Hướng dẫn trồng tre lấy măng đúng kỹ thuật, mau nảy chồi
Kích thước chữ
Trồng tre lấy măng đang trở thành hướng đi bền vững cho nhiều nông hộ nhờ chi phí đầu tư thấp, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc và đầu ra ổn định. Với khả năng thích nghi tốt ở nhiều vùng khí hậu, cây tre không chỉ cho măng tươi quanh năm mà còn góp phần cải tạo đất, giữ nước và chống xói mòn.
Để đạt năng suất măng cao, chất lượng ngon, việc lựa chọn giống phù hợp, kỹ thuật chăm sóc đúng giai đoạn và thu hoạch đúng thời điểm là những yếu tố then chốt mà người trồng cần nắm vững. Chi tiết về cách trồng tre lấy măng sẽ Sinh học AQ trình bày cụ thể dưới bài viết sau đây.
Tìm hiểu về kỹ thuật trồng tre lấy măng

Cây tre là loại cây quen thuộc với nông thôn Việt Nam và ngày càng được khai thác mạnh mẽ với mục đích trồng tre lấy măng nhờ hiệu quả kinh tế ổn định. Ưu điểm của việc trồng tre lấy măng là chi phí đầu tư ban đầu thấp, ít phải chăm sóc phức tạp, cây chịu hạn tốt, ít sâu bệnh và có thể tận dụng đất đồi, đất nghèo dinh dưỡng. Một khi đã ổn định, vườn tre có thể cho măng năng suất cao liên tục từ 15–20 năm.
Đặc điểm hình dáng của cây tre
Cây tre là một loài thực vật thân thảo thuộc họ Hòa thảo được biết đến với đặc điểm thân rỗng, phân theo đốt và sinh trưởng theo cụm. re có mặt rộng rãi ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin, trong đó Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Thái Lan là những quốc gia có truyền thống lâu đời trong việc trồng và sử dụng cây tre vào nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là lấy măng và lấy thân.
Đặc điểm hình thái của cây tre bao gồm:
▶️ Thân cây: Có dạng ống tròn, rỗng giữa, phân đốt đều nhau, chiều cao từ 3 đến hơn 15 mét tùy giống. Màu sắc thân từ xanh lục nhạt đến xanh đậm hoặc ngả vàng theo độ tuổi.
▶️ Lá: Mọc thành cụm trên các nhánh nhỏ, dạng mác dài, có gân song song và mép lá hơi lượn sóng. Lá tre có màu xanh sáng lúc non và đậm dần khi già.
▶️ Rễ: Hệ rễ chùm phát triển mạnh theo chiều ngang, tạo thành cụm gốc vững chắc. Một số giống có khả năng mọc măng rất tốt từ hệ rễ này.
▶️ Hoa tre: Ít khi xuất hiện, chu kỳ ra hoa của nhiều loài tre có thể lên đến hàng chục năm. Sau khi ra hoa và kết hạt, cây thường suy yếu hoặc chết.
Cây tre mang lại những lợi ích gì
Cây tre không chỉ là biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt mà còn là loại cây mang lại nhiều lợi ích kinh tế, sinh thái và xã hội thiết thực:
✅ Trồng tre lấy măng giúp người dân có thu nhập ổn định nhờ măng được tiêu thụ mạnh trong nước và có tiềm năng xuất khẩu. Nhiều giống tre như măng Bát độ, măng Điền trúc cho năng suất cao, thu hoạch quanh năm.
✅ Thân tre được tận dụng làm vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, thủ công mỹ nghệ hoặc sản xuất than sinh học.
✅ Tre có chu kỳ khai thác ngắn, ít tốn công chăm sóc và không cần đầu tư lớn như nhiều cây lâm nghiệp khác.
✅ Tre có khả năng chống xói mòn đất, giữ nước và phục hồi đất bạc màu hiệu quả nhờ hệ rễ chùm phát triển mạnh. Tạo tán che bóng mát, cải thiện tiểu khí hậu và đa dạng sinh học tại khu vực trồng. Là loại cây hấp thụ CO₂ nhanh, giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
✅ Tre gắn liền với đời sống văn hóa dân gian, từ câu chuyện cổ tích, ca dao đến kiến trúc làng quê Việt. Nhiều nơi, ngành nghề truyền thống từ tre như đan lát, thủ công mỹ nghệ đã tạo việc làm và giữ gìn nét văn hóa địa phương.
Các yếu tố sinh trưởng để trồng tre lấy măng
Để trồng tre ăn măng đạt hiệu quả cao, việc lựa chọn vùng trồng và điều kiện sinh thái phù hợp là yếu tố tiên quyết. Dưới đây là các điều kiện lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của tre:
▶️ Khí hậu: Tre là cây ưa khí hậu nhiệt đới ẩm, sinh trưởng tốt ở vùng có nhiệt độ ôn hòa và mưa phân bố đều trong năm. Khí hậu có mùa khô ngắn hoặc không quá khắc nghiệt sẽ giúp tre cho măng đều và chất lượng cao.
▶️ Độ ẩm: Tre cần độ ẩm đất và không khí cao để sinh trưởng tốt, đặc biệt là giai đoạn ra măng. Độ ẩm không khí lý tưởng từ 80 – 90%, luôn giữ đất ẩm tốt nhưng không được làm úng nước.
▶️ Ánh sáng: Cây tre ưa sáng, nhất là sau khi đã trưởng thành. Tuy nhiên, một số giống tre non cần bóng râm nhẹ ở giai đoạn đầu. Trồng ở nơi có ánh sáng đầy đủ từ 6–8 giờ/ngày giúp cây phát triển cứng cáp, ra măng nhiều và to.
▶️ Nhiệt độ: Cây sẽ phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 20 – 32°C. Nếu dưới 15°C cây sẽ kém sinh trưởng, ít ra măng. Trên 35°C dễ làm đất bị khô cứng, măng non bị cháy nắng hoặc không phát triển.
▶️ Đất trồng: Đất để trồng tre lấy măng cần chọn những nơi đất có tầng canh tác dày, ít nhất 50cm trở lên, mực nước ngầm không quá sâu, xấp xỉ khoảng trên dưới 10m là ổn định. Phù hợp trồng ở những loại đất như: Đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất đỏ bazan, tiêu chí cần phải giàu mùn, hữu cơ, thoát nước tốt và tơi xốp.
▶️ Địa hình: Nên trồng tre ở những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc thoai thoải dưới 15 độ, thường là ở đất ven sông suối hoặc vùng trung du. Ưu tiên nơi dễ thoát nước vào mùa mưa, tránh nơi trũng thấp, úng ngập kéo dài.
Thời điểm để tiến hành mô hình trồng tre lấy măng
Trồng tre tứ quý lấy măng hay bất kỳ loại măng nào đều được thực hiện vào mùa mưa, cụ thể vào tháng 6 – 7 ở khu vực Đông Nam Bộ và tháng 2 – 3 dương lịch khu vực miền Bắc. Lúc này đất đã đủ ẩm, lượng nước cần thiết giúp cây phát triển đồng đều, bớt được công tưới.
Có nên thực hiện trồng tre lấy măng hay không?
Việc trồng tre lấy măng là mô hình nông nghiệp nên được tiến hành. Loại cây này trồng ít rủi ro, hiệu quả và có đầu ra ổn định. Dưới đây là một số lợi ích mà của mô hình trồng tre ăn măng mang lại:
✅ So với các loại cây ăn trái lâu năm, tre không cần nhiều phân bón hóa học hay thuốc BVTV. Cây phù hợp với điều kiện khí hậu đa dạng và có thể tận dụng đất rừng, đất đồi hoặc đất ven sông suối.
✅ Chỉ sau 1,5 – 2 năm trồng là có thể bắt đầu thu hoạch măng. Mỗi năm cho 3 – 4 đợt măng, thời gian thu hoạch kéo dài nhiều năm mà không cần trồng lại.
✅ Đầu ra ổn định, thị trường mở rộng, không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt mà giống tre lấy măng còn được xuất khẩu ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, EU. Măng có thể chế biến thành nhiều món như làm măng sấy, măng chua, mang đóng hộp nhằm tăng giá của sản phẩm bán được với giá cao.
✅ Tre góp phần phủ xanh đồi trọc, giữ đất, chống xói mòn. Mô hình này không chỉ có lợi kinh tế mà còn bảo vệ môi trường.
Các bước chuẩn bị trước khi trồng tre lấy măng
Để việc trồng tre lấy măng thuận lợi ngay từ đầu, các bước chuẩn bị đóng vai trò quan trọng không kém. Bà con không chỉ dừng lại ở việc chọn giống, mà còn chú ý đến điều kiện đất đai, dung cụ canh tác và quy trình xử lý đất. Dưới đây là những bước chuẩn bị không thể bỏ qua trước khi bắt tay vào cách trồng tre lấy măng.
Trồng tre lấy măng loại nào tốt nhất

Việc lựa chọn giống quyết định hơn 60% năng suất măng sau này. Phải đảm bảo giống măng đã được kiểm định, có gốc rõ ràng từ viện nghiên cứu hoặc mua tại các cơ sở giống uy tín để để đảm bảo sức sinh trưởng và ổn định đầu ra sản phẩm.
Bà con nên ưu tiên những giống tre hội tụ đủ các tiêu chí: năng suất cao, măng to, ít xơ, vị ngọt hoặc không đắng, vỏ mỏng và khả năng kháng sâu bệnh tốt. Tùy theo mục tiêu trồng (bán tươi, chế biến, xuất khẩu) và điều kiện vùng miền, bà con có thể chọn một trong các giống tre lấy măng phổ biến sau:
▶️ Măng Bát độ: Năng suất cao, măng to, vỏ mỏng, vị ngọt. Phù hợp vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
▶️ Tre Điền trúc: Măng to, năng suất cao, vị ngọt dễ ăn, phù hợp vùng khí hậu mát mẻ (Tây Bắc, Tây Nguyên). Tuy nhiên, cây phát triển chậm hơn ở vùng đất khô hạn, dễ bị thối gốc nếu thoát nước kém.
▶️ Tre Mỡ: Cho sản lượng lớn, thân tre to, măng béo và dày thịt, phát triển tốt ở vùng đồng bằng, đất phù sa ven sông. Nhược điểm là măng dễ bị đắng nhẹ nếu thu hái muộn hoặc chăm sóc không đúng cách.
▶️ Măng Mai (Mai chỉ vàng): Ưa khí hậu Nam Bộ, ra măng ổn định, ít xơ, phù hợp tiêu thụ tươi và chế biến. Tuy nhiên, khả năng kháng sâu bệnh kém hơn nên cần chú ý phòng trừ định kỳ.
▶️ Tre Tứ Quý: Cho măng quanh năm, phát triển tốt ở cả vùng trung du và đồng bằng. Măng giòn, ít xơ, phù hợp tiêu thụ tươi và chế biến. Đây là giống được nhiều bà con áp dụng kỹ thuật trồng tre tứ quý lấy măng nhiều và phổ biến nhất.
Xử lý đất trồng tre lấy măng

Tuy tre là loại cây không quá kén đất nhưng để đạt sản lượng cao, cần chọn những khu đất có thoát nước tốt, tơi xốp và giàu hữu cơ. Trước khi trồng măng cần tiến hành xử lý đất như sau:
➡️ Làm sạch cỏ dại, xử lý tuyến trùng: Cày bừa kỹ, có thể rải vôi bột từ 20 – 30 kg/sào hoặc áp dụng thuốc cải tạo đất Bio Soil để khử mầm bệnh và trung hòa pH đất.
➡️ Lên luống (nếu vùng trũng): Tre ưa ẩm nhưng không chịu ngập úng lâu ngày.
➡️ Bón lót: Trộn đều phân chuồng hoai mục (5 – 7kg/hố), tro trấu và phân vi sinh để tạo điều kiện tốt cho rễ phát triển.
✅ Mẹo hay: Bà con có thể sử dụng rơm rạ, trấu hoặc vỏ cà phê ủ phân trước 15 – 20 ngày để tạo lớp mùn hữu cơ tự nhiên, cải thiện đất rõ rệt.
Phương pháp nhân giống
Tùy vào điều kiện từng vùng miền và quy mô sản xuất, bà con có thể chọn: tách bụi, hom thân hoặc hom rễ. Mỗi phương pháp đều cần xử lý hom giống bằng thuốc nấm hoặc kích rễ trước khi trồng để nâng cao tỉ lệ sống.
Tách bụi
➡️ Phương pháp tách bụi là cách nhân giống phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay, đặc biệt phù hợp với những vùng có điều kiện đất tơi xốp, cây mẹ khỏe mạnh. Bà con nên chọn các bụi tre con cao khoảng 50 – 100cm, có từ 2 – 3 chồi non khỏe, bộ rễ phát triển tốt.
➡️ Khi tách, cần thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều mát, tốt nhất là vào đầu mùa mưa để cây dễ bén rễ. Phần bụi sau khi tách cần được trồng ngay, giữ ẩm liên tục trong 2 – 3 tuần đầu để đảm bảo tỷ lệ sống cao và sinh trưởng ổn định.
Hom thân
➡️ Hom thân là phương pháp nhân giống tận dụng phần thân tre già, phù hợp với những nơi ít nguồn cây giống sẵn có. Bà con chọn thân tre khỏe, cắt thành từng đoạn dài 30- 40cm, mỗi đoạn có ít nhất một mắt ngủ còn sống.
➡️ Hom sau khi cắt cần được xử lý bằng thuốc kích rễ sinh học như Vi Haf, rồi đem ươm trong bầu hoặc luống đất ẩm. Phương pháp này tuy chi phí thấp và dễ thực hiện, nhưng đòi hỏi chăm sóc kỹ lưỡng vì tỷ lệ ra rễ và sống thấp hơn so với tách bụi.
Hom rễ (củ măng)
➡️ Phù hợp với quy mô sản xuất lớn hoặc các vùng đất ẩm có hệ thống tưới tiêu tốt. Bà con lấy phần rễ già có mầm ngủ dài khoảng 15 – 20cm, rửa sạch và xử lý bằng thuốc nấm và kích rễ, sau đó đem trồng vào bầu đất và trồng trực tiếp ra ruộng. Trồng bằng hom rễ sẽ phát triển mạnh, ít sâu bệnh.
Xử lý hom giống
➡️ Dù áp dụng phương pháp nhân giống nào, điều quan trọng là cần xử lý hom trước khi trồng để tránh nấm bệnh và tăng tỷ lệ sống.
➡️ Bà con nên ngâm hom vào dung dịch nấm đối kháng như Trichoderma hoặc thuốc ngừa nấm sinh học phổ biến như Phy Fusaco, sau đó kết hợp với thuốc kích rễ sinh học Vi Haf. Ngoài ra, cần che mát và giữ ẩm liên tục trong giai đoạn đầu để cây con phát triển thuận lợi.
Một số dụng cụ cần thiết
Ngoài xử lý đất trồng và chọn giống phù hợp cần chuẩn bị kỹ lưỡng một số dụng cụ cần thiết trong quá trình trồng để tiết kiệm công sức và tăng hiệu quả:
▶️ Cuốc, xẻng, thuổng để đào hố, trộn phân.
▶️ Thùng tưới, vòi nước dài hoặc hệ thống tưới nhỏ giọt nếu quy mô lớn.
▶️ Dao bén hoặc kéo cắt giống.
▶️ Vật liệu che tạm (bạt lưới, bao tải cũ) để bảo vệ cây con khi mới trồng.
▶️ Găng tay, ủng, nón rộng vành khi làm việc ngoài trời nắng.
▶️ Với mô hình trồng tre lấy măng quy mô lớn, nên đầu tư thiết bị tưới tự động để tiết kiệm nhân công và quản lý độ ẩm chính xác hơn.
Hướng dẫn các bước trồng tre lấy măng chi tiết

Bà con tham khảo và áp dụng các bước thực hiện cách trồng tre lấy măng như sau:
➡️ Bước 1: Lên luống, mật độ trồng phù hợp khoảng 5m x 5m hoặc 4m x 4m để giúp cây có không gian phát triển và tiện chăm sóc. Lắp đặt thêm hệ thống tưới nước nhỏ giọt hoặc tưới gốc, để luôn duy trì đất ẩm ổn định, đồng thời xây thêm rãnh thoát nước để ngăn chặn nguy cơ ngập úng vào mùa mưa.
➡️ Bước 2: Trước khi trồng nên bón lót mỗi hố khoảng 5 – 10kg phân chuồng hoai mục, 1kg tro trấu và 0,5kg vôi nông nghiệp để tạo môi trường giàu dinh dưỡng, giúp cây nhanh phát triển.
➡️ Bước 3: Bắt đầu đặt hom xuống hố trồng với độ sâu khoảng 10 – 15cm, sao cho đúng chiều hướng lên của mầm, lấp đất ngập nhưng để chừa phần mắt mầm vẫn hở để dễ nở chồi.
➡️ Bước 4: Nén chặt xung quanh và che nắng bằng rơm rạ, lưới đen hoặc lá chuối để hạn chế mất nước trong 2 – 3 tuần đầu, tưới nước nhẹ nhàng hàng ngày để duy trì độ ẩm ổn định.
Các bước chăm sóc sau khi tiến hành trồng tre lấy măng xong

Sau khi hoàn tất việc trồng tre lấy măng, khâu chăm sóc sẽ là bước tiếp theo giúp cây mới trồng nhanh bén rễ, sinh trưởng và có tiềm năng cho măng về sau. Dưới đây là các bước chăm sóc quan trọng mà bà con cần thực hiện ngay sau khi trồng để cây nhanh hồi phục, phát triển khỏe mạnh và sớm đi vào khai thác ổn định.
Tưới nước giữa ẩm cho cây
✅ Cây trê loại cây chịu hạn tốt, nhưng để cho măng đều, chất lượng tốt thì việc tưới nước giữ ẩm rất quan trọng. Vào mùa khô, tưới nước định kỳ từ 2 – 3 lần/tuần, kết hợp thêm phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô hoặc lá tre để giảm thoát hơi nước.
✅ Với những vùng không có hệ thống tưới chủ động, bà con có thể tận dụng bồn trữ nước tự nhiên bằng cách đào hố chứa mưa, phủ bạt hoặc tận dụng các ao nhỏ gần ruộng tre để chủ động nước tưới trong thời điểm hạn kéo dài.
Bón phân theo chu kỳ
✅ Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (năm đầu đến năm thứ hai), nên tập trung vào phân hữu cơ như phân chuồng hoai, phân vi sinh để cải tạo đất, giúp cây phát triển tán lá, bộ rễ mạnh. Từ năm thứ ba trở đi là giai đoạn khai thác măng cần tăng cường phân lân và kali để kích thích ra măng, kết hợp bổ sung vi lượng như Bo, Zn, Mg giúp măng ngọt, ít xơ.
✅ Bà con có thể áp dụng lịch bón phân theo quý như sau: Đầu xuân (tháng 1 – 2) bón phân chuồng + lân; giữa mùa mưa (tháng 5 – 6) bón NPK tổng hợp; cuối thu (tháng 9 – 10) bón kali và vi lượng để tích dưỡng chất cho vụ sau.
Làm cỏ, tại bụi và thúc măng
✅ Duy trì độ thông thoáng quanh gốc là yếu tố giúp hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất măng. Cần làm cỏ định kỳ, đặc biệt sau mỗi đợt mưa. Việc tỉa bụi già, thân tre kém năng suất nên thực hiện mỗi năm 1 – 2 lần, nhất là sau mùa thu hoạch chính để tập trung dinh dưỡng cho mầm măng mới.
✅ Khi thu măng, nên dùng dao sắc cắt sát mặt đất, tránh làm hỏng mầm bên cạnh và không thu quá 2/3 số măng trong bụi để đảm bảo măng vụ sau không bị giảm năng suất.
Phòng trừ sâu bệnh hại tre lấy măng
✅ Một số sâu bệnh thường gây hại lên cây trê đặc biệt với những vườn tre lấy măng như: Thối rễ do nấm, đốm lá và rệp sáp thường tấn công vào gốc hoặc măng non gây còi cọc, hỏng măng. Nếu không kiểm soát sớm, các loài sâu, côn trùng và bệnh hại này có thể làm giảm 30 – 50% năng suất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng măng.
✅ Để giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các hoạt chất hóa học, bà con nên áp dụng biện pháp sinh học như dùng dung dịch tỏi, ớt, gừng để phun định kỳ mỗi tháng hoặc luân phiên chung với chế phẩm sinh học điều trị nấm Phy Fusaco và tiêu diệt côn trùng hút chích Mebe Pa. Ngoài ra, sử dụng dung dịch neem oil hoặc giấm gỗ sinh học cũng là cách để xua đuổi côn trùng gây hại đất hiệu quả.
Trên đây là những hướng dẫn cụ thể từ AQ Bice về việc trồng tre lấy măng. Qua bài viết bà con có thể tự tay trồng măng, hiểu rõ nên chuẩn bị những gì, áp dụng đúng quy trình trồng và chăm sóc để mang lại hiệu quả cao nhất. Hy vọng với những chia sẻ phía trên sẽ giúp bà con trồng thành công tre lấy măng và đạt được năng suất cao.