Phòng trừ sâu đục thân cây nho hiệu quả và an toàn cho cây
Kích thước chữ
Sâu đục thân cây nho thực chất là sâu đục thân cà phê với đặc điểm nhận dạng là cơ thể màu hồng, đầu vàng giai đoạn sâu non. Hiện nay, mức độ gây hại của chúng chưa quá phổ biến, tuy nhiệt về thiệt hại đã được chứng nhận tại các vườn nho Ninh Thuận. Cụ thể về loài sâu bệnh hại này ra sao mời bà con cùng AQ theo dõi bài viết này.
Tổng quan về loài sâu đục thân cây nho
Sâu đục thân cây nho có tên khoa học là Zeuzera coffeae. Chúng chuyên tấn công các cây cà phê, nhất là cà phê vối. Sâu đục thân phát triển mạnh trong thời tiết nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng. Sâu bệnh giai đoạn sâu non và nhộng hay trốn trong đường hầm ở thân cây, khiến cho công tác xử lý bệnh gặp nhiều khó khăn.
Quanh năm đều xuất hiện sâu đục thân, giai đoạn bùng phát mạnh nhất là vào tháng 1 – 2 và đầu mùa mưa rơi vào khoảng tháng 5. Tuỳ điều kiện môi trường ở khu vực mà chúng sẽ có thời gian phát bệnh tương ứng.
Vòng đời phát triển của sâu đục thân cây nho
Sâu đục thân cây nho có 4 giai đoạn sinh trưởng cơ bản: trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành,
1️⃣ Giai đoạn trứng: 4 – 6 ngày. Bướm cái đẻ trứng trên cành, trứng được xếp thành nhiều hàng.
2️⃣ Giai đoạn ấu trùng (sâu non): 21 – 29 ngày. Chiều dài cơ thể ấu trùng đạt 20 – 50mm, thân hồng, hai đầu màu nâu vàng. Đây là đối tượng gây hại chính trên cây nho, chuyên đục thân làm thức ăn. Ấu trùng sâu đục thân có 6 giai đoạn lột xác, mỗi lần lột xác chúng sẽ di chuyển và tấn công nhiều bộ phận của cây nho hơn.
3️⃣ Giai đoạn nhộng: 10 – 11 ngày. Chiều dài cơ thể đạt 15 – 34mm, thân màu nâu tím, đầu màu nâu. Nhộng vũ hoá bên trong đường hầm mà sâu non đã đục trước đó.
4️⃣ Giai đoạn trưởng thành: 4 – 6 ngày. Khi trưởng thành, sâu đục thân hoá nhộng và trở thành bướm trắng, hình dạng như cú mèo. Trên thân có nhiều chấm nhỏ màu xanh biếc/xanh đen. Chiều dài thân từ 20 – 30mm. Lông phủ trên thân là màu trắng. Bướm cái có thể đẻ từ 70 – 100 trứng.
Khi nhiệt độ xuống thấp, vòng đời của sâu đục thân cây nho sẽ kéo dài hơn bình thường, cho nên khung nhiệt từ 20 – 28°C là môi trường lý tưởng để sâu đục thân sinh sản và phát triển.
Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân cây nho xuất hiện
Trên thực tế, khá khó để phát hiện dấu hiệu ban đầu của sâu đục thân trên cây nho. Có 2 cách để nhận diện sâu đục thân mình hồng trong vườn:
- Chú ý các kẽ nứt trên thân nho vì bướm cái thường đẻ trứng tại đó.
- Ở các lỗ đục có phân thải ra ngoài.
- Cành, lá nho vàng héo.
Thông thường ở giai đoạn này, sâu đục thân cây nho đã tấn công một thời gian tương đối. Việc điều trị và ngăn chặn là cần thiết vì trong môi trường thời tiết thích hợp, sâu bệnh có thể sinh sôi mạnh, gây hại nặng đến phẩm chất cây trồng.
Hậu quả do sâu đục thân cây nho gây ra
Sâu non ăn mòn dọc theo thân cây làm cản trở quá trình truyền nước và dinh dưỡng từ bộ rễ. Như vậy, các mạch dẫn bị cắt đứt làm cây có biểu hiện vàng lá, héo nhanh và chết. Cành giòn và dễ gãy hơn. Mật số sâu đục thân cây nho tỷ lệ thuận với mức độ thiệt hại vườn nho, chúng có thể gây hại trên diện rộng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nho.
Một số cách phòng trừ sâu đục thân cây nho đơn giản, hiệu quả
Sâu non đục thân nho và nhộng thường nằm sâu trong thân, cành nên cần kết hợp nhiều biện pháp xử lý để tiêu diệt triệt để quần thể sâu hại cây nho này.
Cách chăm sóc phòng ngừa cây nho bị sâu đục thân gây hại
✅ Dùng bẫy sinh học, bẫy đèn, thiên địch để bắt bướm sâu đục thân hạn chế hoạt động sinh sản của chúng.
✅ Cắt cành, tạo cành, tỉa tán nhằm tạo sự thông thoáng cho vườn nho sinh trưởng.
✅ Thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện dấu hiệu bệnh hại do sâu đục thân cây nho gây ra, sau đó cắt bỏ và đem tiêu huỷ xa vườn.
✅ Bón phân hợp lý giúp cây nho phát triển hiệu quả, tránh bón dư đạm.
Sử dụng thuốc hoá học xử lý cây nho bị sâu đục thân gây hại
Hiện tại ở Việt Nam chưa có dòng thuốc hoá học chuyên trị sâu đục thân nho, vì thế bà con có thể tham khảo các hoạt chất sâu đục thân khác như: Azadirachtin, Carbosulfan, Fenitrothion để xử lý trong trường hợp cần gấp.
⚠️ Cảnh báo: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì, không lạm dụng thuốc tránh gây hại đến sức khoẻ cây trồng và người sử dụng.
Thuốc đặc trị sâu đục thân cây nho Ola insect in99 an toàn cho cây
Sâu bướm nho là một mối quan ngại đối với những người chuyên canh nho, vì thế ngoài canh tác đúng kỹ thuật cần kết hợp phun thuốc phòng ngừa đầu vụ. AQ xin giới thiệu Thuốc đặc trị sâu đục thân cây cây nho Ola insect in99 được nhiều nhà nông tin dùng và sử dụng.
Thành phần của thuốc trị sâu đục thân ở cây nho Ola insect in 99
Ola insect in99 là sự kết hợp giữa vi khuẩn Bt (Bacillus thuringiensis 108 CFU/ml), nấm 4 màu (Beauveria sp, Metarhizium spp, Paecilomyces sp, Verticillium sp) cùng các chiết xuất thực vật khác như giấm gỗ (axit pyroligneous), tinh dầu thực vật.
Công dụng thuốc trị sâu đục thân ở cây nho Ola insect in99
✔️ Nấm 4 màu ký sinh và xâm nhiễm vào cơ thể côn trùng, khiến chúng ngừng hoạt động, chết dần và trở thành chất hữu cơ bón cho cây nho.
✔️ Tiêu diệt tận gốc từ trứng đến con trưởng thành.
✔️ Xua đuổi bướm ra khỏi vườn nhỏ, ngăn chặn hoạt động sinh sản trong vườn.
✔️ Phòng trị một số sâu bệnh liên quan như: bọ trĩ, rệp sáp, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, sâu xanh, v.v.
✔️ Nâng cao sức khoẻ cây trồng, không gây tồn dư thuốc trên trái.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu đục thân ở cây nho Ola insect in99
Phun trị sâu đục thân ở cây nho: 100ml Ola insect in99 + 100 lít nước, phun cách nhau 3 – 5 ngày.
Phun phòng cây nho bị đục thân: 100ml Ola insect in99 + 200 lít nước, phun cách nhau 15 – 30 ngày.
Cách phun: Tập trung phun ướt đẫm thân – cành – lá cây nho.
Như vậy, AQ đã chia sẻ xong những thông tin về sâu đục thân cây nho. Hy vọng với kiến thức này đã giúp bà con hiểu hơn về tình hình bệnh hại trong vườn, từ đó chủ động phun phòng kết hợp canh tác đúng kỹ thuật, đảm bảo vườn nho đạt năng suất như mong đợi.