Cách phòng trừ sâu nhãn lồng hiệu quả và Nhận biết
Kích thước chữ
Sâu nhãn lồng thường xuất hiện gây hại gồm có những loài sâu nào, chúng gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến cây nhãn lồng còn được gọi là cây lạc tiên (chùm bao) ở miền Tây. Sâu hại trên cây nhãn lồng bằng cách ăn gặm lá, hút chích nhựa cây từ đó làm cây bị suy giảm sức đề kháng, phát triển kém và dẫn đến chết khô.
Để hiểu rõ hơn về cách phòng trừ hiệu quả các loại sâu hại trên cây nhãn lồng, bà con hãy cùng AQ tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Ngoài ra AQ còn hướng dẫn bà con một số phương pháp hay trong việc ngăn ngừa sâu hại, cách nhận biết và các thông tin liên quan về cây nhãn lồng.
Tìm hiểu về loài sâu nhãn lồng
Sâu nhãn lồng tấn công trên toàn bộ phận của cây lạc tiên (chùm bao). Có rất nhiều sâu bệnh gây hại phổ biến trên loại cây này. Mỗi loài sẽ có cách gây hại khác nhau, chúng đều khiến cây bị giảm năng suất, mật độ lá mất dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh trưởng, nếu bị nhiễm nặng có thể làm cho nguyên dàn bị chết khô.
Các loài sâu nhãn lồng gây hại phổ biến
Cây nhãn lồng bị gây hại nghiêm trọng bởi nhiều loài sâu, côn trùng phổ biến mà bà con trồng loại cây này hay gặp. Dưới đây là một số sâu bệnh trên cây nhãn lồng thường thấy nhất.
Nhện đỏ hại cây nhãn lồng
Nhện đỏ có kích thước nhỏ, thường trú ẩn dưới mặt lá, mất thường sẽ rất khó thấy. Để nhận biết dùng ngón tay hoặc giấy, khăn trắng quẹt vào, thấy trên bề mặt có màu đỏ thì đó là nhện đỏ.
Loài này tập trung ở mặt dưới của phiến lá, khi mới sinh trứng có màu trắng hồng sau đó chuyển sang hồng. Ấu trùng nở ra màu xanh lợt và khi hoàn toàn trưởng thành sẽ có màu nâu đỏ.
Chúng gây hại bằng cách hút chích dịch trên mô tế bào của lá, khiến lá xuất hiện các vết loang lổ màu vàng từ đó làm lá bị xoăn, khô cháy và rụng hàng loạt.
Bọ xít tấn công cây lạc tiên (nhãn lồng)
Bọ xít gây hại trên cây nhãn lồng bằng cách hút chích vào hoa, đọt non và quả khiến bề mặt xuất hiện các vết đốm, làm rụng lá, rụng quả.
Nhận biết bọ xít thông qua hình dáng có thân thon mảnh, cánh màu nâu đen, giai đoạn sâu non không có cánh và thường có màu đỏ khi mới nở.
Sâu ăn lá nhãn lồng
Loài sâu ăn lá nhãn lồng thường tập trung ở dưới mặt lá, kích thước lớn, trên thân chia thành nhiều đốt với nhiều màu sắc thường là đen cam, đen vàng,…lông của chúng cứng như gai mong xung quanh trên thân.
Chúng gây hại bằng cách ăn gặm trụi lá khiến cây quang hợp khó khăn, các chất được trao đổi qua lá không được diễn ra theo đúng quy trình, cây trở nên yếu ớt và chết lụi dần.
Bọ trĩ hút chích nhựa cây
Tiếp tục là một loại sâu bệnh chuyên hút chích trên cây nhãn lồng đó là bọ trĩ, chúng tập trung tấn công ở lá, quả non, hoa khiến hoa khó thụ phấn, trái không đậu nổi hoặc khiến trái bị dị dạng, méo mó, bề mặt xuất hiện nám gây xấu quả.
Loài này khi trưởng thành có cánh, bụng màu đen, phần đầu và ngực màu vàng cam, cơ thể hơi vàng. Dáng thon dài, có đôi râu trên đầu, kích thước cũng nhỏ dài khoảng 1,5mm.
Bọ phấn
Đây cũng là loài côn trùng hút chích, chúng chủ yếu tập chung ở hoa, quả non và mặt dưới để hút dịch trên cây khiến hoa khó thụ phấn, quả non rụng sớm, lá bị héo úa, vàng. Chúng có trứng màu trắng khi còn non và chuyển dần sang nâu khi sắp nở, ấu trùng hình oval, con trưởng thành có kích thước nhỏ, 4 cánh và toàn thân được phủ một lớp màu trắng hơi vàng, chiều dài chỉ khoảng 1mm.
Chất dịch của bọ phấn thải ra trên bề mặt là điều kiện khiến nấm bồ hóng phát triển, thường gây bệnh chủ yếu vào mùa khô được phân tán nhờ gió.
Rệp gây hại cây nhãn lồng
Một số loài rệp thường hay tấn công trên cây nhãn lồng đó là: Rệp sáp, rệp đào, rệp vừng màu xanh, rệp muội,…Điểm chung là cách thức tấn công bằng cách hút chích. Bộ phân thường trú ẩn và làm hại cây gồm: Lá, thân, quả non, khe cuống quả.
Chúng hút chích chất nhựa khiến lá quang hợp khó khăn, lá và quả rụng, cây chậm phát triển, không đảm bảo chất lượng của quả. Thường để lại chất dịch khiến cây bị nhiễm nấm bồ hóng.
Sâu đục thân cây nhãn lồng
Cuối cùng là sâu đục thân, loài này thường tìm những kẽ nứt, vết thương hở trên thân cây để đẻ trứng, khi sâu non nở sẽ đục dần vào thân cây tạo thành những đường hầm bên trong.
Không chỉ vậy loài sâu này còn gây hại cả cả lá non, khiến lá nhỏ bị sâu hại nhỏ hơn bình thường. Nếu tình trạng trở nên nặng sẽ khiến lá bị vàng héo, vỏ thân có dấu hiệu nứt nẻ.
Biện pháp phòng trừ sâu nhãn lồng đơn giãn hiệu quả cao
Để phòng trừ sâu nhãn lồng xâm nhập làm hại cây bà con cần áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa như sau:
✅Thu gom và tiêu hủy những bộ phận mà sâu bệnh gây hại để giảm thiểu mật độ gia tăng.
✅Cắt tỉa bớt cành lá giúp cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh trú ẩn dưới các tán lá khuất. Loại bỏ cả những cành, lá, hoa, quả bị cắn phá hay có dấu hiệu bất thường như dị dạng, vàng héo, xuất hiện những vết bệnh lạ trên bề mặt.
✅Có thể sử dụng vòi xịt nước có áp lực vừa đủ để đánh bay côn trùng. Cách làm này vừa giúp loại bỏ sâu bệnh ra khỏi cây mà còn hạn chế lượng thuốc hóa học ảnh hưởng về lâu dài.
✅Vệ sinh vườn cây thường xuyên, nhổ bỏ cỏ dại xung quanh để giảm thiểu mật độ sâu bệnh gia tăng và trú ẩn trong vườn.
✅Nếu số lượng sâu trên cây ít và có kích thước vừa đủ bà con có thể bắt bằng tay hoặc dùng vợt để bắt nhằm hạn chế tác động mạnh, gây ra những tổn thương cho cây.
✅Sử dụng bẫy dính màu vàng để dụ con trưởng thành vừa đỡ tốn công sức lao động mà vẫn đảm bảo tính an toàn cho cây.
✅Tưới nước, bón phân đủ liều lượng để giúp cây gia tăng sức đề kháng để chống lại sự tấn công từ sâu bệnh.
Sản phẩm hỗ trợ phòng trừ sâu nhãn lồng hiệu quả, an toàn
Sản phẩm sinh học giúp diệt trừ sâu nhãn lồng hiệu quả phải kể đến Mebe Pa chuyên trị côn trùng hút chích và Ola insect in99 chuyên trị sâu, côn trùng cắn phá. Các loại thuốc này đều có khả năng tiêu diệt sâu, côn trùng hút chích, cắn phá ngay từ giai đoạn trứng đến con trưởng thành, hiệu quả lâu dài, phòng trừ bền vững.
Thuốc sinh học phòng trừ sâu nhãn lồng Mebe Pa
🔶Thành phần thuốc trị sâu hại trên cây nhãn lồng Mebe Pa
✅ Metarhizium sp: 1×10^6 CFU/g
✅ Beauveria sp: 1×10^5 CFU/g
✅ Paecilomyces spp: 1×10^5 CFU/g
Ngoài ra được bổ sung thêm các loại nấm như: Nấm tím – Paecilomyces sp, nấm xám – Verticillium sp,…virus NPV và hoạt chất sinh học giúp nâng cao hiệu quả điều trị sâu bệnh.
🔶Công dụng thuốc trị sâu hại trên cây nhãn lồng Mebe Pa
✅Giúp kiểm soát được mật độ và diệt trừ dứt điểm sâu, côn trùng tấn công lên cây nhãn lồng.
✅Tiêu diệt mọi giai đoạn của vòng đời của sâu nhãn lồng từ trứng, ấu trùng, nhộng và con trưởng thành.
✅Các vi nấm có trong thành phần sẽ mọc vào cơ thể của sâu, côn trùng, bào tử sẽ đốt bụng, đốt chân, khiến chúng phải ngừng ăn, chết khô dần và các bảo tử nấm còn có khả năng tự phát tán, lây lan sang các con khác.
✅Đảm bảo an toàn, không gây độc hại đến môi trường, phòng trừ hiệu quả.
✅Hoạt chất NPV có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình tiêu diệt sâu, côn trùng gây hại.
🔶Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu hại trên cây nhãn lồng Mebe Pa
✅ Phun trị sâu nhãn lồng: Pha 20g/20 lít nước, thực hiện phun ướt đều toàn bộ phận đặc biệt mặt sau của lá và vùng dưới tán để nâng cao hiệu quả điều trị, dùng cách nhau 5 – 10 ngày/lần.
✅ Phun phòng sâu nhãn lồng: Pha 10g/20 lít nước sạch, phun kỹ toàn bộ phận của cây, định kỳ 15-30 ngày/lần (3-5 lần/vụ).
Thuốc trị sâu hại trên cây nhãn lồng Ola insect in99
🔶Thành phần:
Thành phần chính gồm Bacillus thuringiensis (Bt):10^7 CFU/ml; pH H2o: 5; Tỷ trọng: 1,14; chứa dung môi nước cất đủ 1 lít.
Thuốc được phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh có lợi như: Paecilomyces sp, Metarhizium spp, Beauveria sp, Verticillium sp,….Ngoài ra thuốc cũng được chiết xuất thêm từ tinh dầu thực vật, giấm gỗ (Axit Pyroligneous).
🔶Công dụng:
✅ Thành phần Bt và nấm ký sinh ức chế giúp diệt trừ hiệu quả sâu, côn trùng như: Sâu nhãn lồng, sâu vẽ bùa, sâu tơ, sâu xanh,…tiêu diệt ngay từ giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng tới con trưởng thành.
✅ Được chiết xuất từ tinh dầu thực vật nên có tác dụng xua đuổi các sâu, côn trùng trưởng thành đến chích hút, phá hoại và sinh sản trong vườn.
✅ Sản phẩm có hiệu quả phòng trừ cao, bền vững, đảm bảo an toàn.
🔶Hướng dẫn dùng thuốc Ola insect in99:
✅ Phun trị sâu nhãn lồng: Hòa chai 100ml/100 lít nước, tùy vào mật độ và áp lực liều lượng từ 3 – 5 ngày/lần
✅ Phun phòng sâu nhãn lồng: Hòa chai 100ml vào 200 lít nước, phun ướt đẫm phần thân, cành, lá và dưới tán, định kỳ từ 15 – 30 ngày/lần.
Toàn bộ nội dung phía trên đề cập đến các loại sâu nhãn lồng với đặc điểm nhận biết, cách thức gây hại của từng loài. Bài viết cũng nêu rõ các cách phòng trừ sâu bệnh hiệu quả và an toàn bà con nên tham khảo, áp dụng vào vườn trồng. Hãy phòng trừ sâu bệnh từ sớm và chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo năng suất và giúp cây luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.