Phòng trừ sâu hại thanh long thường gặp hiệu quả và an toàn

Phòng trừ sâu hại thanh long thường gặp hiệu quả và an toàn

09/09/2024

Kích thước chữ

Sâu hại thanh long thường có những loại nào, dấu hiệu nhận biết và cách ngăn chặn, xử lý ra sao? Trong bài viết dưới đây AQ xin chia sẽ đến bà con phương pháp chăm sóc phòng ngừa và dánh bay các loài sâu hại thường gặp ở cây thanh long hiệu quả cao và an toàn cho cây.

Tìm hiểu về các loài sâu hại thanh long

Một số loài sâu hại thanh long thường xuyên bắt gặp và cách phòng trừ
Nếu không kịp thời phòng ngừa sâu hại thanh long thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho vườn

Thanh long là một trong những loại cây ăn quả được nhiều người ưa chuộng. Với đặc tính chịu hạn tốt, vì thế mà chúng được trồng rộng rãi ở những vùng tỉnh thành có cường độ ánh sáng mạnh, khô hạn như: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang. Trong đó, Bình Thuận chiếm diện tích trồng lớn nhất cả nhất là 30.650 ha.

Việc sản xuất và xuất khẩu thanh long đã mang nhiều nguồn thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên, quá trình canh tác vẫn có sự cản trở và điển hình nhất trong số đó chính là sâu hại gây bệnh. Các loài sâu hại, côn trùng hút chích khiến cây sinh trưởng kém. ngoài ra chúng còn mang mầm bệnh đến cho vườn.

Vì nhằm cung cấp cho người nông dân trồng thanh long những kiến thức cơ bản về phương pháp phòng, trừ các loài sâu hại thường xuyên tấn công vườn. AQ đã tìm hiểu và cho ra bài viết này với các hạng mục dưới đây.

Một số loại sâu hại thanh long thường gặp

AQ xin chia sẻ tới quý bà con nông dân một số loài sâu hại ở cây thanh long thường xuyên bắt gặp ở trong vườn như sau:

Kiến

Một số loài sâu hại thanh long thường xuyên bắt gặp và cách phòng trừ
Vệ sinh vườn sạch sẽ, phun thuốc phòng trừ giúp ngăn ngừa kiến hiệu quả

Đặc điểm gây hại: Có nhiều loại kiến tấn công và gây hại đến cho cây thanh long, phổ biến nhất là kiến đen (Paratrechina sp) cùng kiến lửa (Solenopsis sp). Chúng cắn đục làm hỏng gốc cây, hom giống, hoa, nụ, quả thanh long. Thường xuất hiện vào những tháng hè nắng nóng và trong giai đoạn chuyển mùa.

Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh vườn thường xuyên, dọn sạch các cành cây khô trong vườn để hạn chế nơi cư ngụ của kiến. Làm bẫy bã để nhử và tiêu diệt chúng vào 2 thời điểm quan trọng là đầu và cuối mùa mưa.

Đối với những vườn bị kiến hại tấn công nặng, khi cây có nụ hoa thì có thể sử dụng thuốc hóa học để phun trừ nhưng bà con cần phải cân nhắc lượng dùng sau cho hợp lý. Không dùng thuốc hóa học trên trái một tuần trước khi thu hoạch.

Bọ trĩ

Đặc điểm gây hại: Bọ trĩ gây hại từ giai đoạn thanh long ra nụ cho đến khi râu (rút râu), gây nên hiện tượng mắc võng trên trái non và trái già, khiến giá trị thương phẩm của trái bị giảm.

Trước đây, bọ trĩ chủ yếu gây hại trong mùa nắng tuy nhiên gần năm gần đây chúng hầu như gây hại quanh năm. Đặc biệt, ở những vườn có nhiều cỏ dại.Các vườn bị tấn công (>70% trái bị hại) có thể ảnh hưởng đến mẫu mã, giá trị nông sản và thu nhập của bà con.

Biện pháp phòng trị

Vệ sinh sạch sẽ vườn trồng, trong giai đoạn búp còn nhỏ không nên để cỏ dại phát triển hoa và không phát cỏ trong vườn ở giai đoạn búp từ trái cau trở đi. Sau khi phát cỏ cần phải dùng thuốc trừ bọ trĩ sớm.

Giai đoạn búp có kích thước khoảng 3 – 10cm, đây là lúc bọ trĩ hay di trú từ cỏ dại xung quanh sang cây thanh long gần nhất. Bà con, cần nên chú ý để thực các biện pháp phòng ngừa sao cho hợp lý.

Bọ xít thanh long

Một số loài sâu hại thanh long thường xuyên bắt gặp và cách phòng trừ
Bọ xít thường hoạt động vào chiều tối. Chúng cự ngụ ở cỏ dại, hàng rào, bụi cây xung quanh

Đặc điểm gây hại: Có nhiều loại bọ xít gây hại ở thanh long nhưng bọ xít xanh Nezara viridula và bọ xít nâu Riptortus linearis là 2 loại phổ biến nhất. Bọ xít thường hoạt động vào ban đêm và chiều tối.

Chúng tập trung hút chích nhựa trên trái, vết chích trên trái non rất khó để phát hiện, khi thanh long chín tạo thành những vết sần sùi, khiến mẫu mã bị giảm chất lượng, nông sản kém người tiêu thụ,…

Biện pháp phòng trừ

Cỏ dại, hàng rào, cây trồng xung là nơi cư ngụ chủ yếu của loài bọ xít thanh long này, vì thế mà bà con cần chú ý kỹ trong vườn. Khi dùng thuốc để phòng trị chúng thì bà con nên lưu ý thời gian cách ly của từng loại thuốc đối với cây ăn trái, phun thuốc diệt trực tiếp vào nơi bọ xít trú ẩn.

Rầy mềm

Đặc điểm gây hại: Rầy mềm xuất hiện rải rác trên những vườn thanh long. Vì do thường xuyên phun phòng kiến cũng như các đối tượng gây hại khác cho nên rầy mềm không phát triển mạnh mẽ được. Những nơi tập trung nhiều rầy mềm sẽ xuất hiện những chấm trắng hoặc xanh khi trái chín.

Biện pháp phòng trừ

Bà con cần kiểm tra và phát hiện sớm rầy mềm có trong vườn thanh long để hạn chế những tác hại mà chúng mang lại. Trồng vườn với mật độ hợp lí, dọn dẹp cỏ dại, tỉa bỏ những cành già, yếu, không còn khả năng phát triển,…

Các loại bọ cánh cứng

Đặc điểm gây hại: Bọ cánh cứng thường xuyên gây hại ở vỏ và tai trái vết thương từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm bệnh xâm nhiễm vào cây. Bọ cánh cứng gây hại thanh long quanh năm, có 02 lại chủ yếu là câu cấu và ngâu.

Những vùng ráp rừng, bọ cánh cứng nhỏ nâu gây hại rất nặng cho vườn vào đầu và cuối mùa mưa, thường tấn công vào chiều tối.

Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh vườn thường xuyên, phát quang bụi rậm, cỏ dại, bón phân chuồng hoai. Vì bọ trưởng thành có kích thước khá lớn, dễ nhận biết do đó bà con có thể dùng tay để bắt. Đối với các vùng bị bọ cánh cứng tấn công nặng nề thì dùng đèn đèn để bẫy chúng vào thời điểm cuối và đầu mùa mưa.

Ruồi đục trái

Một số loài sâu hại thanh long thường xuyên bắt gặp và cách phòng trừ
Lựa chọn đúng thời điểm thu hoạch, tránh để quả chín trên cây. Hạn chế ruồi đẻ trứng

Đặc điểm gây hại: Ruồi đục trái là đối tượng gây ra nhiều bệnh dịch thực vật của nhiều cây. Ruồi cái chích vào vỏ trái và đẻ trứng bên trong, ở bên ngoài lớp vỏ có dấu chích sẽ biến thành màu nâu. Khi trứng nở thành giòi ăn phá bên trong gây rụng và thối trái.

Ruồi đục trái gây hại mạnh chủ yếu vào mùa mưa. Khi thiếu nguồn lương thực, ruồi cái sẽ đẻ trứng vào bên trong trái non để tạo điều kiện cho nấm hại xâm nhập.

Biện pháp phòng trừ hiệu quả

Vệ sinh vườn thanh long một cách sạch sẽ, thu gom và tiêu hủy những cành, trái bị hại. Lựa đúng thời điểm thu hoạch, không nên để trái chín lưu trên cây. Dùng các loại thuốc phun phòng, trị ruồi đục trái với tần suất hợp lý.

Rệp sáp trái

Đặc điểm gây hại: Rệp sáp hay còn gọi là rệp dính thuộc loài hút chích.Vào mùa nắng thường xuất hiện nhiều. Được bao bọc bởi một lớp sáp và các sợi tơ màu trắng trông như bông gòn.

Rệp bám vào cuống và trên bề mặt trái để hút chích nhựa. Mật độ rệp cao sẽ khiến quả non bị héo khô, trái già bị méo mó, không phát triển được.

Biện pháp phòng trừ

Khom giống trước khi trồng, xử lý bằng thuốc dầu khoáng để loại trừ nguồn rệp tồn trong vườn ban đầu . Mật độ trồng hợp lý và dọn dẹp, giữ cho vườn sạch cỏ dại, thông thoáng. Tạo điều kiện cho các loài thiên địch của rệp phát triển khỏe mạnh.

Thuốc đặc trị sâu hại thanh long Ola insect in99 an toàn cho cây

Một số loài sâu hại thanh long thường xuyên bắt gặp và cách phòng trừ
Ola insect in99 sẽ tiêu diệt các loài sâu hại thanh long một cách nhanh chóng và an toàn cho môi trường

Hiểu được những tác hại mà những loài sâu trên cây thanh long gây ra cho vườn. AQ xin chia sẻ tối quý nhà nông phương pháp phòng trị bằng thuốc Ola insect in99. Hiệu quả đã được đông đảo bà con nhà nước tin dùng và sử dụng.

Thành phần của thuốc trị sâu hại trên cây thanh long Ola insect in99

✅ 10^8 Bacillus Thuringiensis (Bt) 10^8 CFU/ml (chế phẩm sinh học Ola insect in99 đã được điều chế dựa trên nền hỗn hợp vi sinh vật các vi sinh vật có lợi cho thanh long. Kết hợp cùng các chiết xuất thực vật như: Tinh dầu thực vật, giấm gỗ,…).

Công dụng của thuốc trị sâu hại trên cây thanh long Ola insect in99

✅ Thành phần nấm có trong chế phẩm kết hợp cùng chủng Bt giúp tiêu diệt từ trứng cho đến những con trưởng thành có trong vườn như: Rệp sáp, kiến,…

✅ Các thành phần như: Tinh dầu thực vật, Axit Pyroligneous trong chế phẩm sẽ giúp xua tan các loài sâu hại, ngăn chúng hút chích và sinh sản trong vườn.

✅ Thuốc an toàn, có công dụng cao, hiệu lực dài.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu hại trên cây thanh long Ola insect in99

Phun phòng sâu trên cây thanh long: Hòa 200 lít nước sạch cùng với 100ml chế phẩm sinh học Ola insect in99. Định kỳ phun 15 – 30 ngày/ lần đều trên thân – lá – cành và tưới ướt đẫm vườn.

Phun trị sâu trên cây thanh long: Pha 100ml Ola insect in99 với 100 lít nước sạch. Tùy theo áp lực, mật độ sâu hại mà phun sau cho phù hợp, 3 – 5 ngày/ lần.

Hy vọng, sâu hại thanh long sẽ không còn là vấn đề khiến bà con nông dân phải bận tâm lo lắng sau khi đã tìm hiểu những loài sâu thường xuyên tấn công vườn, cách nhận biết và cả phương pháp, thuốc phòng trị hiệu quả.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Bacillus thuringenis(Bt) sản phẩm phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh vật có lợi giúp tiêu diệt…
5.00 out of 5
150.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *