Một số sâu bệnh trên cây cóc thường gặp và cách phòng trị

Một số sâu bệnh trên cây cóc thường gặp và cách phòng trị

28/06/2024

Kích thước chữ

Sâu bệnh trên cây cóc tấn công và xâm nhập làm hại các bộ phận của cây, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, sinh trưởng và chất lượng quả. Cây cóc không chỉ có một mà rất nhiều loại sâu, côn trùng khác tấn công, vì vậy cần có biện phòng trừ từ sớm để tránh trường hợp xử lý không kịp.

Tìm hiểu về sâu bệnh trên cây cóc

Top 4 loại sâu bệnh trên cây cóc thường gặp và cách phòng trừ
Sự tấn công của các loài sâu, côn trùng vào cây cóc khiến năng suất sụt giảm, chất lượng trái không đạt tiêu chuẩn, cây kém phát triển

Sâu bệnh trên cây cóc thường tấn công bằng nhiều cách, chúng có thể đục cành thân, ăn từ đọt non, lá non đến những lá đã già, hút nhựa trên cây,…Mỗi một loại sâu, côn trùng sẽ có cách tấn công khác nhau, điểm chung là đều làm hại các bộ phận trên cây, khiến cây bị suy giảm sức đề kháng, cây yếu dần, ảnh hưởng đến sự phát triển, chất lượng nông sản.

Một số loại sâu bệnh trên cây cóc thường gặp

Top 4 loại sâu bệnh trên cây cóc thường gặp và cách phòng trừ
Sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu bướm, rầy là những loại sâu, côn trùng thường gây hại lên cây cóc để lại nhiều hậu quả

Sự phá hoại của những loại sâu bệnh này để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, khiến nhiều nhà vườn phải lo lắng, gặp khó khăn trong quá trình tiêu diệt, đặc biệt khi mật độ chúng gia tăng đến mức khó có thể xử lý triệt để. 

Cây cóc bị sâu bệnh hại phổ biến gồm 4 loại thường gặp, dưới đây là thông tin chi tiết từng loài giúp quý bà con dễ dàng nhận biết và đưa ra biện pháp phòng trừ hợp lý.

Sâu đục thân (Cnaphalocrocis medinalis)

Sâu đục thân trên cây cóc có kích thước lớn hơn các loài sâu khác, mập mạp hơn, có bộ răng sắc nhọn, đầu nhỏ hơn thân và có màu nâu.

Trên thân, cành xuất hiện những lỗ đục, mùn gỗ được đẩy ra ngoài.

Khi loại bỏ cành, thân phần bị đục, cưa dọc xuống, sẽ thấy một hoặc nhiều đường đục do loại sâu này gây ra.

Chúng tấn công trên lá, gây ra các vết gặm, khiến lá dần khô và rụng xuống.

Ở trên thân cây, các vết đục khiến hệ miễn dịch của cây suy yếu, bị mục dần, mạch dẫn bị phá hủy, khiến cây không thể hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng, từ đó cây cóc có thể bị chết khô gây ra nhiều thiệt hại tại các hộ trồng cóc.

Sâu cuốn lá (Spodoptera litura)

Sâu cuốn lá là mối nguy hiểm của lá non, lá già, loài này có kích thích nhỏ, thường là màu nâu hoặc xám. Chúng gây hại bằng cách ăn mô lá rồi tạo ra các sợi tơ để cuốn lá lại.

Việc làm này của chúng khiến lá khó quang hợp, cây dần suy yếu và giảm chất lượng nông sản.

Sâu bướm (Helicoverpa armigera)

Sâu bướm là loài sâu có kích thước nhỏ, bướm trưởng thành có sải cánh khoảng 3 – 4cm. Cách thức tấn công chủ yếu của loài sâu bệnh này đó là ăn lá và gặm quả.

Chúng khiến trái bị hư hại, các vết gặm có thể hình thành nấm bệnh, làm giảm chất lượng trái, những trái bị hư hại sẽ không thể bán ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của bà con.

Cây bị suy yếu dần, giảm tính kháng bệnh do loài sâu này ăn trụi lá, cây không thể quang hợp bình thường.

Rầy (Empoasca spp)

Khác với các loài sâu bệnh trên chúng tấn công cây trồng bằng cách ăn gặm lá, riêng rầy chúng gây hại bằng cách hút chích chất nhựa trong cây. Rầy là loài côn trùng có kích thước nhỏ, tên khoa học là Empoasca spp (rầy xanh), có màu xanh chủ đạo.

Chúng hút chích chủ yếu trên lá, khiến lá cây bị mất màu, xuất hiện các vết sọc, khó quang hợp, từ đó khiến cây mất dần sức sống. Môi trường hanh khô là thời tiết lý tưởng để chúng phát triển, số lượng gia tăng ngày càng nhiều nếu như không kiểm soát và tiêu diệt từ sớm.

Phương pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây cóc hiệu quả

Để ngăn chặn sự phát triển và hình thành của các loại sâu bệnh trên cây cóc, bà con cần áp dụng ngay các biện pháp phòng trị dưới đây:

✅ Lựa chọn giống cóc sạch bệnh, sức đề kháng tốt, có khả năng chống chịu thời tiết cũng như các tác nhân từ sâu bệnh tốt.

✅ Thường xuyên vệ sinh vườn cóc sạch sẽ, loại bỏ cỏ dại, thu gom tàn dư thực vật để hạn chế sự hình thành và ẩn nấp của các loại sâu bệnh. Đây cũng là cách để giảm mật độ sâu, côn trùng tấn công.

✅ Liên tục kiểm tra vườn hằng ngày, để nhanh chóng phát hiện ra sâu bệnh, diệt trừ chúng ngay từ những giai đoạn đầu hay mật độ vẫn còn ít, giúp gia tăng tỷ lệ điều trị thành công.

✅ Nên trồng cây ở những khu vực có nguồn ánh sáng ổn định, đất trồng giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt để cây tăng cường sức đề kháng tốt.

✅ Cung cấp phân bón, nước tưới đầy đủ cho cây, giúp duy trì sự sống, phát triển tốt hơn và tăng cường sức đề kháng phòng ngừa sâu bệnh.

✅ Nên luân canh cây trồng để giảm mật độ sâu bệnh và sự lây lan diện rộng.

Thuốc đặc trị côn trùng và sâu bệnh trên cây cóc Ola Insect in99 và Mebe Pa

Top 4 loại sâu bệnh trên cây cóc thường gặp và cách phòng trừ
Sản phẩm chuyên điều trị sâu, côn trùng cắn phà và hút chích Mebe Pa và Ola insect in99 giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc sinh học có khả năng điều trị sâu bệnh trên cây cóc, nhưng nhiều bà con sử dụng vẫn không hiệu quả hoặc mua phải hàng kém chất lượng. Hiểu được sự lo lắng đó của bà con, AQ giới thiệu đến bà con sản phẩm điều trị sâu bệnh trên cây cóc đó là Ola insect in99 chuyên tiêu sâu hại cắn phá cây trồng và Mebe Pa chuyên điều trị các sâu, côn trùng hút chích.

Thành phần thuốc trị côn trùng và sâu hại ở cây cóc

Ola insect in99:

Bacillus thuringenis(Bt):108CFU/ml. (Được điều chế trên nền hỗn hợp vi sinh vật có lợi gồm: Paecilomyces sp, Beauveria sp, Metarhizium spp, Verticillium sp,…kết hợp với các chiết xuất thực vật như tinh dầu thực vật, giấm gỗ (Axit Pyroligneous).

Mebe Pa:

Vi sinh tổng số: Metarhizium sp, Beauveria sp, Verticillium sp, Paecilomyces spp,… 1×108CFU/g (Nấm 4 màu: Nấm trắng, nấm xanh, nấm tím và nấm xám)

Công dụng thuốc trị côn trùng và sâu hại ở cây cóc

Ola insect in99:

☑️ Chủng vi sinh Bt và nấm ký sinh trong thuốc giúp tiêu diệt các loại sâu, côn trùng như: sâu bướm, sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu xanh,… từ giai đoạn trứng, ấu trùng đến con trưởng thành.

☑️ Khả năng xua đuổi các loài sâu, côn trùng cắn phá, chích hút và sinh sản trong vườn.

☑️ Thuốc giúp phòng trừ bệnh cao, bền vững, an toàn.

Mebe Pa: 

☑️ Kiểm soát ký sinh và tiêu diệt rầy, nhện đỏ, rệp, các loài côn trùng chích hút với hiệu lực kéo dài.

☑️ Các vi nấm xâm nhiễm vào côn trùng, mọc tơ và sinh bào tử đốt chân, bụng từ đó khiến chúng ngưng ăn và bắt đầu chết cứng, các bào tử trong thuốc sẽ lây nhiễm tự phát tán ra bầy đàn côn trùng gây hại.

☑️ Đảm bảo sự an toàn và chất lượng cho nông sản, phòng trừ hiệu quả, bền vững.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị côn trùng và sâu hại ở cây cóc

Cách phun Ola insect in99 Mebe Pa
Phun trị sâu bệnh trên cây cóc Hòa chai 100ml vào 100 lít nước, phun kỹ toàn bộ phận của cây, một lần tương ứng với 3 – 5 ngày Hòa gói 20g vào 20 lít, phun ướt đẫm toàn thân, cành, lá đặc biệt phần mặt sâu của lá, định kỳ từ 5 – 10 ngày/lần
Phun phòng sâu bệnh trên cây cóc Hòa chai 100ml vào 200 lít nước, phun ướt đẫm lên toàn bộ trên cây, định kỳ từ 15 – 30 ngày/lần Hòa gói 10/20 lít nước. phun kỹ vùng lá, thân và vùng dưới tán, định kỳ mỗi lần cách nhau 15 – 30 ngày, mỗi vụ từ 3 – 5 lần.

Phái trên là bài viết về các loại sâu bệnh trên cây cóc thường thấy phổ biến trên loại cây này. AQ đã chỉ rõ chi tiết từng loại sâu bệnh về dấu hiệu, tác hại gây ra của chúng và đưa ra các biện pháp phù hợp để diệt trừ hiệu quả các loại sâu bệnh này. Để mang lại kết quả tốt nhất hãy theo dõi cây cóc tại nhà, nhanh chóng điều trị từ sớm tránh chúng gia tăng mật độ sẽ khó xử lý hơn.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay
Công dụng: Bacillus thuringenis(Bt) sản phẩm phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh vật có lợi giúp tiêu diệt…
5.00 out of 5
150.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *