Phòng trừ sâu bệnh hại cây dưa lê hiệu quả, an toàn cho cây

Phòng trừ sâu bệnh hại cây dưa lê hiệu quả, an toàn cho cây

11/05/2024

Kích thước chữ

Sâu bệnh hại cây dưa lê là một trong số những vấn đề mà bà con khi trồng dưa cần phải lưu ý. Làm sao để khắc phục tình trạng cây bị gây hại? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về cách phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây mà bà con có thể tham khảo.

Tổng quan về các loại sâu bệnh hại cây dưa lê

Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại cây dưa lê hiệu quả, an toàn
Với sự gây hại từ các loại nấm, vi khuẩn, côn trùng đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây dưa lê

Sâu bệnh hại cây dưa lê đã ảnh hưởng nhiều đến sản lượng cây trồng, gây ra nỗi lo lắng cho bà con khi gieo trồng loại cây này. Dưa lê thuộc cây ngắn ngày, thường được trồng nhiều ở vùng nông thôn nước ta. Kỹ thuật trồng loại cây này không khó nhưng có nhiều loại như sau:

Bệnh thối gốc, lở cổ rễ ở cây dưa lê

Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại cây dưa lê hiệu quả, an toàn
Tình trạng cây con bị chết do thối gốc, lở cổ rễ xảy ra ở vườn lê dẫn đến mất mùa nghiêm trọng

Bệnh thối gốc, lở cổ rễ do các loại nấm Fusarium solani f.s. phasceli, Rhizoctonia solani KuhnThielaviopsis,… gây hại cho cây dưa lê. Trong các loại sâu bệnh hại cây dưa lê thì nấm gây thối gốc này tấn công cây trong giai đoạn cây non còn yếu nên dễ nhiễm bệnh.

Phần gốc của cây dưa ban đầu sẽ xuất hiện các chấm màu đen rồi lan rộng hết cổ rễ làm cho thân cây và lá héo rũ. Phần rễ, cổ rễ và phần thân sát cổ rễ sẽ có vết bệnh thâm đen, sũng nước. Bệnh dễ lây lan ở các vườn ươm liên tục nhiều vụ, ruộng bón dư đạm, thoát nước kém.

Bệnh sương mai, đốm phấn trên dưa lê

Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại cây dưa lê hiệu quả, an toàn
Nấm bệnh tấn công gây ra những biểu hiện của bệnh sương mai và ảnh hưởng đến sự phát triển của vườn lê

Bệnh sương mai, đốm phấn là do loài nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Với thời tiết gió mùa như ở nước ta rất thuận lợi cho bệnh sương mai phát triển. Bệnh sẽ phá hoại lá cây, phủ trắng tơ nấm ở mặt dưới lá.

Lá cây bị đốm vàng sau từ 3 đến 4 ngày sẽ đổi thành màu nâu đen rồi cháy vàng, khô rụng. Bệnh gây hại nhất là vào giai đoạn cây trổ hoa, ra trái khiến năng suất cây trồng bị giảm sút.

Bệnh chạy dây, héo rũ hại ở dưa lê

Nấm Fusarium sp gây ra bệnh chạy dây, héo rũ ở cây dưa lê, làm cho cây bị mất nước và chết khô. Độ ẩm trong đất và tuyến trùng là những nguyên nhân chính khiến nấm phát triển mạnh và làm hại cây.

Khi cây bị nhiễm bệnh thì các lá ngọn bị héo vào buổi trưa, tươi vào chiều mát. Nhưng vài ngày sau thì cây bị bệnh không còn khả năng phục hồi và chết hẳn.

Bệnh thối trái non trên dưa lê

Bệnh thối trái non hại cây dưa lê do nấm Choanephora cucurbitarum hay nấm Phytophthora gây nên. Chúng thường tấn công cây vào lúc cây ra hoa, thụ phấn và phá hoại lá, hoa, trái non.

Bệnh thối trái non gây hại cho cây nhất là khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao. Bệnh làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng của cây trồng.

Bệnh thán thư hại cây dưa lê

Nấm Colletotrichum lagenarium gây nên bệnh thán thư hại cây dưa lê. Bệnh xuất hiện với các vết đốm ngậm nước màu vàng, sau đó lan rộng ra và chuyển thành màu nâu đậm.

Nấm bệnh thán thư gây hại trên hầu hết các bộ phận của cây. Bệnh lan nhanh nhất ở trong điều kiện thời tiết diễn biến thất thường.

Bệnh nấm phấn trắng ở dưa lê

Nấm Erysiphe cichoarcearum gây ra bệnh nấm phấn trắng hại cây dưa lê. Các sợi nấm sẽ bám dính dày đặc trên bề mặt lá và hút các chất dinh dưỡng của cây. Bệnh nấm phấn trắng này lây lan nhờ không khí, gió và thuận lợi phát triển trong điều kiện độ ẩm không khí cao.

Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, lớp phấn trắng sẽ lan dần xuống thân, cành, hoa khiến cây phát triển kém, giảm năng suất, chất lượng.

Bệnh héo xanh hại ở dưa lê

Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại cây dưa lê hiệu quả, an toàn
Tình trạng cây dưa lê bị héo xanh xảy ra nhanh chóng dễ lây lan với hậu quả nghiêm trọng gây chết cây

Bệnh héo xanh hại cây dưa lê do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra và xuất hiện ở giai đoạn từ cây con cho đến cây trưởng thành. Cây khi bị nhiễm bệnh sẽ đột ngột héo rũ mặc dù lá cây vẫn xanh tươi tốt.

Bệnh lây lan nhanh chóng và gây chết hàng loạt các cây khác trong vườn. Cây con nhiễm bệnh sẽ bị hoại tử và chết rạp từng đám.

Bọ phấn trắng hại dưa lê

Bọ phấn trắng hại cây dưa lê bằng cách chích hút ở các bộ phận của cây như đọt non, lá non. Các vết bệnh có màu đốm vàng do bọ gây ra. Khi mật độ bọ tăng lên, lá cây sẽ bị héo vàng chỉ còn gân xanh.

Bọ phấn trắng còn tạo môi trường thuận lợi để nấm mốc phát triển khiến cho khả năng quang hợp của cây giảm.

Cách phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây dưa lê

Các loại sâu bệnh hại lê cần được phòng trừ từ sớm với nhiều phương pháp khác nhau. Bà con cùng tham khảo một số cách xử lý sâu bệnh hại cây sau đây:

Phòng trừ bệnh thối gốc, lở cổ rễ ở cây dưa lê

Để trừ bệnh thối gốc, lở cổ rễ ở cây dưa lê, bà con có thể sử dụng Funge King giúp xử lý nấm bệnh có trong đất. Thuốc hỗ trợ cho việc cải tạo đất, tăng hiệu quả phân bón và năng suất cho cây trồng. Hiện nay, AQ đang cung cấp sản phẩm Funge King cho khách hàng với giá cả cạnh tranh và hiệu quả cao.

Phòng trừ bệnh sương mai, đốm phấn trên dưa lê

Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại cây dưa lê hiệu quả, an toàn
Sử dụng sản phẩm sinh học Antafungal đặc trị các bệnh do nấm gây hại trên vườn lê một cách hiệu quả, an toàn

Nhằm phòng trừ các tác nhân gây nên bệnh sương mai, bà con hãy áp dụng các biện pháp canh tác như vệ sinh đất trồng, kiểm tra hệ thống thoát nước của ruộng, chọn giống dưa lê tốt, kháng bệnh, gieo trồng cây với mật độ phù hợp.

Ngoài ra quý bà con có thể sử dụng Antafungal của AQ với khả năng trị bệnh sương mai đốm phấn gây hại hiệu quả, nhanh chóng mà an toàn. Thuốc còn giúp cân bằng hệ sinh thái, an toàn cho người sử dụng và môi trường sống xung quanh.

Phòng trừ bệnh chạy dây, héo rũ ở dưa lê

Để phòng trừ bệnh chạy dây, héo rũ hại cây dưa lê, quý khách hàng hãy dùng Funge King đến từ AQ. Cách sử dụng sản phẩm đơn giản như sau: pha 500g Funge King với 200 lít nước rồi tưới hoặc phun lên cây bị bệnh mỗi lần cách nhau 3-7 ngày. Để phòng bệnh cho cây thì pha 500g Funge King với 400 lít nước và sử dụng 2-3 lần mỗi năm.

Phòng trừ bệnh thối trái non hại trên dưa lê

Bà con cần chú ý đến lượng nước tưới cho cây dưa lê để tránh ngập úng, dễ phát triển nấm bệnh gây thối trái non.

Sản phẩm Phy FusaCo của Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ sẽ giúp tiêu diệt các nấm, vi khuẩn gây hại cây trồng. Từ đó, Phy FusaCo cũng mang lại công dụng tuyệt vời trị bệnh thối trái non hại cây dưa lê.

Phòng trừ bệnh thán thư hại ở dưa lê

Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại cây dưa lê hiệu quả, an toàn
Sử dụng Phy FusaCo tiêu diệt mầm bệnh do nấm, vi khuẩn với khả năng bảo vệ vườn cây hiệu quả vượt trội

Khi dùng Phy FusaCo trong việc phòng trừ bệnh thán thư hại cây dưa lê, bà con hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc. Để trị bệnh, pha 250ml Phy FusaCo với 400 lít nước rồi phun lên cây 5-7 ngày/lần. Để phòng bệnh thán thư, pha 250ml với 800 lít nước rồi phun định kỳ lên cây 15-30 ngày/lần.

Phòng trừ bệnh nấm phấn trắng ở dưa lê

Antafungal được tin dùng trong việc phòng trừ bệnh nấm phấn trắng với nhiều công dụng khác như kích thích cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn, chống lây lan mầm bệnh cho cây.

Antafungal của AQ có mặt trên thị trường với giá thành cạnh tranh, được sử dụng có hiệu quả cao mà an toàn cho bà con nông dân. Tin dùng Antafungal sẽ mang lại cách phòng trị sâu bệnh hại cây dưa lê cho mọi người tin dùng.

Phòng trừ bệnh héo xanh ở dưa lê

Để phòng bệnh héo xanh hại cây dưa lê, bà con nên bón phân cho cây một cách cân đối, hạn chế tạo ra các vết thương hở trên cây.

Sản phẩm Antafungal được dùng cho cây trong việc trị bệnh héo xanh, cụ thể là pha 250g thuốc với 200 lít nước rồi phun lên cây với mỗi lần cách nhau 5 đến 10 ngày. Bà con cũng nên phòng bệnh cho cây với cách dùng là pha 250g thuốc vào 400 lít nước, phun lên cây mỗi vụ 2-3 lần.

Phòng trừ bọ phấn trắng hại dưa lê

Để kiểm soát được bọ phấn trắng hại cây dưa lê, bà con có thể dùng đến sản phẩm Mebe Pa của AQ. Đây là phương pháp sinh học an toàn mang lại hiệu quả cao trong xử lý bọ phấn trắng.

Cách sử dụng đơn giản là pha 20g Mebe Pa cùng 20 lít nước rồi phun lên cây để trị bọ phấn trắng mỗi lần cách nhau 5-10 ngày. Còn để phòng bọ phấn trắng thì pha 10g Mebe Pa cùng 20 lít nước, sử dụng mỗi lần cách 15-30 ngày.

Thông qua bài viết trên, quý bà con đã có thể trang bị cho mình thông tin cần thiết giúp xử lý các loại sâu bệnh hại cây dưa lê. Nếu có bất kỳ thắc mắc, bà con hãy liên hệ ngay Hotline: (028) 8889 7322 để được hỗ trợ khi cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *