Thời gian trồng lạc vụ xuân cho năng suất cao
Kích thước chữ
Thời gian trồng lạc vụ xuân là khi nào, kỹ thuật canh tác ra sao,… đây là thông tin được nhiều bà con tìm hiểu sau dịp tết. Với đặc điểm sinh trưởng của cây lạc thì cần phải mất đến 4 tháng thì cây mới phát triển đầy đủ và cho thu hoạch được. Để quá trình canh tác lạc được diễn ra thuận lợi, hạt ra nhiều, ít bị sâu bệnh tấn công thì bà con cần thực hiện đúng, đầy đủ về các kỹ thuật làm đất, gieo trồng, bổ sung dưỡng chất để mùa vụ được bội thu.
Mời quý bà con cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây của Sinh Học AQ để nắm kỹ được thời gian, kỹ thuật canh tác lạc trong vụ xuân nhé.
Tổng quan về thời gian trồng lạc vụ xuân
Thời gian trồng lạc vụ xuân từ ngày 15 tháng 01 đến ngày 25 tháng 02 đã mang lại nguồn thu nhập khá cao cho nhiều hộ nông dân. Do quá việc canh tác cây lạc thời điểm này rất phổ biến, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiều nơi cho cây lạc phát triển mạnh mẽ ngay từ đầu vụ.
Một số đặc trưng sinh trưởng của giống cây lạc
Thời gian trồng lạc và chăm sóc cho cây đậu trái, thu hoạch từ 120 – 130 ngày phụ thuộc vào từng giống cũng như điều kiện canh tác với các đặc điểm như:
🔷 Lạc là cây ưa ấm do đó khi gieo trồng vào thời điểm vụ xuân này giúp cây phát triển thuận lợi, tránh được các đợt sương giá, các trận mưa lớn.
🔷 Cây lạc phát triển tốt nhất trong nhiệt độ khoảng 25 đến 30 độ C, đảm bảo khô ráo, không bị ngập úng. Khi trồng cần chọn vùng đất có hệ thống thoát nước tốt để tránh tình trạng úng rễ làm chết cây.
🔷 Các giống lạc phổ biến ở vụ xuân thường gặp như: L12, L14, MD7, L18… đều đáp ứng khả năng sinh trưởng tốt trong mùa xuân và cho năng suất cao.
Thời vụ gieo trồng lạc cho năng suất cao
Lạc trồng tháng mấy đúng thời vụ là một trong những điều kiện rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và năng suất của cây lạc. Trong đó, có các mùa vụ trồng lạc gồm:
- Vụ xuân: Gieo trồng từ ngày 15/1 đến ngày 25/2 dương lịch.
- Vụ thu: Gieo trồng trước ngày 5/7 ngay khi thu hoạch cây lạc ở vụ xuân xong.
- Vụ đông: Trồng cây lạc trong tháng 9 dương lịch, tránh trồng sau tháng 9 dễ gặp rét cây chậm phát triển cho năng suất thấp.
Hướng dẫn cách làm đất và gieo trồng lạc vụ xuân
Đối với thời vụ trồng lạc vào mùa xuân, bà con thực hiện quy trình làm đất, chọn giống và canh tác hiệu quả với các bước kỹ thuật cụ thể như sau:
Chọn đất trồng cây lạc
🔶 Việc lựa chọn đất phù hợp cho cây lạc cũng như làm đất kỹ lưỡng sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh, tránh được các bệnh trong đất gây ra.
🔶 Lạc là loại cây trồng ưa đất nhẹ, thoáng khí do đó nên chọn đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, giúp rễ cây dễ dàng phát triển và thoát nước tốt. Đất có hệ thống thoát nước kém có thể gây ra bệnh thối rễ làm giảm năng suất và chất lượng của cây.
Tiến hành làm đất, xử lý đất
🔶 Cày sâu từ 25 – 30cm để tạo độ tơi xốp cho đất giúp rễ cây dễ dàng phát triển.
🔶 Bừa nhỏ đất, tơi xốp và làm sạch cỏ dại trước khi bà con rạch hàng, hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và bón lót trước khi trồng cây lạc.
🔶 Xử lý nấm bệnh, tuyến trùng trong đất và bổ sung dinh dưỡng cải tạo đất tăng độ phì nhiêu với bộ sản phẩm Padave Cha và Bio Soil. Tiến hành hòa tan sản phẩm hoàn toàn với 800 lít nước, sau đó bà con dùng tưới đẫm cho vùng đất trước khi canh tác.
Mật độ trồng cây lạc
🔶 Để cây lạc phát triển đồng đều và có năng suất cao, bà con cần chú ý đến mật độ và khoảng cách trồng sao cho phù hợp, giảm sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng cụ thể như sau:
- Đối với đất ruộng 1 vụ lúa: Lên luống rộng từ 90 – 100 cm và cao khoảng 30 – 35 cm giúp nước không bị đọng lại quanh gốc, tránh hiện tượng úng nước.
- Đất soi bãi: Gieo hạt theo luống có độ rộng 2 đến 3 m, xung quanh tạo các rãnh giúp thoát nước để giảm nguy cơ ngập úng trong mùa mưa.
🔶 Mật độ trồng lý tưởng cho cây lạc là 35 – 40 cây/m².
🔶 Khoảng cách giữa các hàng là 30 cm, giữa các hốc cây cách nhau từ 15 – 20 cm
🔶 Gieo 2 hạt cho mỗi hốc giúp tăng tỷ lệ nảy mầm. Cần khoảng 6 – 8 kg lạc vỏ cho 1 sào đất.
Chăm sóc cây lạc trồng vụ xuân cho thu hoạch chất lượng cao
Lạc trồng vào tháng mấy mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân là điều mà mọi người quan tâm. Bên cạnh đó, không chỉ lưu ý việc trồng đúng thời vụ, nhà vườn còn cần đảm bảo việc chăm sóc suốt quá trình sinh trưởng đến khi thu hoạch như sau.
Bón phân
Mỗi sào lạc cần lượng phân bón như sau:
✅ Bón lót: Bà con cần 7,5kg vôi bột bón trước khi rạch hàng. Dùng 1,5kg đạm trộn đều với 15kg phân lân để bón vào hàng. Sau đó bón phân chuồng đã ủ hoai mục 300 – 350 kg vào sau cùng. Tiến hành lấp đất dày khoảng 2 – 3 cm để hạt giống không tiếp xúc trực tiếp với phân tránh làm hạt bị cháy.
✅ Bón thúc:
- Sau khi cây có từ 3 – 4 lá thật, bón 1,5 kg đạm còn lại kết hợp với 4 – 5kg Kali để hỗ trợ cây phát triển tốt hơn.
- Khi cây bắt đầu ra hoa từ 7 – 10 ngày, bón 7,5kg vôi để giúp quả lạc chắc, vỏ cứng, đồng thời hạn chế sự phát triển của các bệnh do nấm gây ra.
Trồng giặm hạt, tỉa cây
✅ Giặm hạt vào những nơi thiếu cây khi cây có 2 lá mầm để đảm bảo mật độ vườn nhà. Thực hiện cắt tỉa cây khi cây có 2 lá thật, loại bỏ cây yếu hoặc phát triển không đều để tập trung nuôi cây khỏe mạnh, tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa các cây.
Xới đất, vun gốc
✅ Sau khi cây có từ 3 – 4 lá thật, bà con cần tiến hành xới xáo tạo độ tơi xốp cho đất và làm sạch cỏ.
✅ Trước khi cây ra hoa, có từ 7 – 8 lá thật thì tiến hành xới xáo lần 2 sâu từ 5 – 6 cm để giúp đất thoáng khí, tránh ngập úng. Khoảng 7 – 10 ngày sau khi ra hoa thì vun gốc cho cây lạc.
Tưới nước
✅ Đảm bảo cây lạc có đủ nước trong suốt quá trình sinh trưởng đặc biệt là ở các giai đoạn cây con, cây cho ra hoa và nuôi quả. Trong trường hợp mưa lớn, cần nhanh chóng có biện pháp tháo nước ra khỏi ruộng để tránh ngập úng gây hại cho cây.
Thu hoạch lạc
✅ Lạc được thu hoạch khi 85 – 90% quả trên cây đã già, có vỏ cứng và màu sắc đều. Sau khi nhổ, bà con cần vặt quả, rửa sạch và phơi dưới nắng nhẹ cho đến khi quả hoàn toàn khô, vỏ lụa của quả dễ dàng tróc ra khi bóc.
✅ Giống lạc cần được bảo quản trong chum, vại hoặc bao nilon để giữ được chất lượng, tránh ẩm mốc và hư hỏng giúp bà con có giống tốt cho vụ sau.
Phòng trừ các loại sâu bệnh khi trồng lạc vụ xuân với các sản phẩm sinh học
Cây lạc dễ bị nhiễm một số bệnh và sâu hại, đặc biệt là trong giai đoạn ra hoa và tạo quả. Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời sẽ giúp cây lạc phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao. Trong đó, bà con có thể sử dụng các sản phẩm phòng trừ nấm bệnh và sâu hại từ AQ cụ thể như sau:
Đặc trị các loại sâu tấn công cây lạc với Ola insect in99
🔶 Sâu khoang, sâu xám, sâu xanh là những loài sâu phổ biến tấn công cây lạc. Bà con kết hợp sử dụng Ola insect in99 với công dụng diệt trừ sâu hại hiệu quả, an toàn.
🔶 Khi phun phòng hòa tan Ola insect in99 cùng 200 lít nước rồi phun ướt đẫm thân, cành, lá và vùng dưới tán định kỳ 15-30 ngày/lần. Khi phun trị hòa tan chai 100ml cùng 100 lít nước dùng định kỳ 3-5 ngày/lần.
Phòng trị bệnh do nấm khuẩn tấn công cây lạc với Phy FusaCo
🔶 Bệnh lở cổ rễ, đốm nâu, rỉ sắt là những bệnh nguy hiểm, có thể gây giảm năng suất nếu không được phòng trừ kịp thời. Bà con kết hợp dùng Phy FusaCo xử lý nấm bệnh và vi khuẩn với thành phần sinh học an toàn khi sử dụng.
🔶 Pha Chai 250ml/400-600 lít phun trị nấm khuẩn trên các bộ phận lá – cành -thân và vùng dưới gốc, cách nhau 5-7 ngày/lần. Pha với 800-1000 lít nước phun phòng định kỳ 15-30 ngày/lần.
Hy vọng với những nội dung về thời gian trồng lạc vụ xuân mà chúng tôi chia sẻ ở bài viết trên, thì quý bà con sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác và chăm sóc ruộng lạc. Nếu còn những thắc mắc hay cần mua các sản phẩm sinh học thì vui lòng liên hệ trực tiếp đến Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ để được các kỹ sư tư vấn và báo giá trong thời gian sớm nhất nhé.