Hướng dẫn xử lý sầu riêng xổ nhụy đi đọt đơn giản, hiệu quả

Hướng dẫn xử lý sầu riêng xổ nhụy đi đọt đơn giản, hiệu quả

09/03/2024

Kích thước chữ

Sầu riêng xổ nhụy đi đọt là tình trạng khá phổ biến ở các vườn trồng sầu riêng. Từ những vườn sầu riêng lâu năm đến những vườn mới trồng đều có nguy cơ gặp phải vấn đề này. Tất nhiên không phải ai cũng nắm rõ hướng xử lý đọt ra hiệu quả. Tùy tình hình mà mỗi cây sầu sẽ có cách khiển đọt riêng. Để hiểu hơn về cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn xổ nhụy, mời bà con cùng AQ theo dõi qua bài viết sau.

Tìm hiểu về tình trạng sầu riêng xổ nhụy đi đọt là gì?

Biện pháp xử lý sầu riêng xổ nhụy đi đọt không rụng trái non
Sầu riêng vừa xổ nhụy vừa đi đọt xảy ra ở hầu hết các giống sầu riêng

Tình trạng sầu riêng xổ nhụy đi đọt diễn ra khi cây sầu riêng xổ nhụy xong, đồng thời cây bắt đầu ra đọt ở đầu ngọn. Hầu như bất cứ vườn sầu nào cũng gặp phải tình huống tương tự, tùy theo tình hình thời tiết mà đọt ra nhanh hay chậm. Ưu tiên hàng đầu của người trồng sầu riêng chính là trái ra to, cơm ngon. Đồng thời giải quyết song song việc vừa xổ nhụy vừa ra đọt của cây sầu.

Việc cơi đọt mới giúp cây sầu riêng sinh tồn, cây ra hoa đậu trái là hoạt động sinh sản cơ bản. Vì thế, đọt non xuất hiện đồng nghĩa nguồn dinh dưỡng phải chia bớt để nuôi đọt. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển trái sầu, dù chùm hoa trước đó xổ nhụy rất mập mạp, khỏe mạnh nhưng do nhu cầu sinh tồn, trái sầu riêng có xu hướng rụng non hoặc bị giựt hộc – còn gọi là méo trái.

Nhìn chung có rất nhiều hướng để khiển đọt theo nhu cầu của người trồng. Từ các kỹ thuật canh tác đến dùng thuốc hóa học, hoặc sử dụng chế phẩm sinh học giúp cây ngưng đọt hoặc đẩy trái ra nhanh. Trước hết bà con cần nhận diện hiện trạng sầu riêng xổ nhụy đi đọt tại vườn, sau đó mới có biện pháp xử lý phù hợp.

Một số tình trạng cây sầu riêng xổ nhụy đi đọt thường gặp

AQ sẽ phân thành 3 trường hợp đọt non trên cây sầu riêng đã xổ nhụy:

  1. Cây chưa đi đọt
  2. Cây đi đọt yếu
  3. Cây đi đọt mạnh
Biện pháp xử lý sầu riêng xổ nhụy đi đọt không rụng trái non
Chặn đọt và dìu đọt là 2 phương pháp phổ biến để xử lý cây sầu riêng ra đọt sau xổ nhụy

Đối với trường hợp 1, phương pháp chặn đọt sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra một số bà con áp dụng phương pháp thả đọt kết hợp chăm sóc sầu riêng sau xổ nhụy. Để đọt phát triển tự nhiên và thực hiện phòng trừ sâu bệnh gây hại sầu riêng. Cho đến hiện tại, việc thả đọt không được khuyến khích do tình hình bệnh dịch bởi sâu hại, nấm bệnh tăng cao. Phải xử lý tốt từ gốc rễ mới đảm bảo công tác ngăn ngừa bệnh cho cây sầu riêng hiệu quả.

Trường hợp 2 và 3 đa phần bà con sẽ đi theo phương án dìu đọt. Tức là nuôi đọt lớn nhưng đồng thời đẩy trái sầu lớn nhanh. Cách này đòi hỏi khá nhiều thao tác kỹ thuật chăm sóc sầu riêng xổ nhụy đi đọt, tuy vậy sẽ an toàn và phẩm chất trái ổn định hơn do phân bố dinh dưỡng hợp lý.

Dùng thuốc hóa học là cách xử lý quá phổ biến nhưng cũng đi kèm những tác hại khôn lường. Ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe vườn cây, đất canh tác và cả người trồng sầu. Vì thế bà con nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định phương án xử lý sầu riêng vừa xổ nhụy vừa đi đọt tại vườn mình.

Nguyên nhân khiến cây sầu riêng xổ nhụy đi đọt yếu

Độ ẩm tăng cao, dinh dưỡng không cân đối là những tác nhân khiến sầu riêng xổ nhụy đi đọt đồng thời. Thời điểm sầu riêng xổ nhụy thường gặp phải những cơn mưa cuối mùa. Đây là yếu tố khách quan nên khó tránh khỏi. Mặt khác, việc bón phân thuộc về yếu tố con người, không cấp đủ phân bón, phân thiếu chất hữu cơ sẽ gây ra tình trạng cây sầu vừa xổ nhụy vừa cơi đọt.

Bên cạnh đó, đặc tính cây sầu riêng thường ra hoa cơi đọt rất nhiều, kết hợp với công tác chăm sóc kém sẽ gây ra những hậu quá khó lường cho vườn sầu giai đoạn sinh trưởng.

Hậu quả của việc sầu riêng xổ nhụy đi đọt yếu

Biện pháp xử lý sầu riêng xổ nhụy đi đọt không rụng trái non
Khi sầu riêng ra đọt mới sẽ xuất hiện tình huống tranh giành dinh dưỡng giữa đọt non và bông sầu riêng

Cây sầu riêng đang tập trung toàn lực thụ phấn ra trái, việc cơi đọt lúc này gây ra tình trạng tranh giành dinh dưỡng, trái sầu có xu hướng rụng non hàng loạt, bông rụng giảm tỷ lệ đậu trái. Trái lớn thường bị méo trái do thiếu dưỡng chất.

Đây là hồi chuông báo động cho những người trồng sầu, cần tiến hành điều trị tức khắc để tránh chất lượng thành phẩm suy giảm. Hoạt động này liên quan tới công tác chăm sóc sầu riêng sau xổ nhụy.

Hướng dẫn cách chăm sóc sầu riêng sau khi xổ nhụy mạnh

Sau đây, AQ sẽ giới thiệu cách chăm sóc sầu riêng xổ nhụy cho tất cả giống sầu, kết hợp với phương án xử lý cây đi đọt theo 3 trường hợp trên.

Biện pháp xử lý sầu riêng xổ nhụy đi đọt không rụng trái non
6 kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau xổ nhụy bà con cần lưu ý

Điều chỉnh lượng nước tưới vừa đủ cho cây sầu riêng

“Sầu riêng xổ nhụy có tưới nước không?” Câu trả lời là có. Tuy nhiên không phải tưới liên tục với liều lượng tùy hứng. Hoạt động tưới tiêu góp phần quan trọng trong công tác xử lý sầu riêng xổ nhụy đi đọt. Trước đó bà con phải đảm bảo tưới vườn đều đặn, điều này giúp duy trì độ ẩm cho đất, ngăn ngừa tình trạng sốc nước khi lượng mưa tăng cao.

Sau khi cây sầu riêng xổ nhụy xong, tiến hành bổ sung nước để cấp ẩm cho nước. Cách 2 – 3 ngày tưới một lần, mỗi lần tăng thêm 2 phút, lượng nước tưới tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và tình hình thời tiết tại vườn trồng. Thời gian tưới ngày đầu sau khi xổ nhụy là 10 phút.

Tưới tiêu không hợp lý sẽ gây rụng bông, suy cây, rễ kém hấp thu do độ ẩm quá cao.

Điều khiển đọt sầu riêng

Trường hợp 1 – Cây chưa đi đọt:

1/ Chặn đọt sinh trưởng. Tại các cành chính, từ phần đọt cách xuống 3 – 4 cm, bà con dùng kéo cắt chuyên dụng để bấm đọt. Tuy nhiên cách này sẽ khiến cây giảm hiệu suất đáng kể, sức đề kháng yếu dễ bị sâu bệnh nấm mốc tấn công.

2/ Kéo đọt. Cách này áp dụng khi mắc cua chưa xổ nhụy dựa trên đặc tính cây sầu riêng. Khi thấy mắt cua nhú khoảng 1 cm, tiến hành bón phân DAP (phân vô cơ), tưới nước đều đặn để cây sầu hấp thu phân nhanh hơn. Trên lá sử dụng phân đạm phun đều các tán. Sau 2 – 3 tuần, thấy lá non xuất hiện, tiến hành bón phân khiến lá nhanh già. Lúc cây cây sầu riêng xổ nhụy đi đọt xong, giảm thiểu nguy cơ rụng bông, rụng trái.

Trường hợp 2 và trường hợp 3 – Cây đã đi đọt:

1/ Đốt đọt. Tăng liều lượng thuốc hóa học MPK,trong hỗn hợp, tiến hành hãm nước và phun thuốc chặn đọt. Cách này dễ khiến lá và rễ cây sầu riêng dễ bị cháy, nhất là vào mùa mưa.

2/ Dìu đọt. Phương pháp này có nét tương đồng như kéo đọt nhưng hiệu quả mang lại cao hơn. Cách này sẽ cơi lá mới trước khi cây sầu riêng xổ nhụy, hạn chế tình trạng lá già rụng hàng loạt do việc cắt nước kéo dài lúc cây sầu thụ phấn. Lá đảm nhiệm vai trò nuôi trái, thiếu lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp trên cây, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sầu riêng thành phẩm. Khả năng rụng lá rất thấp khi lá chuyển sang lá lụa.

Từ đây AQ đúc kết rằng, công tác khiển đọt bằng kéo đọt và dìu đọt là hướng xử lý sầu riêng xổ nhụy đi đọt hiệu quả nhất. Cả 2 cách đều dựa trên đặc tính cây sầu riêng để giải quyết nguy cơ tranh giành dinh dưỡng, khắc phục tối đa nỗi lo của bà con trồng sầu. Bên cạnh đó, các sản phẩm hỗ trợ như phân bón, thuốc cơi đọt hay chế phẩm sinh học cũng góp phần hỗ trợ vấn đề nan giải mỗi vụ sầu riêng.

Bổ sung dinh dưỡng cho cây sầu riêng

Để đảm bảo trái vào cơm và nuôi đọt diễn ra cùng lúc, bà con tiến hành phun thuốc dinh dưỡng vào trái sầu, đồng thời bón phân hoặc tưới gốc với phân để cây được cấp đủ dưỡng chất nuôi trái và nuôi đọt. Sử dụng phân bón vi lượng, đạm cá, NPK, v.v. để hỗ trợ hoạt động trên.

Không thể bỏ quên phần cuống trái, cuống yếu sẽ dễ rụng ảnh hưởng tỷ lệ trái ra. Bà con có thể dùng các chế phẩm sinh học chứa vi lượng, Bo và Zn để bổ sinh dinh dưỡng cho cuống trái sầu riêng nhé.

Tỉa bông sầu riêng

Hiện nay đã có những sản phẩm giúp bung đọt đồng loạt, không bỏ bông và cả trái. Tuy nhiên để giảm bớt nguy cơ dinh dưỡng không đều, bà con nên thực hiện tỉa bông cây sầu riêng. Một chùm bông khỏe mạnh thường sẽ cho ra khoảng 4 trái sầu, thực hiện đủ thao tác kỹ thuật và dùng thuốc sinh học hỗ trợ vẫn đảm bảo chất lượng trái sầu riêng thành phẩm.

Trên cành, giữ lại những chùm hoa ở xa nhau, bỏ bớt chùm bông ở quá gần, dày đặc, hoặc có dấu hiệu bệnh hại nặng. Điều này không ảnh hưởng đến năng suất vụ sau của cây nên bà con cứ yên tâm mà thực hiện.

Phòng trị sâu bệnh gây hại ơ cây sầu riêng

Cây sầu riêng xổ nhụy đi đọt thường bị bọ trĩ và một số loại côn trùng khác tấn công. Bà con nên thực hiện phun phòng trước khi cây sầu riêng xổ bông để giảm thiểu tác động của chúng. Không được phun thuốc trong lúc cây ra hoa, dù hóa học hay sinh học. Điều này sẽ gây ức chế quá trình thụ phấn của cây sầu, khiến cây dễ bị sượng và suy cây.

Đa số người trồng thường phun thuốc lúc cây vừa nhú mắc cua và giai đoạn làm trái. Chủ yếu phun lá và hoa.

Bón phân cho cây sầu riêng

Phân bón là thành phần không thể thiếu trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau khi xổ nhụy. Việc ngừng bón phân chỉ diễn ra lúc cây sầu đang xổ nhụy, dinh dưỡng lúc này là thừa thải do rễ không thể hấp thụ, hàm lượng đạm quá cao khiến cơi đọt lớn mạnh đồng nghĩa với rụng bông, rụng trái non.

Sau khi sầu riêng đã xổ nhụy hoàn toàn, bà con tiến hành cung cấp phân bón đạm cá hoặc phân NPK, bổ sung dưỡng chất kết hợp tưới tiêu đầy đủ sẽ giúp cây sầu riêng phát triển thuận lợi nhất.

Như vậy AQ đã giới thiệu xong về cách chăm sóc sầu riêng vừa xổ nhụy vừa đi đọt, đồng thời giải đáp câu hỏi sầu riêng xổ nhụy có nên tưới nước không? đến bà con nông dân. Đây đều là những hoạt động cần thiết giúp cây sầu riêng ở trạng thái sinh trưởng tốt nhất, cho ra trái cơm ngon mà không lo cây bị sượng, chết đọt, suy cây ở vụ sau.

Lưu ý khi xử lý vấn đề sầu riêng xổ nhụy đi đọt

Biện pháp xử lý sầu riêng xổ nhụy đi đọt không rụng trái non
Nuôi trái sầu riêng không bị “giựt hộc” chứng tỏ vườn sầu riêng khỏe mạnh

✅ Muốn trái sầu cho cơm ngon, không bị giựt hộc, to tròn, bà con có thể dùng chổi mềm quét phấn hoa hỗ trợ cây thụ phấn dễ dàng hơn.

✅ Khối lượng một trái sầu riêng khá nặng, một chùm bông cho ra khoảng 4 trái, vì thế nguy cơ tét cành khá cao. Tiến hành cột cành để tăng khả năng chịu lực cho cây sầu riêng.

✅ Giai đoạn sầu riêng xổ nhụy đi đọt thường vào mùa mưa, do không thể kiểm soát lượng mưa nên chúng ta cần thực hiện các biện pháp khắc phục sau: dọn lá rụng, xới nhẹ phần đất quanh gốc, v.v để đất thoát nước tốt hơn, đồng thời giúp cây tăng tỷ lệ đậu trái, mẫu mã đẹp, cơm ngon.

Thuốc sinh học hỗ trợ cây sầu riêng xổ nhụy đi đọt, ra trái chuẩn

Phân bón dinh dưỡng và thuốc trị bọ trĩ, rệp sáp là những sản phẩm nên dùng sau khi sầu riêng xổ nhụy đi đọt. Trong thị trường hiện nay không khó để tìm cho mình những dòng thuốc công dụng như trên. Tuy nhiên đâu là địa chỉ uy tín thì cần phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi quyết định đặt mua.

AQ xin giới thiệu 2 sản phẩm sinh học hỗ trợ bà con chăm sóc vườn sầu khi xổ nhụy xong, kích thích cây sinh trưởng khỏe mạnh, đồng thời bảo vệ cây trước những tác nhân gây bệnh hại trong giai đoạn ra trái.

AQ55 Mfruit – chống rụng trái non, mẫu mã đẹp, ngừa nấm bệnh

Biện pháp xử lý sầu riêng xổ nhụy đi đọt không rụng trái non
Nhờ các thành phân như đạm, lân, kali, Zn, Bo, v.v giúp trái sầu tăng kích thước mà cơm vẫn ngọt

Sản phẩm AQ55 Mfruit là dạng phân bón sinh học giúp nâng cao chất lượng nông sản Việt, bao gồm trái sầu riêng. Với thành phần chuyên dụng như: Lân hữu hiệu 5%, Kali hữu hiệu 5%, Đạm tổng số 8%, Zn 500 ppm, Bo 200 ppm, Axit humic 1.5%, v.v, Mfruit cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình vào cơm của trái sầu. Đồng thời tăng kích thước, trái phát triển khỏe mạnh, cơm ngọt, chắc thịt, không bị sượng.

Sản phẩm còn có chức năng ngăn ngừa bệnh hại do nấm gây ra: bệnh nấm hồng, vàng lá, thối rễ, nứt thân xì mủ, v.v. nhờ các chủng vi sinh đối kháng. Tăng cường khả năng trao đối chất nhờ tổ hợp các amino axit.

Công thức: 500ml Mfruit + 300 – 500 lít nước

✔️ Mfruit già hóa đọt: phun từ 2 – 3 lần, mỗi lần phun cách 5 – 7 ngày. Phun đều tán lá cây sầu riêng.

✔️ Mfruit tăng trọng lượng trái sầu: phun định kỳ từ 7 – 10 ngày/ lần, phun lúc trái đang vào cơm. Trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày dừng phun thuốc.

Mebe Pa – Tiêu diệt bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ hại sầu riêng

Biện pháp xử lý sầu riêng xổ nhụy đi đọt không rụng trái non
Phòng trừ sâu bệnh hại sầu riêng góp phần xử lý hiệu quả cây vừa xổ nhụy vừa đi đọt

Thuốc đặc trị bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ Mebe Pa chứa tổng số vi sinh: 1 x 10^8 CFU/, gồm có Metarhizium sp, Beauveria sp, Paecilomyces spp, v.v cùng tổ hợp nấm 4 màu. Thuốc có chức năng kiểm soát hoạt động của sâu hại, ức chế và phát tán bào tử đốt bụng, đốt chân khiến chúng ngừng ăn và chết dần. Mebe Pa tác động lâu dài, hiệu quả đến vụ sau khi thực hiện phun phòng định lỳ.

✔️ Trị sâu bệnh hại cây sầu riêng: Pha 20g Mebe Pa + 20 lít nước, tiến hành phun đều thân – cành – tán lá. Mỗi đợt phun cách từ 5 – 10 ngày.

✔️ Phòng sâu bệnh hại cây sầu riêng: Pha 10g Mebe Pa + 20 lít nước, tiến hành phun đều hai mặt lá – thân cây- vùng dưới tán. Mỗi vụ phun từ 3 – 5 lần, mỗi đợt cách từ 15 – 30 ngày.

Trên đây là thông tin về công tác xử lý sầu riêng xổ nhụy đi đọt và hướng giải quyết phù hợp theo tình trạng cây trồng. Qua đó AQ cũng giới thiệu đến bà con bộ đôi Mfruit và Mebe Pa chuyên cung cấp dinh dưỡng cho cây sầu giai đoạn nuôi trái, kết hợp phòng trị rệp sáp, bọ trĩ, nhện đỏ hại cây. Thực hiện đầy đủ kỹ thuật chăm sóc đảm bảo vườn sầu cho trái hiệu quá, to lớn, cơm ngọt, nâng cao giá trị thương phẩm nông sản Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *