Cách phòng trừ sâu đục trái bắp hiệu quả và an toàn cho cây
Kích thước chữ
Sâu đục trái bắp (ngô) là một trong những đối tượng gây hại hàng đầu của ngành nông nghiệp Châu Á. Nhờ khả năng thích nghi, chúng đã xuất hiện và tấn công mạnh các quốc gia có trồng bắp, một số nơi bị thất thu nặng do sâu đục trái gây ra. Cùng AQ tìm hiểu thêm về loài sâu hại này qua bài viết bên dưới nhé.
Tìm hiểu về sâu đục trái bắp
Sâu đục trái bắp có tên khoa học là Helicoverpa Armigera (tên Tiếng Anh: Corn Earworm), là một loài sâu đa thực với hơn 60 cây ký chủ. Thời gian trước đây, Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực chuyên canh bắp thường xuyên bị sâu đục trái tàn phá trên diện rộng.
Theo một số nghiên cứu cho biết, đậu bắp là cây ký chủ ưa thích của loài sâu đục trái này. Tuy nhiên trong các đợt tấn công của chúng, cây bông, ngô, đậu gà và cà chua lại là đối tượng bị hại nghiêm trọng.
Điều kiện phát triển của loài sâu đục trái bắp
Mặc dù cây bắp bị sâu đục trái tấn công quanh năm nhưng mức độ thiệt hại cao hay thấp còn phụ thuộc vào thời tiết và khả năng thích nghi qua từng thế hệ của sâu bệnh. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố liên quan đến sự phát sinh của sâu đục bắp như:
🔹 Nhiệt độ sinh trưởng dao động từ 15 – 36°C.
🔹 Nhộng có xu hướng ngủ đông khi thời tiết xuống thấp, dài nhất là 1 năm.
🔹 Số lượng thức ăn có sẵn trên ruộng bắp quyết đinh thời gian phát triển của sâu non và nhộng.
🔹 Bướm của sâu đục trái di chuyển theo đường gió đến các ruộng bắp xung quanh.
Vòng đời và đặc điểm hình dáng của sâu đục trái bắp
Vòng đời trung bình của một con sâu đục trái bắp kéo dài từ 28 – 50 ngày, trải qua 4 giai đoạn cơ bản là trứng – sâu non – nhông – trưởng thành.
1️⃣ Trứng: từ 2 – 7 ngày.
- Trứng sâu hình cầu, có màu vàng trắng, hơi bóng.
- Trứng chuyển sang màu nâu sẫm trước khi nở.
- Sâu đục trái thường đẻ trứng trên râu ngô.
2️⃣ Sâu non: từ 14 – 25 ngày.
- Sâu non tuổi 1 và tuổi 2 có cơ thể màu vàng trắng đến nâu đỏ dạng đốm rải rác.
- Sâu non trưởng thành (tuổi 3) khi đẫy sức dài 35 – 50mm, thân hình ống, đa phần là màu xanh (số ít có màu nâu đỏ, vàng rơm, hồng và đen).
- Phần đầu lốm đốm và có màu nâu, bề mặt da có các nốt sần nằm khít nhau.
- Dọc 2 bên thân là đường sọc sáng màu bản rộng, riêng sọc trên lưng lại hẹp.
3️⃣ Nhộng: từ 10 – 14 ngày
- Cơ thể nhộng màu nâu, dài từ 14 – 18mm.
- Thân nhẵn, tròn, có 2 gai thuôn nhọn nằm song song ở đầu sau.
4️⃣ Trưởng thành: từ 2 – 5 ngày.
- Cơ thể bướm trưởng thành mập mạp, con cái màu nâu cam, con đực màu xám xanh lục.
- Sải cảnh từ 3,5 – 4cm; chiều dài cơ thể từ 14 – 18mm.
- Cánh trước có khoảng 7 – 8 đốm đen nằm ở rìa.
- Cánh sau màu vàng rơm nhạt, viền vàng, có hình dấu phẩy nằm giữa cánh.
Dấu hiệu nhận biết sâu đục trái bắp xuất hiện gây hại
▪️ Giai đoạn cây bắp con: sâu đục trái ăn ngọn và lá non, khiến ngọn yếu, lá non bị thủng, cây sinh trưởng kém.
▪️ Giai đoạn trổ cờ: sâu đục vào lá bao cờ để tấn công bao phấn và bông cờ.
▪️ Giai đoạn tạo trái – phun râu: sâu đục trái ăn hạt non, làm giảm tỉ lệ hạt/bắp, từ phần đầu sâu đục dần vào lõi bắp, khiến trái bị thối nặng khi trời mưa.
Mặt khác, chất thải của sâu đục bắp kết dính lá bao cờ lại với nhau, gây khó khăn cho cây bắp trổ cờ và tung phấn, tác động xấu đến quá trình thụ tinh tạo trái bắp.
Hướng dẫn cách phòng trị sâu đục trái bắp hiệu quả
Một trong những ưu tiên trong phòng trừ trái bắp bị sâu đục trái hại là thực hiện canh tác đúng kỹ thuật từ đầu vụ. Khả năng xuất hiện sâu bệnh trên ruộng còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, vì thế các hoạt động trong trồng trọt và chăm sóc ruộng bắp là yếu tố tiên quyết về nguy cơ gây hại của sâu đục quả bắp.
✅ Tìm mua cây bắp giống hoặc hạt giống tại các cơ sở uy tín, không nên dùng bắp giống tại khu vực đã bị sâu đục trái tấn công trước đó.
✅ Sau thu hoạch, vệ sinh sạch sẽ khu vực trồng, xử lý cỏ dại, thu gom tàn dư thực vật trên ruộng, nhất là những cây ký chủ phụ của sâu đục quả bắp.
✅ Cày bừa phơi đất, dùng vôi bột hoặc dung dịch Bio Soil để cải tạo và nâng độ pH đất trồng.
✅ Luân canh với lúa nước hoặc xen canh với đậu nành để lợi dụng thiên địch diệt sâu nhộng hại bắp.
✅ Phát triển thiên địch ong mắt đỏ hỗ trợ tiêu diệt sâu đục trái bắp.
✅ Có thể đưa nước ngập ruộng để làm chết bộ phận sâu hại còn tên ruộng.
✅ Định kỳ thăm vườn để kịp thời phát hiệu dấu hiệu gây hại của sâu và xử lý nhanh chóng.
Thuốc đặc trị sâu đục trái bắp Ola insect in99 an toàn cho cây
Giải pháp sinh học trừ sâu thế hệ mới Ola insect in99 là lựa chọn an toàn cho bà con trong công tác tiêu diệt và phòng trừ sâu đục trái bắp. Sản phẩm do Công ty Cổ phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ nghiên cứu, sản xuất và phân phối trực tiếp đến tay người trồng.
Thành phần của thuốc trị sâu đục quả bắp Ola insect in99
Mật số vi khuẩn Bt trong Ola insect in99: 108 CFU/ml.
Sản phẩm là sự kết hợp giữa các chủng nấm màu như Beauveria sp, Metarhizium spp, Paecilomyces sp, Verticillium sp cùng tinh dầu thực vật và giấm gỗ – Axit pyroligneous.
Công dụng của thuốc trị sâu đục quả bắp Ola insect in99
🔸 Nấm ký sinh ức chế hệ tiêu hoá của sâu đục bắp khiến chúng ngừng ăn, chết dần và trở thành chất hữu cơ dễ tiêu cho cây bắp.
🔸 Vi khuẩn Bt bảo vệ ruộng bắp khỏi sự xâm nhập của bướm hại.
🔸 Tiêu diệt sạch toàn bộ quần thể sâu đục trái bắp trên ruộng.
🔸 Không gây tồn dư thuốc, không gây nóng cây trồng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu đục quả bắp Ola insect in99
Phun trị cây bắp bị sâu đục trái hại: 100ml Ola insect in99 + 100 lít nước, phun xử lý cách 3 – 5 ngày/lần.
Phun phòng cây bắp bị sâu đục trái hại: 100ml Ola insect in99 + 200 lít nước, định kỳ phun phòng 1 – 2 lần/tháng.
Cách phun: Tập trung phun kỹ ở thân – cành – lá – vùng dưới gốc cây bắp.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng sâu đục trái bắp mà AQ muốn chia sẻ đến quý bà con. Hy vọng sẽ hỗ trợ bà con ít nhiều trong canh tác và chăm sóc ruộng bắp, kết hợp phun thuốc phòng ngừa đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triên của cây, nâng cao năng suất và chất lượng bắp trái thu hoạch.