩm sinh học không gây ảnh hưởng xấu đến con người, động vật, thực vật, hệ sinh thái xung quanh cũng như chất lượng của nông sản.
Xử lý rơm rạ để làm chất hữu cơ cho đất
✅ Quy trình xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng để làm chất hữu cơ bổ sung cho đất trồng được áp dụng ở những khu vực đồng ruộng chủ động được nguồn nước.
✅ Xử lý rơm rạ ngay tại ruộng có tác dụng tăng cường quá trình phân giải rơm rạ thành mùn hữu cơ.
✅ Qua đó nâng cao được độ phì của đất ruộng, giảm thiểu tình trạng ngộ độc hữu cơ, tăng cường chất dinh dưỡng trong đất và giảm thiểu tình trạng phát sinh cỏ dại trong suốt thời gian nghỉ chuyển vụ.
Hiệu quả nhanh khi xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học
▶️ Quy trình xử lý rơm rạ trên đồng ruộng theo hướng truyền thống vừa tốn nhiều công sức, lại không phát huy hết những công dụng của chất hữu cơ có trong rơm rạ.
▶️ Minh chứng đó là nhiều ruộng lúa đã xảy ra tình trạng vàng lá thiếu sức đề kháng, chống chịu lại bệnh hại kém,… do đất trồng không còn nhiều dưỡng chất nữa.
▶️ Thấy được những ảnh hưởng rất nghiêm trọng của việc đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng, nên nhiều bà con nông dân đã chuyển dần sang việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học để xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng, với những ưu điểm có lợi cho mùa vụ mà không gây hại đến sức đề khỏe của con người.
▶️ Sử dụng các chế phẩm sinh học để phân xử lý rơm rạ để có hiệu quả nhanh trong việc phân giải các chất hữu cơ thành chất mùn, chất dinh dưỡng mà cây lúa dễ hấp thu được và còn giúp hạn chế được tình trạng ngộ độc hữu cơ, đồng ruộng không bị vàng lá. nghẹt rễ.
Thuốc xử lý rơm rạ sau thu hoạch Ô Hai Tầng hiệu quả, an toàn
Việc sử dụng sản phẩm sinh học Ô Hai Tầng sẽ giúp bà con xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng làm tăng hiệu quả kinh tế, cải tạo đất, hạn chế được bệnh hại mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mời quý bà con tiếp tục theo dõi những nội dung bên dưới đây:
Thành phần của thuốc xử lý rơm rạ trên đồng ruộng Ô Hai Tầng
➡️ Chất hữu cơ: 15%
➡️ Trichoderma spp: 1×10^6 CFU/g
➡️ Độ ẩm: 30%
➡️ pHH2O: 5
➡️ Chế phẩm Ô Hai Tầng được sản xuất ra từ hàng nghìn vi sinh có lợi như: Actinomycetes sp; Aspergillus sp; Saccharomyces cerevisiae; phối trộn cùng với hàng nghìn vi sinh vật hữu cơ khác.
Công dụng của thuốc xử lý rơm rạ trên đồng ruộng Ô Hai Tầng
➡️ Giúp phân hủy, xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng sau khi thu hoạch
➡️ Phân giải nhanh những chất khó tan do việc sử dụng phân bón hóa học như: kali, lân,… giúp đất dễ hấp thụ hơn.
➡️ Hỗ trợ tăng độ phì, màu mỡ cho đất, cải thiện độ thông thoáng, tơi xốp cho đất trồng trong vụ kế tiếp.
➡️ Tăng cường lượng vi sinh hữu cơ giúp đất trồng ức chế, tiêu diệt những loại nấm bệnh như: khô vằn, bạc lá, đạo ôn, đốm sọc vi khuẩn,…
➡️ Bên cạnh việc phân hủy rơm rạ thì chế phẩm Ô Hai Tầng còn giúp bà con xử lý nhanh các loại lúa cỏ, lúa ma hiệu quả, đạt kết quả lên đến 80%.
Hướng dẫn sử dụng thuốc xử lý rơm rạ trên đồng ruộng Ô Hai Tầng
➡️ Để thực hiện cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch bà con cần sử dụng sản phẩm Ô Hai tầng trộn đều với 2-3 kg phân lân hay các loại phân bón khác.
➡️ Tiến hành rải đều lên trên bề mặt ruộng hoặc có thể hòa tan cùng với nước để phun lên trên bề mặt ruộng.
➡️ Liều lượng sử dụng: Gói Ô Hai Tầng 225g sử dụng cho 1 công hay 2-3 sào ruộng.
➡️ Có thể kết hợp với các sản phẩm sinh học khác tại nhà AQ để nâng cao hiệu quả xử lý rơm rạ.
➡️ Khi dùng còn dư sản phẩm cần buộc chặt, bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, tránh xa tầm tay trẻ em.
Trên đây là một số biện pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch để biến rơm rạ thành những hợp chất hữu cơ có lợi cho đất trồng và năng suất lúa, cũng như cách sử dụng chế phẩm sinh học Ô Hai Tầng sao cho hiệu quả nhất. Mong rằng với những thông tin mà kỹ sư AQ chia sẻ, bà con có thể tận dụng xử lý rơm rạ một cách triệt để, tránh việc đốt rơm rạ ngay tại ruộng.