Sâu bướm hại cây trồng: Dấu hiệu nhận biết và Cách phòng trừ

Sâu bướm hại cây trồng: Dấu hiệu nhận biết và Cách phòng trừ

22/03/2025

Kích thước chữ

Sâu bướm hại cây trồng phân bố rộng rãi và đa dạng trên nhiều nhóm cây khác nhau với khả năng gây hại nghiêm trọng đối với ngành nông nghiệp. Nhiều loại sâu bướm đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nguồn nông sản với mức độ phá hoại lên đến 80% sản lượng cả vụ.

Do đó, việc nhận diện sự tấn công của những loài sâu bướm này và áp dụng những biện pháp phòng ngừa trong quá trình canh tác giúp bà con bảo vệ mùa màng từ sớm. Sau đây là những nội dung chi tiết về loài sâu bướm trên cây trồng và phương pháp xử lý hiệu quả cùng AQ Bice trong bài viết dưới đây mời bà con cùng theo dõi.

Tìm hiểu về sâu bướm hại cây trồng

Sâu bướm hại cây trồng: Biểu hiện ban đầu và cách phòng trừ
Giai đoạn sâu bướm đã gây nhiều thiệt hại cây trồng cần sớm phòng trị để bảo vệ năng suất vụ mùa

Sâu bướm hại cây trồng có mức độ tàn phá nghiêm trọng đối với cây trồng, đặc biệt là những loại cây có giá trị kinh tế cao. Một trong những điểm đặc biệt của sâu bướm là khả năng tiêu thụ lượng thức ăn rất lớn trong suốt vòng đời của chúng.

Trong đó một con sâu bướm có thể ăn một lượng thức ăn gấp 27.000 lần trọng lượng cơ thể của nó. Điều này cho thấy mức độ phá hoại mà sâu bướm có thể gây ra trên vườn nhà bà con nếu không xử lý kịp thời.

Mặc dù bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng nhưng giai đoạn sâu bướm (ấu trùng) lại là giai đoạn đáng sợ nhất đối với nền nông nghiệp. Do đó trong quá trình canh tác bà con cần sớm nhận diện sự gây tấn công của sâu bệnh và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả để giảm thiểu tác hại của chúng.

Vòng đời của sâu bướm hại cây trồng

Sâu bướm hại cây trồng: Biểu hiện ban đầu và cách phòng trừ
Sâu bướm là giai đoạn ấu trùng của bướm với khả năng gây hại mạnh mẽ trên các loại cây trồng

Bướm có một vòng đời phức tạp gồm nhiều giai đoạn phát triển khác nhau từ trứng, ấu trùng (sâu bướm), nhộng đến bướm trưởng thành. Vòng đời của bướm diễn ra rất nhanh chóng chỉ từ 26 đến 30 ngày chi tiết như sau:

  • Trứng: Giai đoạn trứng kéo dài từ 6 – 8 ngày, bướm sẽ đẻ trứng trên lá cây và mỗi lần đẻ với số lượng từ 50 đến 200 trứng. Những quả trứng này thường được đẻ ở mặt dưới của lá cây, đây là nơi gần với nguồn thức ăn của sâu bướm.
  • Ấu trùng (Sâu bướm): Sau khi trứng nở, sâu bướm bắt đầu ăn lá cây để phát triển. Sâu bướm sinh trưởng trong vòng 10 – 14 ngày, và ở thời gian này chúng sẽ tiếp tục ăn rất nhiều lá cây để cung cấp đủ năng lượng cho sự phát triển của mình.
  • Nhộng: Đây là giai đoạn chuyển tiếp khi sâu bướm biến thành bướm trưởng thành. Trong giai đoạn này, sâu bướm sẽ được bao bọc trong một lớp vỏ bảo vệ gọi là kén.
  • Bướm trưởng thành: Đây là thời điểm bướm chui ra khỏi kén và chuẩn bị cho việc sinh sản. Bướm trưởng thành không ăn lá mà chỉ hút mật hoa để duy trì sự sống. Sau khi sống sót trong vài ngày đến vài tuần, bướm trưởng thành sẽ đẻ trứng và chu kỳ sinh sản bắt đầu lại.

Những loài sâu bướm hại cây trồng phổ biến thường gặp phải

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều loài sâu bướm gây hại cho cây trồng và mỗi loài lại có đặc điểm sinh trưởng khác nhau. Dưới đây là những loài sâu bướm phổ biến nhất và những tác hại mà chúng gây ra đối với vườn cây như sau:

Sâu tơ

🔷 Sâu tơ giai đoạn con non có màu xanh lục nhạt, thân hình thon dài và phủ nhiều lông tơ ngắn. Khi mới nở chúng thường ẩn nấp ở mặt dưới lá cây và cuộn lá lại thành một tổ nhỏ để ăn. Sâu tơ rất dễ nhận diện khi tìm thấy những cuộn lá với những con sâu non bên trong.

🔷 Sâu tơ thường tấn công các cây thuộc họ cải như súp lơ, cải xanh, cải thảo, bắp cải,… từ giai đoạn cây con. Sâu tơ ăn lá cây, phá hoại nặng nề làm cây bị suy yếu, không phát triển được, thậm chí gây thiệt hại cho người nông dân canh tác tại các vùng trồng rau màu quy mô lớn.

Sâu xanh

🔷 Sâu xanh ở giai đoạn con non có màu xanh lục nhạt hoặc nâu xám, với phần đầu có màu nâu đen. Chúng có thân hình mập mạp, có thể ăn nhiều bộ phận của cây từ lá cho đến hoa, quả và cả thân cây.

🔷 Sâu xanh có phạm vi ký chủ rộng lớn và gây hại cho nhiều loại cây trồng khác nhau như bông, đậu tương, ngô, lạc, rau màu và nhiều loại cây ăn quả khác gây thiệt hại nặng nề đặc biệt trên lá, hoa và quả non.

Sâu đục thân

🔷 Sâu đục thân có màu trắng ngà với đầu màu nâu với khả năng đục vào thân cây và ăn phần ruột của cây gây ra hiện tượng gãy đổ.

🔷 Sâu đục thân chủ yếu tấn công cây lúa đặc biệt là trong các giai đoạn cây đang phát triển mạnh như giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng. Sự tấn công của sâu đục thân có thể làm giảm chất lượng hạt lúa, gây thiệt hại lớn đối với đồng ruộng.

Sâu cuốn lá

🔷 Sâu cuốn lá có màu xanh lục nhạt và thường cuốn lá lại thành ống để ẩn nấp và chủ yếu gây hại cho cây lúa, đặc biệt là trong các giai đoạn phát triển ban đầu của cây.

🔷 Các ổ sâu cuốn lá cũng tạo điều kiện cho các bệnh nấm phát triển. Điều này dẫn đến sự suy yếu của cây lúa, giảm năng suất và chất lượng nông sản.

Sâu bướm thường xuất hiện gây hại trên loại cây trồng nào?

Sâu bướm hại cây trồng: Biểu hiện ban đầu và cách phòng trừ
Sâu bướm tấn công trên mọi loại cây trồng và ảnh hưởng quá trình sinh trưởng, năng suất của vườn cây

Sâu bướm gây hại cho cây trồng từ rau màu, cây ăn quả đến các loại cây công nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng nguồn nông sản như sau:

▶️ Đối với rau màu: Những loại rau như cải, bắp cải, cà chua và dưa leo đều là các loài cây dễ bị tấn công. Khi sâu bướm ăn lá gây ra tình trạng lá cây bị rách hoặc cắn đứt, làm giảm khả năng quang hợp từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng của rau.

▶️ Đối với cây ăn quả: Trên các loại cây như ổi, xoài, cam, quýt,… sâu bướm sẽ ăn lá và các phần non của cây, làm giảm sự phát triển của quả từ đó khiến quả bị rụng sớm, ảnh hưởng đến chất lượng quả trong vườn.

▶️ Đối với cây lương thực: Các cây trồng quan trọng như lúa, ngô, khoai tây, lúa mì,… bị sâu bướm tấn công các bộ phận của cây như lá, thân và rễ gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, sâu bướm có thể gây mất mùa do đó cần sớm bảo vệ mùa màng để đảm bảo an ninh lương thực.

▶️ Đối với cây công nghiệp: Các loại cây như bông, cà phê, thuốc lá, đậu tương,… sâu bướm ăn lá làm giảm giá trị thu nhập của nông dân.

Hậu quả nặng nề của sâu bướm hại cây trồng gây ra

🔶 Tác hại sâu bướm khi không được kiểm soát kịp thời được ước tính với khả năng làm giảm năng suất cây trồng từ 30% đến 80%. Thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chúng có thể gây mất mùa, với thiệt hại lớn cho nền nông nghiệp.

🔶 Sâu bướm không chỉ làm giảm sản lượng mà còn tác động đến chất lượng nông sản. Vì sâu bướm gặm nhấm trên các bộ phận quan trọng của cây trồng nên sản phẩm thu hoạch được bị mất đi độ tươi ngon.

🔶 Các loại rau quả, trái cây bị sâu bướm tấn công không thể bán trên thị trường do không đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Sự phá hoại của sâu bướm không chỉ gây thiệt hại trực tiếp cho mùa màng mà còn làm gia tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận cho người nông dân.

Các biện pháp canh tác phòng ngừa sâu bướm hại cây trồng

Để đối phó với sự tấn công của sâu bướm, bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát trong suốt quá trình canh tác bao gồm:

➡️ Thu gom tàn dư cây trồng và tiêu hủy khỏi vườn giúp loại bỏ nguồn thức ăn của sâu bướm, giảm thiểu sự sinh sôi nảy nở của chúng.

➡️ Việc luân canh và bố trí mùa vụ hợp lý giúp phá vỡ vòng đời của sâu bướm, từ đó hạn chế sự xuất hiện của chúng.

➡️ Tiến hành cày bừa đất hoặc ngâm ruộng trong nước từ 2 đến 3 ngày trước khi gieo trồng có thể tiêu diệt nhộng và sâu non trong đất, từ đó giảm số lượng sâu bướm đáng kể.

➡️ Sử dụng các loại thiên địch như bọ rùa, kiến, bọ cánh cứng và ong ký sinh giúp kiểm soát sự phát triển của sâu bướm một cách tự nhiên mà không gây ảnh hưởng đến môi trường.

➡️ Áp dụng cách diệt sâu bướm bằng các sản phẩm sinh học an toàn và sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả tối ưu.

Thuốc sinh học đặc trị sâu bướm hại cây trồng Mebe Pa

Sâu bướm hại cây trồng: Biểu hiện ban đầu và cách phòng trừ
Xử lý sâu bướm hại cây trồng hiệu quả vượt trội bảo vệ vườn nhà với sản phẩm Mebe Pa từ AQ

Mặc dù có nhiều biện pháp kiểm soát sâu bướm nhưng nếu không có kế hoạch phòng ngừa và quản lý dịch bệnh hiệu quả sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và môi trường. Do đó, Sinh Học AQ giới thiệu đến quý bà con dòng sản phẩm đặc trị sâu bướm Mebe Pa với hiệu quả vượt trội và an toàn khi sử dụng tại vườn nhà cùng các thông tin chi tiết như sau:

Thành phần thuốc trị sâu bướm gây hại cho cây trồng Mebe Pa

Thuốc Mebe Pa chứa các thành phần sinh học chủ yếu giúp tiêu diệt sâu và các loại côn trùng chích hút khác gồm:

  • Metarhizium sp: 1×10^6 CFU/g
  • Beauveria sp: 1×10^5 CFU/g
  • Paecilomyces spp: 1×10^5 CFU/g
  • Ngoài ra, Mebe Pa được bổ sung các loại nấm xám (Verticillium sp), nấm tím (Paecilomyces sp) và virus NPV (Nuclear Polyhedrosis Virus), cùng với các hoạt chất sinh học đặc hiệu nhằm tăng cường khả năng phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ cây trồng một cách an toàn.

Công dụng thuốc trị sâu bướm gây hại cho cây trồng Mebe Pa

▶️ Mebe Pa có khả năng tiêu diệt triệt để tất cả các giai đoạn của sâu bướm với các vi nấm trong Mebe Pa sẽ xâm nhập vào cơ thể côn trùng, phát triển tơ nấm và sinh ra bào tử làm cho chúng ngừng ăn và chết cứng. Sau đó tự phát tán và lây nhiễm sang những con khác trong khu vực.

▶️ Sử dụng Mebe Pa là dòng sản phẩm sinh học an toàn cho cây trồng và không gây hại cho môi trường, hỗ trợ sản xuất nông sản xanh sạch.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu bướm gây hại cho cây trồng Mebe Pa

▶️ Phun trị sâu bướm: Pha 20g Mebe Pa với 20 lít nước rồi phun đều lên lá, cành, thân cây, đặc biệt mặt dưới của lá và vùng dưới tán cây. Nên phun thuốc khi phát hiện có sự xuất hiện của sâu bướm hoặc các loại côn trùng gây hại khác định kỳ phun cách 5-10 ngày/lần.

▶️ Phun phòng sâu bướm: Pha 10g Mebe Pa với 20 lít nước rồi phun đều thuốc lên cả hai mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Áp dụng định kỳ 15-30 ngày/lần (từ 3-5 lần/vụ) để phòng ngừa sự tấn công của sâu bướm và các loài côn trùng gây hại khác.

Các câu hỏi thường gặp về sâu bướm hại cây trồng

Dưới đây là phần giải đáp một số câu hỏi liên quan đến đặc điểm, tác hại sâu bướm để nhà vườn sớm nhận diện và để bảo vệ vườn cây một cách hiệu quả.

Sâu bướm thích ăn gì?

Sâu bướm chủ yếu ăn lá cây, đây là nguồn thực phẩm phong phú giúp sâu bướm phát triển nhanh chóng. Chúng ăn lá của hầu hết các loại cây trồng từ rau màu đến cây ăn quả, cây công nghiệp và thậm chí là các loài cây cảnh.

Sâu bướm sống ở đâu?

Sâu bướm thường sinh sống và phát triển trong môi trường có nhiều cây cối đặc biệt là các khu vực như vườn cây, đồng ruộng, nơi có nhiều hoa và cây xanh. Đây là nơi trú ẩn lý tưởng cho sâu bướm và con bướm trưởng thành sẽ đẻ trứng ở mặt dưới của lá cây. Khi trứng nở thành ấu trùng và tiếp tục phá hoại cây trồng. Do đó, trường hợp bà con kiểm tra trên cây cần quan sát kỹ mặt dưới của lá, nơi chúng thường xuyên ẩn nấp và sinh trưởng gây hại.

Sâu bướm có hại không?

Sâu bướm là giai đoạn gây hại nghiêm trọng đối với cây trồng, chúng ăn lá cây làm giảm diện tích quang hợp từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trường hợp sâu bướm tấn công vườn nhà với số lượng lớn làm giảm năng suất đến 80%, thậm chí gây mất mùa.

Tại sao sâu bướm phá hoại cây trồng nghiêm trọng hơn bướm trưởng thành?

Sâu bướm là giai đoạn ấu trùng của bướm với khả năng tấn công các bộ phận quan trọng trên cây, ăn lá làm giảm khả năng quang hợp của cây trồng, khiến cây không thể phát triển bình thường.

Trong khi đó, bướm trưởng thành chỉ hút mật hoa và không gây hại trực tiếp đến cây trồng. Chúng không ăn lá nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trong vườn.

Tại sao bướm không phá hoại mùa màng nhưng vẫn cần tiêu diệt bướm?

Mặc dù bướm trưởng thành không phá hoại trực tiếp mùa màng, nhưng chúng đẻ trứng sẽ gây hại nghiêm trọng cho mùa màng trong giai đoạn ấu trùng. Khi bướm trưởng thành xuất hiện với số lượng lớn có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng của sâu bướm, dẫn đến thiệt hại vụ mùa.

Vì vậy, để giảm thiểu thiệt hại bà con thường áp dụng biện pháp tiêu diệt bướm trưởng thành nhằm ngăn ngừa sự sinh sản và phát triển của sâu bướm.

Tóm lại, sâu bướm hại cây trồng là giai đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản và gây tổn thất lớn về năng suất nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời. Để bảo vệ mùa màng hiệu quả, bà con cần sớm áp dụng các phương pháp canh tác bền vững, kết hợp với việc sử dụng thuốc sinh học Mebe Pa an toàn từ Công ty Cổ Phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Mọi thắc mắc bà con hãy gọi ngay Hotline: 028 8889 7322 – 0981 355 180 để kỹ sư AQ tư vấn hỗ trợ nhanh nhất về các giải pháp canh tác cho vụ mùa bội thu.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *