Thuốc trị rệp sáp Mebe Pa hiệu quả nhanh, an toàn cho cây

Thuốc trị rệp sáp Mebe Pa hiệu quả nhanh, an toàn cho cây

13/06/2024

Kích thước chữ

Thuốc trị rệp sáp là sản phẩm giúp giải quyết tình trạng cây trồng bị các loại rệp xâm nhập và tấn công. Hoạt động của các thành phần trong thuốc giúp kìm hãm sự phát triển, sinh sôi của chúng. Để hiểu chi tiết hơn về thuốc thì mời bà con cùng AQ đọc qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về thuốc trị rệp sáp

Thuốc trị rệp sáp, phòng ngừa bệnh do côn trùng hút chích Mebe Pa
Thuốc diệt trừ rệp sáp giúp ngăn ngừa sự sinh sôi, phát triển của rệp sáp

Thuốc trị rệp sáp được nghiên cứu, sản xuất để giúp kiểm soát, xử lý rệp sáp gây hại trên cây trồng. Với hoạt chất được tổng hợp từ nấm vi sinh giúp tiêu diệt rệp sáp trong thời gian nhanh nhất bằng cách xâm nhập sâu bên trong cơ thể, phá hủy các bộ phận, làm chúng khô cứng.

Sử dụng đúng thuốc không những giúp bảo vệ cây trồng khỏi sự xâm hại từ côn trùng mà còn nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng, ngăn chặn các loại nấm hại khác gây ra các bệnh liên quan cho cây trồng.

Vòng đời của rệp sáp

Rệp sáp đực sống khoảng 27 ngày từ khi nở đến lúc trưởng thành, đối với con cái chúng sống khoảng 115 ngày. Vòng đời của rệp sáp từ đẻ trứng đến biến thành ấu trùng, trưởng thành thường xảy ra trung bình từ 20 đến 44 ngày.

Các loại rệp sáp thường gặp ở cây trồng

Thuốc trị rệp sáp, phòng ngừa bệnh do côn trùng hút chích Mebe Pa
Rệp sáp phổ biến có thể kể đến rệp muội đen, rệp vảy…

Rệp sáp hiện nay được chia thành nhiều loại và phổ biến tại các nhà vườn như:

Cây trồng bị rệp muội đen tấn công

Đây là loại côn trùng thường gây hại ở trên cây có múi, có tên khoa học là Toxoptera aurantii. Mật độ xuất hiện của của rệp rất dày đặc, làm lá vàng úa, giảm khả năng quang hợp. Rầy mềm có kích thước nhỏ, có hai hình dạng là có cánh và không có cánh, cơ thể dài khoảng 2,2 đến 2,1 mm.

Ở phần râu đầu, phần chân của rệp có màu nâu nhạt, ngực màu nâu tối, bụng màu xanh vàng. Rầy mềm non có màu sáng hơn con trưởng thành, nhưng râu đầu, chân, ống mật có màu tối hơn.

Cây trồng bị rệp sáp tấn công

Rệp sáp còn có tên khoa học Planococcus citri, chúng thường xuất hiện trên cây quýt, bưởi, điều và cà phê,…Đặc điểm hình dáng của con cái và con đực khá khác nhau, con cái không có cánh, cơ thể dài khoảng 4mm, nhiều sợi sáp ngắn, màu trắng phủ dày trên thân. Ngược lại với con đực thường chỉ dài 3mm, có cánh nhưng không có sáp trắng, đôi mắt đen lớn, phần thân chứa nhiều lông ngắn.

Cây trồng bị rệp phấn trắng tấn công

Rệp phấn trắng hay rệp sáp phấn, chúng là loài côn trùng có kích thước nhỏ nhắn nhưng lại gây nhiều vấn đề cho cây trồng. Rệp có hai cặp cánh màu trắng, râu đầu ngắn. Với rệp con phủ đầy tua sáp trắng. Các con non và con trưởng thành sống ẩn mình dưới mặt lá, gây hại cây trồng bằng cách hút nhựa, tạo cơ hội cho nấm bồ hóng phát triển.

Cây trồng bị rệp xanh hai chấm tấn công

Rệp xanh là loài thuộc họ bọ nhảy, gây hại chủ yếu ở đậu bắp, ớt, cà, dâm bụt, cối xay, khoai tây, đậu, khoai lang, lạc…Gây hại bằng cách hút dịch của cây, làm cây thiếu dinh dưỡng. Chúng phát triển mạnh khi cây được 70-80 ngày tuổi, việc hút chích làm lá bông cháy, rụng nụ, gây ảnh hưởng đến chất lượng xơ bông.

Cây trồng bị rệp vảy tấn công

Rệp vảy có hai loại phổ biến là rệp vảy nâu và rệp vảy trắng, xanh. Rệp vảy nâu có kích thước 3-5mm, vỏ cứng, màu nâu, xuất hiện trên thân cây và dưới mặt lá. Chúng hút nhựa cây trồng, thường tấn công vào mùa khô hoặc ở đầu mùa mưa.

Cây trồng bị rệp aphid bonsai tấn công

Rệp aphid bonsai thường gặp ở các loại cây cảnh, chúng có cánh hoặc không cánh tùy thuộc vào loài cũng như điều kiện phát triển. Rệp có kích thước nhỏ chỉ vài milimet, thân hình bầu dục, đầu nhỏ. Màu sắc của rệp đa dạng từ xanh lá, vàng, nâu đến đen. Chúng sống dưới mặt lá và hút nhựa, tạo mật ngọt tại đây.

Những loài thiên địch của rệp sáp, giúp bảo vệ cây trồng

Thiên địch của rệp sáp có thể kể đến như bọ rùa, bọ cướp biển, bọ cánh cứng, ong ký sinh,  ruồi giả ong, thiêu thân xanh. Những loài này tấn công rệp sáp bằng nhiều cách khác nhau như ăn thịt trực tiếp, đẻ trứng trên cơ thể rệp sáp, chích và hút chất lỏng trong rệp.

Nhận biết rệp sáp xuất hiện trên cây trồng

  • Trên bông bị teo tóp, bông thiếu hạt phấn, vàng và héo đi, dễ bị rụng.
  • Trái non cũng bị teo cuống, gai trên trái không đều, méo mó, vàng gai, trái khó lớn.
  • Rễ chậm phát triển, bị phù do vết chích của rệp sáp tạo vết thương hở cho nấm bệnh khác gây hại.
  • Vỏ trái bị đen xì, đôi khi có hiện tượng bị xì mủ, thối trái.

Thiệt hại do rệp sáp gây ra ở cây trồng

Ở giai đoạn ký sinh, chúng tập trung nhiều nhất ở gốc cây, gần mặt đất, khe rãnh của rễ. Giai đoạn này rệp sáp bắt đầu gây hại rễ khi cây còn non, khiến cây mất dinh dưỡng, héo dần cho đến khi chết đi. Sau đó rệp này sẽ bò sang cây bên cạnh để tiếp tục gây hại.

Với giai đoạn rệp sáp đã trưởng thành, chúng đeo bám trên cuống hoa, tán lá, quả, khiến cho cây thiếu hụt dưỡng chất, dẫn đến cây không nuôi được quả, cho quả kém chất lượng, hình dạng méo mó.

Phương pháp chăm sóc phòng trừ rệp sáp trên cây trồng hiệu quả

Thuốc trị rệp sáp, phòng ngừa bệnh do côn trùng hút chích Mebe Pa
Xây dựng chế độ chăm sóc cây định kỳ, kiểm tra vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện rệp sáp gây hại

Cách trị rệp sáp có nhiều phương pháp khác nhau bao gồm chăm sóc, phòng ngừa sự tấn công của chúng. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng mà bà con có thể lựa chọn cụ thể như:

Cắt tỉa vùng lá, cành cây bị nhiễm bệnh. Nếu hoa bị nhiễm nặng cũng có thể loại bỏ để tránh tình trạng lây lan.

Thường xuyên diệt cỏ dại xung quanh vườn, tránh tạo điều kiện cho rệp sáp phát tán.

Tuân thủ đúng chế độ bón phân để cây trồng có thể cân bằng dinh dưỡng để thụ phấn, nuôi quả.

Sử dụng biện pháp sinh học để diệt rệp sáp có thể kể đến như dùng nước rửa chén pha loãng, hoặc dùng chế phẩm sinh học để xử lý chúng.

Thuốc đặc trị rệp sáp Mebe Pa hiệu quả tức thì, an toàn cho cây

Thuốc trị rệp sáp, phòng ngừa bệnh do côn trùng hút chích Mebe Pa
Mebe Pa chuyên trị côn trùng hút chích như rệp, nhện đỏ và các loài côn trùng gây hại khác

Thuốc trừ rệp sáp sinh học Mebe Pa được sản xuất thành công từ Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ, giúp cải tiến nền nông nghiệp bền vững với thành phần an toàn, công dụng kéo dài, giải quyết triệt để tình trạng rệp sáp hút chích, cắn phá hại cây trồng.

Thành phần của thuốc trị rệp sáp trắng Mebe Pa

Thuốc diệt rệp sáp Mebe Pa được tổng hợp từ các thành phần vi sinh Metarhizium sp, Paecilomyces spp, Beauveria sp, Verticillium sp…1×10^8 CFU/g, đồng thời chứa nấm 4 màu như nấm trắng, nấm xám, nấm tím, nấm xanh.

Công dụng của thuốc trị rệp sáp trắng Mebe Pa

Kiểm soát, tiêu diệt tốt từ rệp ký sinh đến rệp trưởng thành.

Tăng sức kháng cho cây, kéo dài hiệu quả sử dụng.

Các vi nấm phá hủy rệp sáp bằng cách xâm nhập vào bên trong cơ thể, sinh ra bào tử để đốt các bộ phận trên cơ thể, làm chúng chết cứng

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị rệp sáp trắng Mebe Pa

  • Phun trị rệp sáp gây hại ở cây trồng: Pha 20g sản phẩm cùng 20 lít nước, phun đều lên thân, cành, lá. Chú ý phun kỹ mặt sau của lá, vì đây là nơi rệp sáp trú ẩn, dùng từ 5-10 ngày/lần.
  • Phun phòng rệp sáp gây hại ở cây trồng: Pha 10g sản phẩm cùng 20 lít nước, phun ướt cả hai mặt lá, vùng dưới tán, thân cây. Sử dụng định kỳ 15-30 ngày/lần để phát huy tốt hiệu quả phòng ngừa.

Bài viết về thuốc trị rệp sáp phía trên đã được AQ thông tin đến bà con chi tiết về thành phần cũng như công dụng mà sản phẩm mang lại. Để tăng hiệu quả trong quá trình phòng ngừa, phòng trị rệp sáp, bà con có thể dùng kết hợp sản phẩm với cách chăm sóc phù hợp để phát huy tốt công dụng.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *