Phòng trừ sâu xám hại ngô hiệu quả và an toàn cho cây
Kích thước chữ
Sâu xám hại ngô là loài sâu gây hại phổ biến trên cây ngô. Chúng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cây như đục thân, ăn lá, cắt đứt mạch dẫn ở thân cây khiến cho năng suất và chất lượng bị giảm sút. Theo dõi bài viết dưới đây cùng AQ, để hiểu rõ hơn về cách thức gây hại cũng như tìm ra biện pháp tiêu diệt loại sâu này.
Tổng quan về sâu xám hại ngô
Sâu xám hại ngô tấn công vào các bộ phận trên cây ngô đặc biệt phần lá và thân của cây. Thuộc họ Ngài đêm (Noctuidae), có tên khoa học là Agrotis ypsilon, bộ cánh vảy (Lepidotera).
Là loài không chỉ gây hại trên cây bắp mà còn nhiều loại cây khác như: bầu bí, khoai lang, cải xanh, bắp cải,…
Vòng đời phát triển của sâu xám hại ngô
Vòng đời của sâu xám trải qua gồm 4 giai đoạn:
🔶Giai đoạn trứng: Con cái đẻ trứng rời rạc trên mặt đất, có thể đẻ lên tới 800 – 1000 trứng. Trứng có hình cầu hơi dẹt, xuất hiện các sọc nổi trên bề mặt, đường kính đạt 0.5mm, có màu trắng sữa ban đầu và dần chuyển sang hồng nhạt, màu đen đến nâu. Giai đoạn này kéo dài từ 4 – 11 ngày.
🔶Giai đoạn sâu non: Đây là giai sức tấn công của chúng rất mạnh, có màu xám nâu đen hoặc nâu xám, ở hai bên thân có đường dọc màu đen mờ, đầu màu sẫm đậm và to. Quá trình này sẽ diễn ra từ 22 – 34 ngày, sau đó sẽ đi đến giai đoạn hóa nhộng.
🔶Giai đoạn nhộng: Đến giai đoạn này, chúng sẽ ngưng việc phá hoại trên cây, ngủ đông để thực hiện biến đổi thành bướm. Chúng có màu nâu, ở phần cuối bụng có đôi gai ngắn, quá trình này kéo dài từ 9 – 13 ngày.
🔶Giai đoạn bướm trưởng thành: Hoàn tất quá trình hóa nhộng, những con bướm trưởng thành sẽ xuất hiện. Chúng có thân dài 20 – 25mm, cánh trước màu xám đen, cánh say màu trắng, cơ thể có nhiều lông xám. Các hoạt động như giao phối, đẻ trứng thường sẽ vào ban đêm, giai đoạn này kéo dài từ 2 – 4 ngày.
Dấu hiệu nhận biết sâu xám hại ngô xuất hiện
🔶Nơi trú ẩn lý tưởng của sâu xám là khu vực dưới gốc cây, mặt đất hoặc mặt dưới của lá. Ban đêm sẽ chui ra để tiến hành ăn lá, phá hoại trên cây, đặc biệt rất thích tấn công ở những cây non.
🔶Trồng ngô ở những vùng đất cát, đất nhẹ, chúng sẽ dễ vùi mình ẩn nấp dễ dàng.
🔶Sâu xám thường gây hại vào vụ đông xuân và vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc. Thường cuối tháng 10 đến giữa tháng 11 sẽ là giai đoạn sâu phá hoại nặng nhất.
🔶Loài sâu này có tính giả chết, đụng vào chúng sẽ cuộn lại và giả chết. Điều kiện thời tiết thích hợp là khi độ ẩm cao, không khí lạnh sâu xám sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Hậu quả do loài sâu xám hại ngô gây ra
🔶Hậu quả mà chúng để lại rất nghiêm trọng, tại những vùng mà sâu xám tấn công sẽ khiến cây trồng bị chết dần, sản lượng của bắp giảm dần.
🔶Ảnh hưởng tới những vùng khác, do đặc tính của loài này là đẻ trứng phân rải xung quanh, phát tán nhiều nơi, nên có thể ảnh hưởng đến các loại cây khác.
🔶Mật độ của chúng trở nên dày đặc hơn sức tàn phá cũng mạnh hơn, chỉ trong thời gian ngắn toàn bộ vườn ngô sẽ bị chúng tàn phá nặng nề.
Cách chăm sóc phòng trừ sâu xám hại ngô đơn giãn, hiệu quả
Những hậu quả mà sâu xám gây ra cho vườn ngô là rất nghiêm trọng, vì vậy cần áp dụng ngay một số giải pháp giúp tiêu diệt và ngăn ngừa loài sâu này.
Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, thường được nhiều hộ nhà vườn áp dụng thành công:
✅ Sử dụng bả chua ngọt để thu hút và tiêu diệt bướm sâu xám vào ngay đầu vụ gieo trồng.
✅ Cần làm đất, phơi ải, làm ngập ruộng ngô để tiêu diệt sâu nong trong đất.
✅ Loại bỏ cỏ dại tại vườn ngô và cả trên bờ ruộng trước khi gieo trồng, khi cây lớn dần cũng phải cần chú ý vệ sinh vườn để ngăn chặn loài sâu này ẩn nấp.
✅ Gieo trồng ngô đúng thời vụ, không gieo rải rác, sai thời điểm, cây khó phát triển mà dễ bị sâu tấn công hơn.
✅ Thu hút và phát huy các loài thiên địch của sâu xám, để giảm bớt mật độ, hạn chế sự phá hoại diện rộng.
✅ Sử dụng thêm bẫy pheromon để tiêu diệt bướm sâu xám.
✅ Kiểm tra vườn ngô thường xuyên để nhanh chóng phát hiện sự có mặt của loài sâu này.
✅ Luân canh cây trồng để tránh ảnh hưởng cho những vụ mùa sau, lựa chọn những loại cây trồng xen canh ít bị gây tổn hại bởi sâu xám.
✅ Bà con có thể áp dụng phương pháp thủ công là bắt sâu bằng tay cho những vườn có mật độ thấp, vừa an toàn và hạn chế chúng sinh sôi, nảy nở.
Thuốc đặc trị sâu xám hại ngô Ola insect in99 an toàn cho cây
Thuốc sinh học được nhiều chuyên gia khuyên dùng bởi tính an toàn, thành phần tự nhiên, vô hại và hiệu quả trị bệnh vẫn đảm bảo. Trên thị trường hiện nay, thuốc sinh học chuyên trị sâu, côn trùng được nhiều bà con quan tâm và sử dụng hiệu quả đó là Ola insect in99.
Thành phần của thuốc trị sâu xám gây hại ở cây bắp ngô Ola insect in99
–Thành phần chính là Bacillus thuringenis(Bt):108CFU/ml.
Chế phẩm được phối trộn từ hỗn hợp vi sinh vật có lợi như Paecilomyces sp, Beauveria sp, Verticillium sp, Metarhizium spp, …và các thành phần được chiết xuất từ thực vật như giấm gỗ (Axit Pyroligneous), tinh dầu thực vật.
Công dụng của thuốc trị sâu xám gây hại ở cây bắp ngô Ola insect in99
☑️ Các chủng vi sinh Bt và nấm ký sinh ức chế có khả năng tiêu diệt các loại sâu và côn trùng gây hại như: sâu xám, sâu vẽ bùa, rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu xanh,… từ trứng, ấu trùng đến con trưởng thành.
☑️ Thành phần Axit Pyroligneous, tinh dầu thực vật của chế phẩm giúp xua đuổi các loài côn trùng gây hại ngăn chặn chúng chích hút và gia tăng mật độ trong vườn.
☑️ Sử dụng an toàn, hiệu quả trị bệnh tốt, phòng trừ bền vững.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu xám gây hại ở cây bắp ngô Ola insect in99
☑️ Phun phòng sâu xám hại ngô: Chai 100ml/200 lít nước, phun ướt đẫm thân, cành, lá và vùng dưới tán, phun định kỳ 15-30 ngày/lần.
☑️ Phun trị sâu xám hại ngô: Phun khi đến giai đoạn sâu xuất hiện, chai 100ml/100 lít nước, 3-5 ngày/lần (tùy theo áp lực, mật độ sâu hại).
Ở bài viết trên, những thông tin về loài sâu xám hại ngô này đều đã được AQ nêu rõ và trình bày đầy đủ. Qua đó, quý bà con có thể áp dụng thành công các biện pháp giúp diệt trừ loài sâu này triệt để, cây trồng sẽ phát triển và cho ra sản lượng tốt nhất.