Sâu đục thân cây chuối: Đặc điểm và Cách diệt trừ tận gốc
Kích thước chữ
Sâu đục thân cây chuối là một loại sâu bệnh nguy hiểm, chúng có thể phá hủy cả vườn chuối nếu không được kiểm soát kịp thời. Những vườn chuối bị sâu đục thân gây hại đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của mùa vụ. Vườn chuối ít được chăm sóc, bón phân, có nhiều tàu lá khô,… là những vườn dễ bị sâu đục thân tấn công nhiều nhất, khi bị tấn công thì lá chuối sẽ bị thay đổi màu sắc, trở nên nhợt nhạt, có thể rụng sớm.
Trong bài viết hôm nay, Sinh Học AQ sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về dấu hiệu nhận biết sâu đục thân chuối, nguyên nhân chúng xuất hiện nhiều trên vườn trồng cũng như cách biện pháp canh tác để diệt trừ tận gốc, giúp bảo vệ năng suất thu hoạch của mùa vụ.
Tìm hiểu về loài sâu đục thân cây chuối
Sâu đục thân cây chuối hay còn được gọi là bọ đầu dài hay sâu vòi voi, mọt đục thân, chúng có tên khoa học là Cosmopolites sordidus. Chúng thường đục trực tiếp vào thân cây chuối, gây ra những vết đục lớn, làm cây chuối bị suy yếu dần. Chúng sẽ phá hoại cấu trúc thân và ống dẫn dinh dưỡng của cây chuối làm cây chuối không thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Đặc điểm vòng đời của loài sâu đục thân cây chuối
Vòng đời của sâu đục thân chuối trải qua các giai đoạn như: trứng – ấu trùng – nhộng – con trưởng thành:
➡️ Trứng của sâu đục thân được con cái đẻ lên trên bề mặt của lá chuối, các cành non hoặc gần ngay gốc, trứng có màu trắng hoặc vàng nhạt. Trứng có kích thước rất nhỏ và được đẻ theo nhóm.
➡️ Đến giai đoạn ấu trùng thì chúng có màu trắng đục, thân mập mạp, đây chính là giai đoạn chúng tấn công mạnh vào thân cây chuối.
➡️ Sau khi hoàn thành giai đoạn ấu trùng thì chúng sẽ chuyển sang giai đoạn nhộng, ở giai đoạn này chúng ngừng ăn thân chuối và hình thành kén nhộng ở bên trong thân cây chuối.
➡️ Con trưởng thành là con mọt có màu nâu đen, có chiều dài khoảng 2,3 đến 3,9cm. Đầu mọt có sức sống rất khỏe, phát triển nhanh và đẻ trứng trên các lá và cành non. Những con trưởng thành thường tạo ra các vết rạch ở cuống lá, sau đó đẻ trứng vào các rạch đó.
Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân cây chuối gây hại trên vườn
▶️ Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của cây chuối đó là sự xuất hiện của các đường hầm và lỗ trên thân cây chuối.
▶️ Sâu non đục thẳng vào thân giả của cây chuối, tạo thành các lỗ hình tròn hoặc hình chữ nhật không đồng đều nhau.
▶️ Khi sâu đục vào trong thân giả, chúng sẽ tiến hành phá hoại dần các bẹ lá, làm cho thân giả của cây chuối xuất hiện nhiều lỗ nhỏ và bị xì mủ. Nếu bị gây hại nặng thì các vết đục sẽ bị thối nhũn, bốc mùi hôi thối.
▶️ Trong một số trường hợp, sâu đục thân chuối có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mối (các chấm đen và mảng nấm mối) trên cây.
Điều kiện thuận lợi để sâu đục thân cây chuối sinh sôi và gây hại nhiều trên vườn
▶️ Sâu đục thân chuối sẽ sinh sôi và gây hại nhiều trong những vườn trồng có nhiệt độ ấm áp từ 25 độ C – 30 độ C và có độ ẩm cao, đặc biệt là trong các tháng đầu mùa mưa. Ngoài ra, những vườn chuối không có độ thoát nước tốt, nước mưa bị đọng lại nhiều trong đất sẽ khiến cho sâu bệnh sinh sôi và gây hại mạnh trên cây chuối.
▶️ Khi cây chuối bị suy yếu hay gặp phải các vấn đề như thiếu dinh dưỡng, khô hạn, thiếu nước hay bị tổn thương do các loại nấm bệnh, thì đây là điều kiện thuận lợi để sâu đục thân tấn công trực tiếp vào thân cây chuối.
▶️ Vườn chuối không được vệ sinh sạch sẽ, không thu dọn những tàn dư như: tàu lá, bẹ lá, quả chuối rơi rụng từ mùa vụ trước,.. thì sẽ dễ dàng tạo ra môi trường trú ngụ cho sâu bệnh.
Sâu đục thân cây chuối gây ra những tác hại gì?
❌ Cây chuối bị sâu đục thân ngay cả khi còn non, chúng tường phá hại cả phần thân ngầm nhất là ở giai đoạn cây đang phát triển, khiến cho thân cây trở nên yếu ớt, phát triển chậm, thân cây dần bị thối và chết rụi đi.
❌ Khi mật độ sâu đục thân chuối phát sinh cao, thì chúng tấn công trực tiếp lên cả những cây chuối đã trưởng thành, khiến cây bị gãy, đổ, nhất là trong giai đoạn mang buồng. Gây ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ và hiệu quả kinh tế của bà con nhà vườn.
Biện pháp canh tác phòng trừ dứt điểm sâu đục thân cây chuối
✅ Bà con nên lựa chọn những giống chuối tốt, sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng, thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại nơi trồng để đảm bảo cây có sức chống chịu tốt trước sâu bệnh hay điều kiện thời tiết bất lợi.
✅ Thường xuyên vệ sinh, thu gom rác thải, cỏ dại, những bẹ lá già hay những cây đã thu hoạch rồi mang ra khỏi vườn để hạn chế sâu bệnh sinh sôi và tấn công vào thân cây chuối. Bà con nên tập trung dọn dẹp vào cuối vụ thu hoạch, để vườn được sạch sẽ trước khi trồng lứa chuối mới.
✅ Tưới nước, bón phân đầy đủ với liều lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển để cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt, giúp tăng tính chống chịu cho cây trước sâu bệnh, côn trùng gây hại.
✅ Trong quá trình canh tác, bà con nên tỉa bớt các mầm đình kỳ, chỉ nên để lại 1 – 2 mầm cây con trên cây mẹ để cây tập trung dinh dưỡng để nuôi những mầm khỏe, tốt cũng như tạo cho vườn luôn được thông thoáng.
✅ Những cây chuối bị sâu đục thân tấn công thì bà con cần chặt bỏ sát gốc, đào bỏ hết phần củ rồi mang ra khỏi vườn để tiêu hủy.
✅ Có thể sử dụng các loại thiên địch trên vườn như: bọ rùa, kiến, ong ký sinh,… để ngăn chặn sự hoành hành của sâu đục thân chuối trên vườn.
✅ Nên sử dụng các loại thuốc trị sâu đục thân trên cây chuối có nguồn gốc từ sinh học, vi sinh vật có lợi để xua đuổi, tiêu diệt dứt điểm, ngăn chặn sâu đục thân phát sinh mật độ cao trên vườn cây chuối.
Thuốc phòng trừ sâu đục thân cây chuối Ola Insect in99 an toàn, hiệu quả nhanh
Bên cạnh những biện pháp canh tác thì bà con cần kết hợp sử dụng dòng sản phẩm Ola Insect in99 phun trên toàn vườn để phòng trừ tận gốc sâu đục thân trên cây chuối. Ola insect in99 được đội ngũ kỹ sư tại AQ nghiên cứu và điều chế ra với các nguyên liệu hữu cơ, chủng vi sinh có lợi nên mang đến hiệu quả diệt trừ nhanh chóng, an toàn, không gây hại đến năng suất và chất lượng của vườn trồng.
Thành phần của thuốc trị sâu đục thân gây hại ở cây chuối Ola insect in99
✅ Bacillus thuringenis (Bt): 10^8 CFU/ml
✅ Ola insect in99 được sáng chế ra với các chủng vi sinh hữu cơ như: Beauveria sp, Metarhizium spp, Verticillium sp, tinh dầu và giấm gỗ Axit Pyroligneous.
Công dụng của thuốc trị sâu đục thân gây hại ở cây chuối Ola insect in99
✅ Xử lý dứt điểm các loại sâu đục thân gây hại ở cây chuối chỉ sau 2 – 3 lần phun, thuốc có công dụng xua đuổi, diệt trừ chúng ngay cả ở giai đoạn trứng đến khi trưởng thành.
✅ Các thành phần hữu cơ, hợp chất có lợi có trong Ola insect in99 sẽ giúp trứng của sâu bị ung, không thể nở được, làm giảm mật độ trứng và ấu trùng non trên thân cây chuối.
✅ Được điều chế ra với các hợp chất hữu cơ, thành phần có lợi nên thuốc hoàn toàn an toàn cho vườn trồng và sức khỏe của người trực tiếp phun thuốc.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu đục thân gây hại ở cây chuối Ola insect in99
✅ Để trị dứt điểm sâu đục thân trên cây chuối thì sử dụng 100ml Ola insect in99 hòa cùng với 100 lít nước sạch, phun đều lên trên toàn vườn, cần sử dụng từ 3 – 5 ngày/lần để có hiệu quả tốt nhất.
✅ Để phòng vườn chuối bị sâu đục thân tấn công thì bà con sử dụng 100ml Ola insect in99 hòa cùng với 200 lít nước sạch, phun định kỳ từ 15 – 30 ngày/lần.
✅ Bà con cần sử dụng thuốc theo đúng sự hướng dẫn của các kỹ sư nông nghiệp để thuốc phát huy hết công dụng diệt trừ sâu đục thân hại chuối.
✅ Cần bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, tránh những nơi ẩm ướt, nơi có ánh nắng và đặt tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
Kết thúc bài viết, Sinh Học AQ hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về loài sâu đục thân cây chuối thì bà con sẽ có thêm kinh nghiệm trong quá trình canh tác và quản lý sâu bệnh trên vườn chuối. Nếu còn những thắc mắc hay có nhu cầu mua sản phẩm Ola insect in99 thì vui lòng liên hệ trực tiếp đến 0932 690 312 – 028 8889 7322 để được cái chuyên viên tư vấn và báo giá trong thời gian sớm nhất nhé.