Phòng trị sâu trên cây bơ và các loài sâu hại thường gặp

Phòng trị sâu trên cây bơ và các loài sâu hại thường gặp

26/10/2024

Kích thước chữ

Sâu trên cây bơ thường xuất hiện như sâu ăn lá, sâu đục thân,… những loài sâu hại này tấn công lên các vị trí thân, lá cành, hoa và quả lam ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây. Bên cạnh đó sự thay đổi khí hậu cũng góp phần làm tăng tốc độ lây lan, khó kiểm soát sâu bệnh. Vì vậy, việc lựa chọn áp dụng giải pháp phòng trừ sâu hại trên cây bơ bền vững là điều quan trọng và cần thiết để duy trì sức khỏe và giá trị của cây.

Tìm hiểu về tình trạng sâu trên cây bơ

Phòng trị sâu trên cây bơ hiệu quả, bảo vệ cây xanh tốt
Vườn trồng bơ ngày càng suy giảm sản lượng, mất năng suất là do sâu hại, côn trùng tấn công và không được kiểm soát kịp thời

Theo báo cáo ghi nhận tình trạng tổn hại do sâu trên cây bơ ở tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng, Tây Nguyên chiếm khoảng 30-40%, trong đó những nhà vườn không xử lý kịp thời bị ảnh hưởng lên đến 60% năng suất. Điều này cho thấy sâu hại là vấn đề phổ biến, tác động nghiêm trọng đến giá trị, chất lượng của cây bơ.

Các loại sâu hại trên cây bơ thường gặp và vòng đời của chúng

Phòng trị sâu trên cây bơ hiệu quả, bảo vệ cây xanh tốt
Các loài sâu hại, côn trùng thường xuất hiện ở cây bơ sống chủ yếu dưới tán cây và dưới mặt đất

Vòng đời sâu gây hại ở cây bơ kéo dài từ 1-2 tháng, với các giai đoạn chính có đặc điểm cụ thể như sau:

  • Giai đoạn trứng: Con cái đẻ trứng ở dưới tán lá hoặc khu vực gần gốc cây, nhất là nơi có vết nứt, trứng sẽ nở sau khoảng 1 tuần.
  • Giai đoạn sâu non: Khi trứng nở, sâu non hay ấu trùng sẽ sống tập trung dưới lá cây, gây hại bằng cách ăn lá đối với các loài sâu, chích hút nhựa đối với loài rệp. Ở giai đoạn này kéo dài khoảng 2-3 tuần.
  • Giai đoạn nhộng: Sau khi phát triển qua giai đoạn sâu non chúng sẽ tạo kén để hóa nhộng. Dựng tổ ở cành hoặc dưới mặt đất, thời gian ủ kén để hóa nhộng khoảng 1-2 tuần.
  • Giai đoạn trưởng thành: Thời gian sống của con trưởng thành chỉ kéo dài khoảng 7-14 ngày. Trong thời gian này chúng vẫn tiếp tục đẻ trứng và gây hại cây bơ, bắt đầu chu kỳ mới nếu không kiểm soát kịp thời.

Sâu cuốn lá hại bơ

Sâu cuốn lá gây hại cây bơ có nhiều loại bao gồm Anacamptodes sp, Seirarctia echo hoặc  Epimeces detexta với vòng đời trung bình khoảng 30-40 ngày, gây hại mạnh nhất ở giai đoạn ấu trùng hay còn gọi là sâu non.

Khi đủ tuổi trưởng thành, sâu non hóa nhộng treo lơ lửng trên cành lá hoặc lấy lá làm tổ. Sau đó nở thành bướm, đẻ trứng trên lá non và bắt đầu chu kỳ gây hại mới.

Sâu đục thân, đục cành bơ

Sâu đục thân bơ là giai đoạn ấu trùng của bướm hoặc xén tóc. Hoạt động gây hại của chúng là đục các lỗ nhỏ trên thân cây, ăn các mô sống bên trong cành. Khi di chuyển tới đâu chúng sẽ tạo đường hầm tới đó.

Các đường hầm này làm hệ thống mạch dẫn bị phá hủy dẫn đến việc truyền dinh dưỡng và nước lên thân trên bị cản trở, làm cây rụng lá, khô héo rồi chết. Vết đục thường được nhận thấy bằng mắt thường kèm theo dấu hiệu xì mủ, mạt gỗ bị đùn ra ngoài. Một số trường hợp, cành cây bị gãy ngang khi gió mạnh.

Bọ xít muỗi hại bơ

Bọ xít muỗi là một trong những loài chuyên chích hút đọt non của cây bơ, loại côn trùng này sinh sôi nhiều nhất vào mùa mưa và ở các giai đoạn cây ra chồi non. Chúng có hình dáng nhỏ, thường bám vào chồi non để chích hút nhựa cây.

Vị trí bọ xít chích hút thường bị thâm đen, khô héo. Quá trình gây hại gây cản trở sự sinh trưởng, làm giảm năng suất cây do không thể hình thành nụ hoa, chồi non khó tiếp tục sinh trưởng.

Bọ cánh cứng ăn lá bơ

Bọ cánh cứng mang kích thước bằng cỡ đầu ngón tay hoặc nhỏ hơn, chúng hoạt động vào buổi tối. Ban ngày chúng ẩn nấp dưới mặt đất hoặc ở các vị trí kín đáo khó phát hiện, ban đêm chúng ăn trụi lá, đôi khi ăn cả phần chồi non làm giảm mạnh sức sinh trưởng. Những cây được 1-2 năm tuổi cần chú ý, vì cây dễ suy kiệt do không có lá quang hợp.

Rệp muội, rệp sáp chích hút bơ

Rệp muội, rệp sáp thường gây hại vào mùa khô, chúng trú ẩn dưới kẽ lá, phần gốc rễ, cành, chích nhựa cây làm cho các bộ phận cạn kiệt dinh dưỡng. Hơn nữa, rệp sáp còn tấn công rễ nên rất khó tiêu diệt.

Ruồi vàng, ruồi giấm hại bơ

Ruồi vàng, ruồi giấm thường gây hại chủ yếu ở quả bơ. Chúng gây hại bằng cách chích nhựa quả non, tạo các nốt sần hoặc mảng nhỏ gây ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm. Với quả chín sắp thu hoạch, ruồi vàng sẽ đẻ trứng, các dòi non đục từ bên trong gây thối quả.

Côn trùng ăn rễ hại bơ

Nhóm côn trùng ăn rễ gồm dế, ấu trùng bọ cánh cứng, ấu trùng ve sầu. Chúng đẻ trứng và sinh sống trong đất, làm tổ gần gốc bơ, ăn rễ non hoặc cắn đứt rễ trong lúc chúng di chuyển. Từ đó, làm cây bơ chậm phát triển do không nhận được dinh dưỡng, cây suy kiệt dần rồi chết hẳn.

Tác hại do không sớm xử lý sâu trên cây bơ gây ra

Bên cạnh các bệnh dịch do sâu hại, côn trùng gây ra ở cây bơ thì chúng còn gây phá hoại, mất mùa màng. Chất lượng quả bơ bị ảnh hưởng hoàn toàn nhưng cũng có vài trường hợp không nghiêm trọng dẫn đến chết cây. Thông thường, hậu quả phổ biến nhất có thể kể đến là tình trạng thối thân, thối rễ, rụng quả, biến dạng lá.

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu trên cây bơ hiệu quả

Phòng trị sâu trên cây bơ hiệu quả, bảo vệ cây xanh tốt
Thực hiện canh tác vườn định kỳ để kịp thời loại bỏ bất kỳ dấu hiệu nào của sâu bệnh

Bà con có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để phòng trừ sâu gây hại ở cây bơ hiệu quả và tiết kiệm chi phí, công sức:

Kiểm tra vườn bơ thường xuyên để kịp thời phát hiện dấu hiệu sâu bệnh, đặc biệt chú ý khi cây đang ở độ tuổi sinh trưởng.

Bảo đảm cây thông thoáng, không bị che phủ, bí khí bởi cành già, cành vượt để tránh tạo môi trường ẩm thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.

Với một số loại sâu bà con có thể bắt bằng tay hoặc dùng bẫy xanh để bắt côn trùng.

Tưới đủ nước cho cây nhưng cần điều chỉnh lượng nước phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cây.

Thuốc phòng trị sâu trên cây bơ Ola Insect in99 an toàn cho cây

Phòng trị sâu trên cây bơ hiệu quả, bảo vệ cây xanh tốt
Chế phẩm sinh học Ola insect in99 và Mebe Pa được chiết xuất từ vi sinh có lợi giúp ngăn chặn sâu hại một cách hiệu quả

Chứng kiến nhiều nhà vườn nỗ lực chăm sóc cây bơ qua nhiều mùa vụ nhưng vẫn phải đối mặt với tổn hại nghiêm trọng từ sâu bệnh. Công Ty Cổ Phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã chung tay nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp bền vững giúp bà con phòng trị cây bơ bị sâu hại một cách hiệu quả qua hai sản phẩm Ola insect in99Mebe Pa.

Thuốc đặc trị sâu hại cây bơ Ola insect in99

Thành phần thuốc Ola insect in99 phòng trị sâu hại trên cây bơ

Bacillus thuringenis (Bt): 10^7 CFU/ml.

pHH2O: 5; tỷ trọng: 1.14

Một số vi sinh có lợi được phối trộn: Beauveria sp, Metarhizum spp, Paecilomyces sp, Verticillium sp, axit pyroligneous, tinh dầu thực vật.

Công dụng thuốc Ola insect in99 phòng trị sâu hại trên cây bơ

Chủng vi sinh Bt cùng nấm ký sinh gây ức chế sâu đục thân, sâu ăn,…bằng cách xâm nhập vào cơ thể chúng, phá hủy từng lớp tế bào khiến cơ thể chúng khô héo lại.

Tinh dầu thực vật, axit pyroligneous xua đuổi côn trùng bằng cách hoạt động trực tiếp trên hệ thần kinh, làm chúng mất phương hướng, tê liệt hệ thần kinh.

Hướng dẫn sử dụng Ola insect in99 phòng trị sâu hại trên cây bơ

  • Phun trị sâu hại bơ: Pha tỷ lệ 100ml + 100 lít nước, phun ướt đẫm lên lá, cành, thân, vùng dưới tán. Tưới định kỳ 15-30 ngày/lần.
  • Phun phòng sâu hại bơ: Pha tỷ lệ 100ml + 200 lít nước, chu kỳ thực hiện từ 15-30 ngày/lần.

Thuốc đặc trị côn trùng hại cây bơ Mebe Pa

Thành phần thuốc Mebe Pa trị côn trùng gây hại ở cây bơ

Metarhizium sp: 1×10^6 CFU/g

Beauveria sp: 1×10^5 CFU/g

Paecilomyces spp: 1×10^5 CFU/g

Các loại nấm màu: Nấm xám Verticillium sp, nấm tím Paecilomyces sp, virus NPV và các hoạt chất sinh học đặc hiệu.

Công dụng thuốc Mebe Pa trị côn trùng gây hại ở cây bơ

Một số vi sinh ký sinh trên cơ thể côn trùng, phát tán độc và làm chúng suy yếu.

Các vi nấm nhiễm thấm vào từng tế bào, đốt từng bộ phận của các loại rệp khiến chúng mất khả năng di chuyển và chết dần.

Sau khi sâu hại, côn trùng ăn phải lá cây nhiễm hoạt chất sinh học và NPV, các virus sẽ lan truyền qua các mô khác nhau làm suy kiệt cơ thể chúng trong thời gian ngắn.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Mebe Pa trị côn trùng gây hại ở cây bơ

  • Phun trị côn trùng hại bơ: Pha gói 20g + 20 lít nước phun ướt đều cả thân, cành, lá, vùng dưới tán lá, các mặt sau của cây. Tần suất phun tưới cách 5-10 ngày/lần.
  • Phun phòng côn trùng hại bơ: Pha 10g + 20 lít nước, phun đều cả hai mặt lá, vùng dưới thân, tán cây. Dùng định kỳ 15-30 ngày/lần.

Qua bài viết sâu trên cây bơ đã cho thấy việc phòng sâu hại là yếu tố then chốt giúp bảo vệ năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, AQ hy vọng sẽ mang đến các biện pháp hữu ích giúp bà con đảm bảo hiệu quả trong việc kiểm soát sâu hại mà vẫn giữ an toàn môi trường và sức khỏe người dùng.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Bacillus thuringenis(Bt) sản phẩm phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh vật có lợi giúp tiêu diệt…
5.00 out of 5
150.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *