Nhận biết sâu nái trên cây dừa và cách phòng trị hiệu quả
Kích thước chữ
Sâu nái trên cây dừa là loài côn trùng gây hại phổ biến không chỉ trên cây dừa mà còn xuất hiện ở nhiều loại cây trồng khác. Với mật độ phát triển lây lan rộng, bà con năng suất dừa sẽ bị ảnh hưởng nếu không tiêu diệt sâu kịp thời.
Sâu nái gây rụng lá, ăn trụi lá khiến cây còi cọc vì vậy bà con nên thực hiện các biện pháp phòng trị từ sớm. Tham khảo thông tin chi tiết về loài sâu này và cách tiêu diệt sâu nái trong bài sau từ AQ.
Tìm hiểu về loài sâu nái trên cây dừa
Sâu nái trên cây dừa gây ra mức thiệt hại khá cao, đặc biệt là trong những giai đoạn sâu xuất hiện mật độ rải rác không đáng kể nên người dân thường ít quan tâm. Tuy nhiên chúng lây nhiễm nhanh và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Vì vậy trong quá trình canh tác bà con hãy lưu ý việc phòng ngừa sâu hại trên cây dừa càng sớm càng tốt.
Đặc điểm hình dáng và vòng đời của sâu nái trên cây dừa
Sâu nái gây hại trên cây dừa có tên khoa học là Parasa Lepida (Cramer), họ Limacodidae, bộ Lepidoptera. Ký chủ của loài sâu nái bao gồm các giống cây phổ biến như dừa, cam, quít, chuối, lúa, xoài, mận, hoa hồng, hoa kiểng, hoa sen,…
Vòng đời của loài sâu nái tương đối dài khoảng trung bình 63,8 ngày với các giai đoạn như sau:
- Trứng: Giai đoạn trứng kéo dài từ 5-7 ngày với kích thước nhỏ, dẹt, mỏng và có màu vàng. Con cái có thể đẻ 600 trứng, ổ có khoảng 20-30 trứng, chúng đẻ vào ban đêm dưới mặt lá và trứng xếp lên nhau giống như vảy cá.
- Sâu non: Giai đoạn sâu non từ 29 – 32 ngày, từ 6-8 tuổi. Sâu non thay đổi màu sắc và kích thước tùy theo tuổi của ấu trùng, với các màu màu vàng rơm đến màu vàng pha xanh lá cây. Trên cơ thể sâu non có nhiều lông nhỏ gây ngứa khi chạm vào.
- Nhộng: Nằm trong kén, giai đoạn nhộng kéo dài từ 24 – 25 ngày, ở hai đầu kén có các sợi tơ màu đen mịn,.
- Thành trùng: Có thân màu nâu và phần đầu màu xanh lá cây, trên ngực phủ một lớp phấn màu xanh.
Dấu hiệu nhận biết sâu nái trên cây dừa xuất hiện gây hại
Sâu nái gây hại ở cây dừa chủ yếu là giai đoạn ấu trùng với các biểu hiện trên lá như sau:
🔶 Sâu non sẽ ăn các phần non mềm trên lá dừa và chừa lại phần gân lá.
🔶 Khi sâu non có tuổi càng lớn thì sức ăn của chúng càng mạnh thậm chí ăn khuyết cả lá.
🔶 Mật độ cao thì sâu sẽ ăn toàn bộ lá trên cây dừa làm cây xơ xác, không thực hiện chức năng quang hợp dẫn đến giảm năng suất.
Hậu quả do sâu nái trên cây dừa gây ra
Khi cây dừa bị sâu nái gây hại đặc biệt là giai đoạn ấu trùng, chúng sẽ ăn lớp biểu bì bên dưới của lá dần dần ăn hết phiến lá và chỉ để lại gân. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đối với sự phát triển của cây dừa do diện tích lá giảm, cây không còn khả năng quang hợp. Nếu gây hại nặng, ấu trùng có thể gây rụng lá.
Trên cây dừa sâu nái ăn những lá già, tuy nhiên trên cây ăn trái chúng còn ăn cả lá non. Khi chúng ta vô tình chạm phải sâu nái, các lông nhọn dễ gãy sẽ tiết ra chất độc gây ngứa hoặc bỏng rát khi tiếp xúc với da người.
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu nái trên cây dừa
Sâu nái hại dừa sinh sản với mật độ cao và gây thiệt hại nếu không phòng ngừa từ sớm, vì vậy bà con hãy áp dụng các kỹ thuật canh tác giảm thiểu tác hại của sâu nái như sau:
🔶 Bắt sâu nái ở giai đoạn sâu non và nhộng trên cây trồng khi chúng còn nhỏ, nên sử dụng bao tay khi bắt để tránh tiếp xúc gây ngứa.
🔶 Kiểm soát sâu hại bằng phương pháp sử dụng máy kéo để cày xới đất tiêu diệt các loại kén của chúng.
🔶 Sử dụng bẩy đèn giúp tiêu diệt giai đoạn trưởng thành của sâu nái. Loại bẫy này có thể đặt cố định ở ngoài vườn vào thời điểm bướm trưởng thành chui ra khỏi kén. Đặt bẫy đèn với mật độ 10 bẫy cho mỗi ha là phù hợp.
🔶 Sâu nái có nhiều thiên địch ký sinh gồm có các loại như: Ruồi ký sinh nhộng Chaetexorista Javana Brauer, ong ký sinh sâu non Apanteles parasae,… Hạn chế sử dụng thuốc hóa học để tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển, giúp giảm số lượng sâu nái.
Thuốc đặc trị sâu nái trên cây dừa Ola insect in99 an toàn cho cây
Sâu nái gây hại trên dừa làm khả năng quang hợp, rụng lá khiến cây còi cọc, ảnh hưởng đến sự phát triển của vườn cây. Do đó thực hiện cách trị sâu nái từ sớm là cần thiết với các kỹ thuật canh tác hiệu quả và kết hợp sản phẩm sinh học Ola insect in99 từ AQ giúp tiêu diệt sâu bệnh, bảo vệ cây trồng khỏi sự tấn công của sâu hại.
Công ty Cổ Phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ cung cấp giải pháp Ola insect in99 đến nhà vườn với thành phần sinh học trong sản phẩm giúp bà con xử lý sâu bệnh với các thông tin chi tiết như sau:
Thành phần thuốc trị sâu nái gây hại ở cây dừa Ola insect in99
Thành phần chính của Ola insect in99 có chứa: Bacillus thuringiensis (Bt): 10^8 CFU/ml. Trang sản phẩm Ola insect in99 có hàm lượng vi sinh vật có lợi như Beauveria sp, Verticillium sp, Metarhizium spp, Paecilomyces sp,… cùng các chiết xuất thực vật như giấm gỗ (Axit Pyroligneous), tinh dầu thực vật.
Công dụng thuốc trị sâu nái gây hại ở cây dừa Ola insect in99
- Ola insect in99 giúp tiêu diệt các loại sâu như sâu xanh, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, bọ trĩ, rệp, nhện đỏ,… từ giai đoạn trứng, ấu trùng và thành trùng.
- Tinh dầu thực vật Axit Pyroligneous có trong Ola insect in99 mang lại hiệu quả xua đuổi côn trùng, đồng thời ngăn ngừa tối đa sự gây hại và sinh sản của sâu trong vườn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu nái gây hại ở cây dừa Ola insect in99
- Phun phòng sâu nái hại dừa: Sử dụng 100ml Ola insect in99 pha với 200 lít nước, thực hiện phun ướt đẫm thân, cành, lá, vùng dưới tán cây cách từ 15-30 ngày cho mỗi lần.
- Phun trị sâu nái hại dừa: Sử dụng 100ml Ola insect in99 pha với 100 lít nước, phun trị sâu 3-5 ngày mỗi lần cho cây.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích đến bà con trong quá trình phòng trị sâu nái trên cây dừa với các biện pháp xử lý hiệu quả kết hợp với dòng sản phẩm sinh học diệt trừ sâu hại Ola insect in99 đến từ AQ. Chúng tôi luôn hỗ trợ, đồng hành suốt quá trình canh tác của bà con cũng như cung cấp các giải pháp sinh học cho vụ mùa bội thu.