Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha ngừa thối và bướu rễ

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha ngừa thối và bướu rễ

14/04/2025

Kích thước chữ

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha được sử dụng khi cây lúa có dấu hiệu chậm phát triển, vàng lá, rễ sưng u hoặc thối rữa do tuyến trùng gây ra. Đây là loài sinh vật tấn công âm thầm dưới đất, làm suy kiệt bộ rễ và khiến cây mất khả năng hấp thu dinh dưỡng, giảm năng suất nghiêm trọng.

Vì thế việc sử dụng đúng thuốc sẽ giúp tiêu diệt tuyến trùng kịp thời, phục hồi và bảo vệ mùa lúa an toàn, bền vững. Dưới đây là bài viết giúp bà con lựa chọn sản phẩm trị lúa bị tuyến trùng rễ hiệu quả và kết hợp với các biện pháp chăm sóc nhằm hỗ trợ tiêu diệt tuyến trùng gây bệnh.

Nội dung bài viết

Tìm hiểu về thuốc trị tuyến trùng rễ lúa

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha, hỗ trợ cải tạo đất
Điều trị tuyến trùng hại rễ cây lúa bằng thuốc đặc trị giúp tiêu diệt triệt để và bảo vệ bộ rễ

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa là chế phẩm chuyên dùng để tiêu diệt và ức chế tuyến trùng ký sinh ở rễ cây lúa, chúng gây ra hiện tượng sưng u, thối rễ và làm cây phát triển kém. Loại thuốc này được dùng bằng cách tưới gốc hoặc trộn vào đất trong quy trình cải tạo lại đất nhằm bảo vệ bộ rễ, giúp lúa phục hồi nhanh và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Tuyến trùng hại rễ lúa như thế nào?

Tuyến trùng hại rễ lúa là loài sinh vật dạng giun tròn, siêu nhỏ, sống trong đất và tấn công trực tiếp vào bộ rễ cây lúa. Khi ký sinh, chúng chích hút dịch rễ, gây sưng u, làm rễ thối, giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng.

Cây lúa bị tuyến trùng gây hại thường chậm lớn, vàng lá, đẻ nhánh kém và cho năng suất thấp. Chúng phát triển mạnh ở đất thoái hóa, canh tác liên tục không luân canh và khó phát hiện bằng mắt thường.

Nguyên nhân dẫn đến lúa bị tuyến trùng rễ

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha, hỗ trợ cải tạo đất
Nguyến nhân khiến rễ cây lúa nổi sần, kém hấp thu dinh dưỡng và thậm chí thối là do tuyến trùng có tên Meloidogyne graminicola gây ra

Nguyên nhân chính do tuyến trùng Meloidogyne graminicola gây ra, chúng thuộc loại tuyến trùng nội ký sinh, ấu trùng ở dạng con sán (lãi) kim. Khi chúng lớn lên, con tuyến trùng cái sẽ đổi thành dạng hình quả lê, còn tuyến trùng đực vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu là lãi kim.

Loài tuyến trùng này, chúng sẽ đẻ trứng trong bướu, mỗi bướu có từ 62 con tuyến trùng. Vòng đời của chúng có thể từ 26 – 51 ngày.

Môi trường và yếu tố hình thành tuyến trùng hại rễ lúa

Các yếu tố ảnh hưởng khiến lúa bị tuyến trùng rễ chủ yếu xuất phát từ điều kiện đất đai, cách canh tác và môi trường thuận lợi cho tuyến trùng phát triển.

➡️ Đất canh tác liên tục nhiều vụ, không luân canh cây trồng khiến tuyến trùng tích tụ ngày càng nhiều.

➡️ Đất chua, phèn, mặn hoặc thoát nước kém là môi trường lý tưởng để tuyến trùng sinh sôi.

➡️ Không xử lý đất trước khi gieo sạ, đặc biệt ở những ruộng đã từng bị nhiễm tuyến trùng.

➡️ Sử dụng giống nhiễm bệnh hoặc cây giống yếu, dễ bị tuyến trùng tấn công.

➡️ Lạm dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu khiến hệ vi sinh vật có lợi trong đất suy giảm, mất cân bằng sinh thái, tạo điều kiện cho tuyến trùng phát triển mạnh.

Các bệnh ở cây lúa do tuyến trùng hại rễ gây ra

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha ngừa thối và bướu rễ
Tuyến trùng tấn công rễ gây ra các vết thương hở tạo điều kiện nấm, khuẩn xâm nhập khiến cây lúa bị bệnh

Tuyến trùng hại rễ là một trong những tác nhân gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng trên cây lúa, làm giảm năng suất và chất lượng hạt lúa khi thu hoạch, là nguyên nhân khiến rễ bị tổn thương, gây ra các vết thương hở, tạo điều kiện cho nấm, khuẩn, virus xâm nhập. Một số bệnh thường gặp ở cây lúa do tuyến trùng gián tiếp gây ra như: Bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh vàng lùn, bệnh thối rễ,…

Bệnh vàng lùn cây lúa

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha ngừa thối và bướu rễ
Cây lúa bị bệnh vàng lùn có biểu hiện lùn bất thường, lá nhỏ lại, dựng đứng và dần chuyển sang màu vàng.

Bệnh vàng lùn cây lúa là một trong những bệnh virus nguy hiểm nhất trên cây lúa, do virus Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra và được rầy nâu (Nilaparvata lugens) truyền từ cây bệnh sang cây khỏe thông qua hoạt động chích hút. Khi bị nhiễm bệnh, cây lúa có biểu hiện lùn bất thường, đẻ nhánh nhiều nhưng yếu, lá nhỏ lại, dựng đứng và chuyển sang màu vàng.

Nếu nhiễm bệnh sớm, cây có thể không trổ bông hoặc trổ rất muộn, tỷ lệ hạt lép cao khiến năng suất sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí mất trắng cả ruộng. Bệnh thường xuất hiện thành từng đám ở các khu vực rầy tập trung, lan dần theo đường bay của chúng.

Bệnh thối rễ lúa

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha ngừa thối và bướu rễ
Tuyến trùng xâm nhập khiến rễ bị thương, nấm khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây thối rễ trên cây lúa

Bệnh thối rễ lúa là bệnh phổ biến gây hại bộ rễ, làm cây lúa sinh trưởng kém, dễ đổ ngã và giảm năng suất. Bệnh do nhiều tác nhân gây ra, như nấm (Pythium, Fusarium, Rhizoctonia), vi khuẩn, và tuyến trùng hại rễ. Khi bị bệnh, rễ chuyển màu nâu đen, thối nhũn, dễ đứt; cây còi cọc, lá vàng, đẻ nhánh yếu. Tuyến trùng thường tấn công rễ trước, tạo vết thương, đây là cửa ngõ cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, khiến rễ lúa bị thối nhũn, đổi màu nâu đen, dễ bị kéo đứt.

Triệu chứng thường thấy là rễ lúa ít phát triển, chuyển màu sẫm, bị thối rữa, cây lúa sinh trưởng kém, lá vàng, đẻ nhánh yếu, dễ đổ ngã và còi cọc. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh hoặc khi cây lúa đang thiếu sức đề kháng do điều kiện đất hoặc dư lượng hóa chất. Bệnh thường xuất hiện ở đất ẩm, thoát nước kém hoặc canh tác liên tục.

Bệnh đạo ôn lúa

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha ngừa thối và bướu rễ
Bệnh đạo ôn trên cây lúa có biểu hiện: trên lá xuất hiện các vết bệnh hình thoi, giữa vết có màu xám tro, viền nâu

Bệnh đạo ôn lúa là một trong những bệnh hại nguy hiểm và phổ biến nhất trên cây lúa, do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, từ mạ đến trổ chín, nhưng thường gây hại nặng nhất ở thời kỳ lúa đẻ nhánh đến làm đòng.

Triệu chứng đặc trưng là các vết bệnh hình thoi trên lá, giữa vết có màu xám tro, viền nâu. Trên cổ bông hoặc cổ gié, bệnh gây thối, làm bông không trổ được hoặc lép trắng hoàn toàn gọi là đạo ôn cổ bông, gây mất năng suất nghiêm trọng. Bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều, ruộng rậm rạp, bón thừa đạm hoặc thời tiết se lạnh về đêm.

Bệnh khô vằn cây lúa

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha ngừa thối và bướu rễ
Bệnh khô vằn lá lúa khiến cây bị héo dần, sản lượng giảm, hạt lép không đạt tiêu chuẩn

Bệnh khô vằn cây lúa là bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra, xuất hiện phổ biến ở hầu hết các vùng trồng lúa, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao, ruộng bón nhiều đạm và dày lá.

Triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở phần bẹ lá sát gốc, với các vết bệnh hình bầu dục hoặc loang rộng, có màu xám tro ở giữa, viền nâu. Vết bệnh lan dần lên lá, thân và có thể lan rộng thành từng mảng, gây khô từng phần gọi là “khô vằn”. Khi bị nặng, lúa khô lá, héo cây, hạt bị lép, làm giảm năng suất đáng kể.

Nấm gây bệnh tồn tại trong đất và tàn dư cây vụ trước, lây lan qua nước hoặc tiếp xúc giữa các cây lúa. Đặc biệt, bệnh thường phát triển mạnh từ giai đoạn đứng cái đến làm đòng, trổ.

Bệnh bướu rễ lúa

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha ngừa thối và bướu rễ
Tuyến trùng Meloidogyne spp là nguyên nhân chính gây bệnh bướu rễ cây lúa

Bệnh bướu rễ lúa là một trong những bệnh do tuyến trùng gây ra, thường gặp ở các vùng trồng lúa có điều kiện đất thoái hóa, chua hoặc luân canh không hợp lý. Tuyến trùng (Meloidogyne spp.) xâm nhập vào rễ lúa, gây sưng phồng và hình thành các nốt sần (bướu) khiến bộ rễ bị tổn thương nghiêm trọng. Cây lúa mắc bệnh thường còi cọc, lá vàng, sinh trưởng chậm, dễ đổ ngã và năng suất giảm rõ rệt.

Biểu hiện bệnh: Rễ bị sưng phồng, xuất hiện các nốt sần to nhỏ bất thường (gọi là bướu rễ). Cây lúa sinh trưởng kém, lá vàng, còi cọc, dễ đổ ngã. Năng suất lúa giảm rõ rệt, hạt nhỏ, nhẹ và kém chất lượng. Đất trồng dễ bị chai, giữ nước kém, ảnh hưởng đến hệ rễ.

Dấu hiệu nhận biết ban đầu của tuyến trùng hại rễ lúa

Dấu hiệu nhận biết ban đầu khi cây lúa mới chớm bị tuyến trùng hại rễ thường rất khó phát hiện nếu không quan sát kỹ, nhưng bà con có thể lưu ý các biểu hiện sau:

▶️ Lúa sinh trưởng chậm, kém phát triển so với các bụi lúa xung quanh dù được chăm sóc giống nhau.

▶️ Lá chuyển vàng nhẹ, nhất là lá non, dù không phải lúc nắng gắt hay thiếu phân.

▶️ Rễ bị sưng u, phình to hoặc có các nốt nhỏ bất thường nếu nhổ lên kiểm tra.

▶️ Rễ non dễ gãy, bị thối nhũn hoặc có màu nâu sẫm, không trắng khỏe như bình thường.

▶️ Cây dễ bị ngả, rễ bám đất kém, kém khả năng hút nước và dưỡng chất.

▶️ Thường xuất hiện lẻ tẻ từng cụm trong ruộng, dễ nhầm với biểu hiện thiếu phân hoặc đất xấu.

▶️ Chúng thường tấn công ngay ở giai đoạn mạ hoặc đẻ nhánh, cần phát hiện sớm để nhanh chóng xử lý kịp thời và giảm thiệt hại về sau.

Dấu hiệu nhận biết rễ lúa bị tuyến trùng xuất hiện gây hại

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha, hỗ trợ cải tạo đất
Một số dấu hiệu nhận biết cây lúa đã bị tuyến trùng gây hại thông qua lá, gốc và rễ

Khi cây lúa đã bị nhiễm tuyến trùng rễ nặng, các triệu chứng trở nên rõ rệt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng:

▶️ Lá vàng toàn bộ, từ gốc đến ngọn, lá đứng cứng hoặc rũ xuống, lúa lùn thấp hơn bình thường.

▶️ Rễ bị sưng nhiều điểm, biến dạng, thối đen, rễ non hầu như không phát triển.

▶️ Cây mất khả năng đẻ nhánh, chậm trổ hoặc trổ không đều, số bông ít và ngắn.

▶️ Năng suất giảm mạnh, nhiều chỗ ruộng trơ gốc, mất trắng hoàn toàn nếu không xử lý kịp.

▶️ Cây héo dần từng cụm, dù đủ nước và phân, thường thấy rõ vào giữa vụ.

▶️ Phản ứng chậm hoặc không phục hồi khi bón phân bổ sung hoặc tưới dưỡng rễ.

Tác hại của bệnh tuyến trùng rễ gây ra trên cây lúa

Tuyến trùng hại rễ lúa gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cây trồng và năng suất vụ mùa:

❌ Làm tổn thương bộ rễ, khiến cây không hấp thụ được nước và dinh dưỡng, dẫn đến còi cọc, kém phát triển.

❌ Giảm sức đề kháng của cây, dễ mắc thêm các bệnh do nấm, vi khuẩn tấn công qua vết thương ở rễ.

❌ Giảm tỷ lệ đẻ nhánh, lúa ít trổ hoặc trổ không đều, bông ngắn, hạt lép nhiều.

❌ Năng suất sụt giảm mạnh, có thể mất từ 20–40% sản lượng, thậm chí mất trắng nếu nhiễm nặng.

❌ Làm suy thoái đất, khiến tuyến trùng tồn lưu nhiều năm nếu không xử lý triệt để, gây khó khăn cho những vụ sau.

❌ Tăng chi phí sản xuất, do phải phun xịt thuốc, bón phân hồi phục, chăm sóc bổ sung nhưng hiệu quả vẫn thấp.

Vai trò của thuốc trị tuyến trùng rễ lúa sinh học

Tầm quan trọng của thuốc trị tuyến trùng rễ lúa rất quan trọng trong việc bảo vệ và phục hồi cây lúa khi bị tuyến trùng tấn công. Dưới đây là những lợi ích khi sử dụng thuốc trị tuyến trùng giúp ích cho cây lúa như sau:

✅ Tiêu diệt hoặc ức chế tuyến trùng gây hại, ngăn chặn chúng tiếp tục phá hoại bộ rễ.

✅ Phục hồi rễ lúa, giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, thúc đẩy sinh trưởng trở lại.

✅ Ngăn lan rộng mầm bệnh, bảo vệ phần ruộng chưa bị nhiễm và giảm thiểu thiệt hại năng suất.

✅ Tạo điều kiện cho lúa phát triển khỏe, đẻ nhánh mạnh, trổ đều và cho bông chắc hạt mẩy.

✅ Duy trì độ màu mỡ của đất, nhất là khi kết hợp thuốc sinh học giúp cân bằng hệ vi sinh.

TOP thuốc trị tuyến trùng rễ lúa tốt nhất hiện nay trên thị trường

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa hiện nay có rất nhiều loại, phổ biến nhất là hai nhóm chính sinh học và hóa học, mỗi loại sẽ có cơ chế, thành phần và hiệu quả khác nhau. Dưới đây là đặc điểm nổi bật của từng nhóm thuốc để bà con dễ dàng so sánh và áp dụng hiệu quả trong canh tác.

Thuốc sinh học Padave Cha trị tuyến trùng rễ cây lúa

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha ngừa thối và bướu rễ
Padave Cha giúp phòng trừ tuyến trùng hại rễ, hỗ trợ cải tạo đất, ngăn ngừa thoái hóa, bổ sung nhiều vi sinh có lợi

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha là chế phẩm sinh học an toàn, hiệu quả cao, được Công Ty Cổ Phần Trung Tâm Sinh Học AQ điều chế, sản xuất, khuyến nghị sử dụng trong phòng và trị tuyến trùng hại rễ lúa, đây cũng. Sản phẩm chứa các chủng nấm và vi sinh vật có lợi như Trichoderma spp, Paecilomyces spp, Verticillium spp, Chaetomium spp… cùng các hợp chất sinh học lên men từ vi khuẩn và nấm men như Bacillus subtilis, Actinomycetes sp, Saccharomyces cerevisiae. Ngoài ra, thuốc còn bổ sung các axit amin, axit fulvic và vi lượng dạng EDTA giúp cây hấp thụ dễ dàng.

Padave Cha có khả năng tiêu diệt tuyến trùng trong và ngoài rễ, đồng thời kích thích ra rễ mới, cải tạo đất, cân bằng pH và bảo vệ hệ vi sinh vật có lợi trong đất. Đây là giải pháp lâu dài, không gây độc hại cho cây và môi trường.

✅ Cách sử dụng: Hòa 1kg thuốc với 400–800 lít nước để tưới gốc trị tuyến trùng (dùng 2–3 lần/vụ), hoặc pha 1kg/800 lít nước để phòng bệnh (dùng định kỳ 3 lần/năm).

Thuốc sinh học Padave WP trị tuyến trùng rễ cây lúa

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha ngừa thối và bướu rễ
Padave WP cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy rễ phát triển khỏe mạnh, chống tái nhiễm và đất trở nên tơi xốp, phòng ngừa tuyến trùng gây hại.

Padave WP là sản phẩm sinh học đặc trị tuyến trùng rễ do Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp cung cấp, được sản xuất từ các chủng vi sinh vật có lợi như Trichoderma spp, Paecilomyces spp, Verticillium, Bacillus spp… kết hợp cùng 15% chất hữu cơ, giúp diệt tuyến trùng hiệu quả từ giai đoạn trứng, đồng thời phục hồi nhanh bộ rễ và cải tạo đất bạc màu, chai cứng.

Sản phẩm hoạt động bằng cách tạo “bẫy sinh học” trong đất, bám vào tuyến trùng để tiêu diệt chúng. Padave WP còn cung cấp dưỡng chất thúc đẩy rễ phát triển khỏe mạnh, chống tái nhiễm và tăng độ tơi xốp đất.

✅ Cách dùng: Hòa 15–25g Padave WP với 20 lít nước để tưới gốc hoặc trộn với phân hữu cơ để rải. Tưới 2–3 lần cách nhau 7–10 ngày để trị bệnh, hoặc 3–4 lần/năm để phòng ngừa.

Lưu ý: Giữ ẩm sau khi tưới, khuấy đều khi pha và tránh sử dụng phần cặn lắng. Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thuốc sinh học Paver trị tuyến trùng rễ cây lúa

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha ngừa thối và bướu rễ
Paver ngăn tuyến trùng xâm nhập gây bệnh lên cây, đặc biệt vào mùa mưa

Paver là chế phẩm sinh học được Công Ty TNHH Sinh Học Châu Á sản xuất, ứng dụng công nghệ vi sinh hiện đại để kiểm soát và tiêu diệt tuyến trùng gây hại rễ một cách hiệu quả và lâu dài. Sản phẩm chứa tổ hợp các chủng nấm đối kháng và nấm săn tuyến trùng như Paecilomyces spp., Verticillium spp., Trichoderma spp., Saccharomyces spp. với mật độ cao (1×10⁸ CFU/l), giúp tiêu diệt tuyến trùng ở mọi giai đoạn phát triển thông qua quá trình ký sinh và tiết enzyme phá hủy lớp vỏ chitin.

Ngoài khả năng tiêu diệt tuyến trùng, Paver còn phục hồi bộ rễ, cải thiện độ pH đất, tăng cường hệ vi sinh có lợi và giúp cây trồng chống chịu tốt hơn với bệnh hại, đặc biệt trong mùa mưa. Sản phẩm hoàn toàn an toàn cho người và môi trường.

✅ Cách dùng: Pha 1 lít với 400 lít nước tưới gốc cây bị bệnh, lặp lại sau 5–7 ngày. Với mục đích phòng bệnh, pha 1 lít với 600 lít nước và tưới 3–4 lần/năm.

Thuốc sinh học Nema trị tuyến trùng rễ cây lúa

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha ngừa thối và bướu rễ
Nema giúp đất trồng bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng, sản sinh nhiều vi sinh có lợi, tiêu diệt tuyến trùng gây hại

Nema là thuốc đặc trị tuyến trùng rễ được Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp VNFARM sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, với thành phần chứa các vi sinh vật có ích như Paecilomyces spp., Verticillium, Bacillus subtilis,… có khả năng phân giải photpho khó tan, xenlulo và cố định đạm. Sản phẩm chuyên dùng để diệt tuyến trùng gây u sần ở rễ, đồng thời cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp rễ phát triển mạnh, phục hồi nhanh sau tổn thương.

Nema giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp, hạn chế chai hóa và duy trì hiệu lực tiêu diệt tuyến trùng lâu dài mà không làm ảnh hưởng đến vi sinh vật có lợi trong đất. Thuốc an toàn cho người, động vật và thân thiện với môi trường.

✅ Cách dùng: Pha 25–50ml cho 20 lít nước, tưới đẫm vùng gốc 1–5 lít/gốc tùy cây, dùng định kỳ 2–3 lần/năm.

Cách chọn thuốc trị tuyến trùng rễ lúa phù hợp điều kiện canh tác

Không chỉ lựa chọn sản phẩm điều trị tuyến trùng rễ lúa phù hợp mà còn cần quan sát các đặc điểm vùng trồng, loại đất và giai đoạn cây bị nhiễm để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí:

Theo loại đất: Với đất phèn, mặn hoặc đất thịt nhẹ dễ giữ nước nên ưu tiên thuốc sinh học để cải thiện đất lâu dài, kết hợp phân hữu cơ giúp phục hồi rễ. Đất thoát nước kém cần thuốc có khả năng thẩm thấu tốt.

Theo vùng miền: Miền Tây (ĐBSCL) có khí hậu ẩm, tuyến trùng dễ phát sinh, nên dùng thuốc sớm, phòng ngừa từ đầu vụ. Miền Trung và Bắc Bộ cần linh hoạt theo mùa vụ, có thể kết hợp sinh học + hóa học để kiểm soát tốt hơn.

Theo thời điểm phát hiện bệnh: Vào giai đoạn mạ hoặc đẻ nhánh, bà con ưu tiên thuốc sinh học để cây phục hồi kịp thời, điều trị lâu dài, không gây độc hại. Còn giai đoạn trổ nếu cây lúa bị nhiễm tuyến trùng quá nặng, bà con nên chọn thuốc hóa học tác động nhanh, hạn chế lây lan.

Có nên kết hợp với nấm đối kháng & phân bón rễ? Câu trả lời là nên. Việc kết hợp các chế phẩm vi sinh như nấm Trichoderma, Bacillus… cùng phân hữu cơ, Humic sẽ giúp tái tạo rễ, cải thiện đất và tăng hiệu lực thuốc trị tuyến trùng rõ rệt.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa tuyến trùng rễ lúa hiệu quả

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha, hỗ trợ cải tạo đất
Áp dụng các phương pháp chăm sóc như: Luân canh, cày ải, lựa chọn giống khỏe,…nhằm ngăn ngừa tuyến trùng gây hại

Để hạn chế tuyến trùng lây lan hay tái phát qua nhiều vụ, ngoài việc dùng thuốc trị tuyến trùng rễ lúa, bà con nên áp dụng ngay các biện pháp canh tác bền vững như sau:

Luân canh cây trồng: Trồng xen hoặc luân canh với cây như đậu, lạc, hoặc cỏ vetiver (còn gọi là cỏ hương nhu, chống xói mòn, cải thiện chất lượng đất, ngăn ngừa sự lây lan của tuyến trùng) giúp cắt vòng đời tuyến trùng, cải tạo đất tự nhiên.

Cày ải, phơi đất, bón vôi: Sau mỗi vụ thu hoạch, cày đất sâu, để phơi nắng 1 – 2 tuần và kết hợp bón vôi sẽ giúp diệt trứng, kén tuyến trùng trong đất.

Bổ sung nấm đối kháng và vi sinh vật có lợi: Sử dụng các dòng vi sinh như Trichoderma, Bacillus, nấm trắng… giúp ức chế tuyến trùng và cải thiện hệ vi sinh đất.

Cải tạo đất bằng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học: Dùng phân chuồng ủ hoai, bùn vi sinh, humic hoặc chế phẩm sinh học để tăng độ phì, phục hồi bộ rễ và sức đề kháng cho cây lúa.

Chọn lựa hạt giống sạch bệnh: Hãy chọn hạt giống từ những ruộng khỏe mạnh, không lấy hạt từ các khu vực đang bị nhiễm bệnh để giảm nguy cơ lây lan.

Vệ sinh đồng ruộng: Đảm bảo tiêu hủy tất cả tàn dư cây bệnh, bao gồm rơm rạ, để tránh tình trạng bệnh lây lan từ các vật liệu này.

Ngập nước trong ruộng trước khi gieo sạ: Để ngập nước trong ruộng vài ngày trước khi chuẩn bị đất và gieo hạt, giúp tiêu diệt các mầm bệnh và tuyến trùng trong đất.

Giữ độ ẩm cho đất trong giai đoạn đẻ nhánh: Tránh để đất ruộng khô ráo, đặc biệt trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, để duy trì độ ẩm và tạo điều kiện phát triển tốt cho cây.

Kiểm soát phân bón trong giai đoạn đẻ nhánh: Tránh bón quá nhiều phân đạm và phân lân trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, vì điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của tuyến trùng.

Duy trì nước trong ruộng để ngăn chặn tuyến trùng: Đưa nước vào ruộng giúp hạn chế tuyến trùng di chuyển và giảm nguy cơ lây lan bệnh trong đất.

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha ngăn ngừa bướu rễ, thối rễ, vàng lùn

Thuốc trị tuyến trùng rễ lúa Padave Cha, hỗ trợ cải tạo đất
Thuốc Padave Cha giúp tiêu diệt tuyến trùng có trong đât gây hại vào rễ, giúp cây phục hồi nhanh và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn

Nhằm giúp tiêu diệt tuyến trùng hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính an toàn cho cây, không gây độc hại cho môi trường thì các chế phẩm sinh học là lựa chọn phù hợp được nhiều nhà vườn áp dụng. Công Ty Sinh Học AQ muốn giới thiệu đến bà con loại thuốc trị tuyến trùng rễ cây lúa Padave Cha chuyên diệt tuyến trùng, cải tạo đất hiệu quả.

Thành phần thuốc trị tuyến trùng hại rễ ở lúa Padave Cha

✅ Chất hữu cơ: 15%, Trichoderma spp 1×106CFU/g, Độ ẩm: 30%, pHH2O: 5.

✅ Padave Cha là sự kết hợp giữa các chủng nấm và vi sinh vật có lợi như: Paecilomyces spp, Verticillium spp, Trichoderma spp, Chaetomium spp. Ngoài ra, còn bổ sung các hợp chất sinh học được tạo ra từ quá trình lên men của các vi sinh vật như Actinomycetes sp, Bacillus subtilis, Rhodopseudomonas sp, Saccharomyces cerevisiae, cùng các loại axit amin, axit fulvic và các nguyên tố trung – vi lượng dưới dạng EDTA giúp tăng khả năng hấp thụ cho cây trồng.

Công dụng thuốc trị tuyến trùng hại rễ ở lúa Padave Cha

✅ Có khả năng kiểm soát cả tuyến trùng sống trong và ngoài rễ, đồng thời ức chế sự sinh trưởng và lây lan của chúng.

✅ Thúc đẩy cây ra rễ non, tăng cường sức khỏe rễ, cải thiện độ pH đất, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển, từ đó giảm áp lực tuyến trùng gây hại.

✅ Hiệu quả cao trong thời gian dài, không gây độc hại cho cây hay môi trường, góp phần cân bằng hệ sinh thái đất và hỗ trợ cây phát triển ổn định lâu dài.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị tuyến trùng hại rễ ở lúa Padave Cha

Phun trị tuyến trùng rễ hại lúa: 1kg pha với 400-800 lít nước, trực tiếp tưới vào vùng gốc dưới tán cây, dùng từ 2-3 lần để tiêu diệt và bảo vệ bộ rễ.

Phun phòng tuyến trùng rễ hại lúa: 1kg pha với 800 lít nước, tưới trực tiếp vùng gốc dưới tán cây, dùng 3 lần/năm để phòng trừ tuyến trùng và bảo vệ bộ rễ.

Trên đây là toàn bộ nội dung về thuốc trị tuyến trùng rễ lúa đã được Sinh học AQ trình bày chi tiết, cụ thể, giúp bà con có thể hiểu rõ về loại tuyến trùng này, vai trò của thuốc cũng như cách sử dụng làm sao để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Qua bài viết trên, AQ hy vọng quý nhà vườn có thể lựa chọn loại thuốc trị tuyến trùng phù hợp và áp dụng các biện pháp phòng trừ thành công để có được một vụ mùa bội thu, ruộng lúa khỏe mạnh.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Cải tạo đất, kích thích ra rễ mới, phục hồi và bảo vệ bộ rễ giúp rễ phát…
5.00 out of 5
350.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *